Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Red Bull Ring được coi là một trong những trường đua có bề dày lịch sử khi đã trải qua gần 50 năm tồn tại. Sau nhiều lần sửa chữa, nâng cấp và thay đổi, chiều dài hiện tại của trường đua khá ngắn so với mặt bằng chung tại F1. Tuy nhiên không vì vậy mà nó thiếu đi những thách thức cho các tay đua tham dự.

Red Bull Ring của chặng đua Austrian GP đã từng có ba cái tên cùng hai cấu trúc đua khác nhau đã được sử dụng trong quá khứ tại F1. Sau 1 cuộc đua duy nhất diễn ra tại trường đua gồ ghề nằm ở sân bay Zeltweg năm 1964, khu vực lân cận Österreichring đã trở thành địa điểm xây dựng trường đua mới từ năm 1970 và nhanh chóng chứng tỏ là một trong những đường đua nhanh nhất trên thế giới.

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm - 1

A1-Ring trở lại với những thay đổi khác biệt với Österreichring trước đây

Tiếp tục duy trì trên lịch đua cho tới năm 1987, chặng đua bị loại bỏ trước khi có sự trở lại sau đó 10 năm với cái tên mới A1-Ring cùng những thay đổi quan trọng. Những đoạn cong tốc độ cao giờ đây đã bị chuyển thành những góc cua khó nhằn. Đây cũng đánh dấu “sản phẩm” đầu tiên mà kiến trúc sư người Đức Hermann Tilke đã thiết kế, người sau này góp công vào hoàn thành rất nhiều trường đua khác trên thế giới.

A1-Ring được thiết kế rút ngắn lại và có nhiều cua chậm hơn, một cấu trúc trái ngược lại so với những gì Österreichring đã thể hiện. Dù vậy điều quan trọng nhất là nó đã đạt đủ tiêu chuẩn về an toàn vốn ngày một tăng lên của FIA. Và cũng nhờ vào một cấu trúc đơn giản và nhiều đoạn thẳng, nó đã đem lại nhiều cuộc đua thú vị.

Nhưng A1-Ring vẫn xuất hiện một vấn đề mà nhiều trường đua khác cũng phải đau đầu giải quyết. Phần run-off phía ngoài đường đua (được trải bê tông) quá rộng khiến cho một số tay đua mắc sai lầm và lao ra ngoài nhưng dường như anh ta không bị trừng phạt mà lại tận dụng điều đó để giành lợi thế trái phép. Điều này thường xảy ra ở cua thứ 1 và 8.

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm - 2

“Bull of Spielberg” nằm ở giữa cua thứ 6 và 7

Sau 7 năm, A1-Ring cũng theo chân đàn anh rời khỏi F1, để rồi sau đó được Red Bull mua lại và đổi tên trường đua như hiện tại, đồng thời giúp nó trở lại F1 từ năm 2014. Nhìn chung cấu trúc không có gì thay đổi ngoại trừ đoạn thoát cua thứ 1 được điều chỉnh nhằm ngăn cản các tay đua chạy ra ngoài giới hạn và giành lợi thế về thời gian. Điều tương tự cũng đã được tiến hành với cua thứ 8 trong năm 2015 khiến cho chiều dài bị giảm đi 8m so với trước đó.

Với vận tốc trung bình vào khoảng 240 km/h, trường đua dài 4,3 km là nơi trong nhóm trường đua nhanh nhất của mùa giải này. Dù 1 vòng tại đây khả ngắn, chỉ kéo dài hơn 1 phút với những chiếc xe hiện tại, vẫn có những thử thách để người tham dự phải vượt qua. Nổi bật là hai khúc cua trái tốc độ cao thứ 6 và 7, đi qua bức tượng “Bull of Spielberg” (Bò húc của Spielberg) hùng vĩ và đẩy tự hảo của trường đua.

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm - 3

Cua thứ 9 mang tên huyền thoại nước Áo Jochen Rindt

Sau đó khi thoát cua, băng qua cua thứ 8 về phía bên phải, đạt tới tốc độ 315 km/h, các tay đua sẽ tới khúc cua thứ 9 mang tên huyền thoại của nước Áo Jochen Rindt đã giành chức vô địch F1 năm 1970. Cuối cùng sẽ đến với cua 10, cũng là cua cuối cùng trước đi bắt đầu một vòng đua mới tại Red Bull Ring.

Mỗi chiếc xe sẽ đạp ga ở mức tối đa trong 65% thời gian 1 vòng đua với nhiều đoạn dốc cần phải xử lí. Một động cơ tốt là điều cần thiết để đạt được mốc thời gian nhanh nhất, cũng như là sự tự tin khi đi qua những góc cua nhanh.

Một điểm nữa cần lưu ý tới là với độ cao 680m so với mặt nước biển, mật độ khí sẽ loãng hơn khiến độ bám đường sẽ thấp hơn, cộng với việc phải phanh không ít sẽ thực sự là những khó khăn mà các tay đua phải đối mặt. Năm nay sẽ có thêm 1 khu vực cho phép sử dụng hệ thống DRS nữa, giúp cho cả 3 đoạn đường thẳng dài liên tiếp đều có thể dùng DRS.

Điều này đồng nghĩa với việc một chiếc xe phía trước sẽ có thể bị tấn công từ đoạn thẳng đi qua vạch xuất phát/ đích cho tới hết cua thứ 4. Mỗi vòng đua sẽ là một cuộc tra tấn về tốc độ đối với họ, đòi hỏi sự kinh nghiệm về phòng thủ để có thể ngăn cản đối phương vượt lên.

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm - 4

Lựa chọn lốp các tay đua chặng Austrian GP 2018

Về lựa chọn lốp tại chặng đua Austrian GP năm 2018, Pirelli đưa ra 3 lựa chọn cho các đội đua, lần lượt là Soft, Super-soft và Ultra-soft. Tương tự với những gì diễn ra tại Pháp tuần trước, Mercedes và Red Bull có chiến thuật tương đồng trong khi Ferrari vẫn có thiên hướng chọn lốp mềm hơn.

Cả 2 đội đua trên đều chọn 8 bộ Ultra-soft, ngoại trừ Valtteri Bottas, cả 3 người còn lại đều có 2 bộ Soft và 3 bộ Super-soft. Tay lái Phần Lan chỉ có 1 bộ Soft và có tới 4 bộ Super-soft.

Ferrari lựa chọn 9 bộ lốp phân hạng màu tím cho cả 2, trong khi Sebastian Vettel có tổ hợp 2-2 cho 2 bộ còn lại thì Kimi Raikkonen có 1 bộ Soft và 3 bộ Super-soft. Ở nhóm còn lại, như thường lệ Williams cùng với Renault là các đội đua có nhiều bộ Ultra-soft nhất với 10 bộ, và các tay đua cùng đội đều khác biệt trong tổ hợp các bộ còn lại. Haas là đội lựa chọn nhiều Super-soft nhất khi Romain Grosjean có tới 5 bộ, trong khi Magnussen có 4 bộ, từ đó họ cũng có số Ultra-soft ít nhất với 7 bộ.

Đua xe F1, Austrian GP: Nhanh như chớp, không có chỗ cho sai lầm - 5

Ai sẽ có được lợi thế ở chặng đua năm nay?

McLaren chặng này là đội có nhiều bộ lốp cứng nhất với 3 bộ Soft, cùng với Charles Leclerc của Sauber, nhưng tay lái này chỉ có 1 bộ Super-soft, còn lại là lốp màu tím. Nhìn chung với sự lựa chọn này, ta có thể chứng kiến những chiến thuật tương tự ở chặng đua diễn ra tại Paul Ricard vừa qua, chắc chắn Ferrari sẽ muốn đáp trả lại sau sai lầm tai hại của Vettel.

Austrian GP diễn ra từ ngày 29/06 đến 01/07 tới với lượt chạy phân hạng bắt đầu từ 20h ngày thứ 7 và cuộc đua chính thức diễn ra lúc 20h10 ngày Chủ nhật trên hệ thống Fox Sports châu Á.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ”

Tạm gác lại những cảm xúc từ Pháp, các tay đua F1 sẽ nhanh chóng đến với nước Áo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN