Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút

(Tin đua xe, tin F1) Chúng ta cùng quay trở lại đất nước Bỉ xinh đẹp sau hơn một tháng nghỉ ngơi, và ở chặng thứ 13 trong mùa giải F1 năm nay sẽ hứa hẹn là một cuộc chiến không cân sức khi các đội đua bắt đầu vào cuộc đua chạy nước rút để giành được một thứ hạng cao trên bảng xếp hạng.

Spa-Francorchamps được xem là đường đua truyền thống của làng đua xe F1 như Monaco, Monza và một vài đường đua lâu đời khác. Từ 2007, thông số kỹ thuật và diện mạo đường đua gần như không có nhiều thay đổi; nếu có chăng chỉ là nó càng trở nên an toàn hơn cho tay đua sau những tai nạn kinh hoàng trong quá khứ nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay.

Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút - 1

Đường đua trên nước Bỉ

Đây là đường đua có thiết kế trên nền đồi núi tự nhiên vào loại thử thách bậc nhất trong số các đường đua có dạng đường chạy tương tự trong lịch trình thi đấu của mùa giải.

Chiều dài đường đua là 7,004km với 10 góc cua phải và 9 góc cua trái, chặng đua thi đấu 44 vòng chạy với tổng hành trình là 308,052km. Chênh lệch độ cao và các góc cua liên tiếp là đặc trưng của đường đua, như góc cua Eau Rouge tiêu biểu với độ chênh từ điểm thấp nhất tại cua 15 với điểm cao nhất ở cuối đoạn thẳng Kemmel (giữa cua 4 và 5) lên đến 102m.

Thi đấu tại đây là một thách thức thật sự đối với tay đua và đội ngũ kỹ thuật, khi mà nhiệt độ và thời tiết ở 2 nửa đường đua có sự chênh lệch lớn và đôi khi rất khác biệt – khô ráo và ẩm ướt. Đồng thời, chiếc xe phải được cân chỉnh hài hòa để ổn định khi vào cua và thanh thoát trên đoạn thẳng dài.

Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút - 2

Sơ đồ thông số kỹ thuật của đường đua Spa

Khúc cua thứ 1 là khúc cua nổi bật với hairpin mang tên La Source, khi các tay đua cần phải trọng mỗi khi lên ga và phải giữ một góc để ôm cua, khúc cua tương tự thứ 10 cũng cần phải sử dụng phanh để ôm cua và giữ tốc độ một cách hợp lí. Khúc cua thứ 8 với đặc trưng là rất khó khăn mỗi khi các tay đua đẩy gần như hết vô lăng về bên phải.

Nhưng điểm nhấn lớn nhất chắc chắn là Eau Rogue và Kemmel Straight từ sau khi thoát cua 1 đến hết cua 5. Đầu tiên là chuỗi cua 2,3 và 4 các tay đua cần phải rất tỉnh táo khi nó có độ dốc lớn và tốc độ không hề thấp. Năm 2016 chúng ta đã được chứng kiến hậu quả nếu như mắc sai lầm tại đây, Kevin Magnussen đã cùng chiếc Renault lao vào tường với lực tác động lên tới 12G, nhưng rất may anh không gặp chấn thương nghiêm trọng nào.

Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút - 3

Kemmel Straight sẽ tạo ra những tình huống hấp dẫn cho chặng đua

Sau đó là Kemmel Straight, nơi chiếc xe có thể đạt vận tốc trên 340 km/h, là nơi vượt mặt lý tưởng cho tất cả. Chưa hết, tay đua cần phải lựa chọn phanh hợp lý để khi tới cua không bị phanh khóa bánh, từ đó vượt qua tổ hợp Les Combes (cua 7, 8, 9) mà không bị mất vị trí.

Ngoài ra, một điểm vượt mặt ưa thích nữa là tại đường cong Blanchimont kéo dài từ cua 15 đến chicane cuối cùng. Tương tự như Kemmel Straight, bạn phải xử lý phanh hợp lý, nhưng ở một mức độ lớn hơn do cua 18 tương đối gấp, đối thủ vẫn còn cơ hội phản bác tại chicane này.

Pirelli đã chỉ định sử dụng lốp Supersoft (đỏ), Soft (vàng) và Medium (trắng) cho chặng đua năm nay. Với hợp chất cao su riêng có của từng bộ lốp, và đặc tính vốn có của Spa Francorchamps, chiến thuật pitstop một cách tối ưu hay hoàn toàn mạo hiểm tùy thuộc rất nhiều vào phong cách thi đấu của tay đua và khả năng riêng có của chiếc xe trong mục tiêu kết thúc chặng đua ở thứ hạng cao nhất có thể.

Cách chọn lốp thi đấu cho chặng Bỉ lần này giữa các tay đua cũng có nhiều khác biệt, trong đó bất ngờ nhất là việc McLaren chỉ chọn 4 bộ lốp phân hạng cho cả 2 chiếc xe, điều này cho biết rằng đội đua tập trung hơn vào cuộc đua chính hơn là có được thành tích cao ngày thứ 7.

Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút - 4

Lốp được pirelli chỉ định cho chặng này

Trong top đầu, Mercedes tiếp tục có lựa chọn thiên về race nhất với chỉ 6 bộ Supersoft, 4 bộ Soft và 3 bộ Medium. Raikkonen và Verstappen đều có tổ hợp 1-5-7, Vettel thì là 2-4-7 còn Ricciardo có nhiều bộ Supersoft nhất với 8 bộ.

Với mức downforce được set ở mức 2 thiết lập, chỉ số low-downforce để ôm cua và low-drag khi đẩy tốc độ cao là ưu tiên hàng đầu của các đội đua. Đường có sự chênh lệch không qua lớn giữa góc của phải và góc cua trái tuy nhiên hệ thống kiểm soát lốp vẫn được đẩy lên ở mức cao nhất để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Đua xe F1, Belgian GP 2018: Các “ông hoàng” đại chiến nước rút - 5

Set-up dự kiến cho chặng Belgian GP 2018 này

Vettel là tay đua dành được được fastest lap năm ngoái nhưng Hamilton mới là người đã có pole và chiến thắng chung cuộc. Vậy ở năm nay liệu Vettel có thể trả lại món nợ đó và rút ngắn 24 điểm cách biệt trước Hamilton hay không ? Hãy đón xem chặng đua Belgian GP trên kênh truyền hình cáp FOX Sport vào cuối tuần này. Chặng đua sẽ bắt đầu bằng phiên chạy thử lúc 16giờ ngày 24/8 và cuộc đua xếp hạng lúc 20giờ ngày thứ 7 và cuộc đua chính 20h10 Chủ nhật (theo giờ VN).

F1, Belgian GP: Khởi đầu “hiệp 2” khó nhằn với các cá nhân kiệt suất

Trường đua "cổ kính" chào đón 20 tay đua trở lại tranh tài ở cuộc đua thứ 13 trong năm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tran Huy ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN