Trận đấu nổi bật

jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0
bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
-
T. Puetz & K. Krawietz
-
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
-
Carlos Alcaraz
-
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

“Đốt Lốp” cùng giải công thức 1

Đối với người hâm mộ môn thể thao tốc độ, chiến trường công thức 1 luôn là một chiến trường đầy thử thách và tốc độ. Trung bình có khoảng 55 triệu khán giả trên thế giới theo dõi các cuộc đua xe Công thức 1 (giải Grand Prix) trong suốt mùa giải.

Nằm trong khuôn khổ của giải đấu Grand Prix, đua xe Công thức 1 luôn là môn thể thao yêu thích của giới hâm mộ thể thao trên thế giới. Ban đầu nó chỉ phổ biến ở châu Âu, nhưng sau đó nhanh chóng lan tỏa ra khắp các nước trên thế giới kể cả châu Á như: Singapore, Trung Quốc hay Malaysia…

Lịch sử ra đời

Đua xe Công thức 1 thuộc giải Grand Prix được tổ chức vào những năm 1920 và 1930. Nhưng các giải đua không trở thành giải chính thức cho đến năm 1947 và cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone ( Anh) vào năm 1950. Tám năm sau (1958), một giải đua vô địch dành cho các đội đua mới được tổ chức tiếp.

Ý nghĩa tên gọi

Công thức 1( Thể thức 1 hay F1): là cấp độ đua xe bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô. “Công thức” ở đây được dùng để chỉ một loạt các quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ.

Hình thức tổ chức

Grand Prix có nguồn gốc từ môn đua xe ô tô, là giải có nhiều vòng đấu diễn ra ở nhiều nơi khác nhau. Tại mỗi vòng thi đều có giải thưởng riêng dành cho các tay đua đạt thứ hạng cao. Nhưng giải thưởng lớn và quan trọng nhất được trao cho tay đua có thứ hạng cao nhất sau tất cả các vòng.

Các cuộc đua Công thức 1 thu hút được sự quan tâm nồng nhiệt và xuyên suốt của giới hâm mộ bởi cách tổ chức sâu, rộng và phong phú về địa điểm đua. Từ thành công của giải Grand Prix, rất nhiều môn thể thao khác đã học theo cách tổ chức kiểu này.

“Đốt Lốp” cùng giải công thức 1 - 1

Đua xe F1 luôn nóng bỏng hấp dẫn

Địa điểm tổ chức

Châu Âu là cái nôi của “Công thức 1” nên hầu hết các cuộc đua đều được tổ chức ở đây. Các đội đua cũng thường đặt trụ sở tại các nước châu Âu để thuận tiện cho việc tham gia thi đấu. Tuy nhiên, phạm vi của môn thể thao này đã được mở rộng trong những năm gần đây. Vì vậy hiện nay, giải Grand Prix được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.

Một số cuộc đua ở châu Âu dần chuyển sang các châu lục khác, nhất là châu Á như Bahrain, Trung Quốc, Malaysia hay Thổ Nhĩ Kỳ… Năm 2011 có 19 cuộc đua xe Công thức 1 thì có tới 9 cuộc đua tổ chức tại châu Á.

Nhà vô địch đầu tiên của “Công thức 1”

Quán quân của Giải vô địch Thế giới Công thức 1 đầu tiên là tay đua Giuseppe Farina (Ý) năm 1950. Có thể nói đây là sự bứt phá đầy bất ngờ vì trước đó Juan Manuel Fangio (Argentina) mới được xem là tay đua tiềm năng của giải. Tuy nhiên Fangio đã không làm các fan thất vọng khi nhanh chóng giành lại chức vô địch vào các năm sau đó (1951, 1954, 1955…).

Năm 1958 là một năm đáng nhớ của thể thao nước Anh khi Mike Hawthorn mang lại ngôi vô địch đầu tiên cho nước này trong giải đua xe Công thức 1. Các năm sau (1959, 1960, 1966), Jack Brabham (Úc) chính là nhà vô địch mới của Grand Prix. Có thể thấy, thời gian đầu, quán quân của các cuộc đua Công thức 1 phần lớn đến từ châu Âu.

Luật lệ

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua trong việc tạo nên sự hấp dẫn cho cuộc thi cũng như đảm bảo an toàn cho các tay đua chính là các quy định nghiêm ngặt của giải đấu. Tất cả các thành viên tham gia và các đội thi đấu phải tuyệt đối tuân thủ các luật lệ này. Nếu vi phạm sẽ bị phạt hoặc nặng hơn là đuổi khỏi cuộc đua. Trong đó đáng chú ý nhất là các quy định dành cho các con xe Công thức 1.

Xe phải đảm bảo các yêu cầu của BTC về động cơ lắp máy nén, động cơ hút hay khung xe và công suất mã lực… Đôi lúc các quy định gây khó cho các nhà sản xuất nên đã khiến không ít đội đua phải từ bỏ cuộc chơi. Ví dụ như trường hợp rút lui của hãng Porsche năm 1962 do không thể sản xuất hàng loại các xe Công thức 1 theo yêu cầu của BTC vì chi phí quá tốn kém.

Các hãng xe

Khoảng thời gian này là sự thống trị của những nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng như: Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz… Những chiếc xe này vốn có kết cấu lớn và rất đắt. Hơn nữa tính chất của cuộc đua đòi hỏi xe càng nhỏ gọn càng tốt (nhiều khi chỉ vừa vặn chỗ ngồi cho các tay đua), nên sau đó nó dần được thay thế bởi các kiểu dáng phù hợp hơn.

Chẳng hạn như năm 1954, Mercedes Benz đã ra mắt chiếc W196 cải tiến với nhiều sáng kiến quan trọng tạo ra bước đột phá mới cho những dòng xe Công thức 1 như: van điều khiển vòng, thân xe đóng kín và có hình dáng thuôn hơn… Cũng chính nhờ vậy mà các đội đua của Mercedes đã giành chức vô địch trong hai năm liên tiếp sau đó.

Tốc độ cực đỉnh

Tốc độ cao nhất mà xe đua Công thức 1 có thể đạt tới là 360 km/h, còn vòng quay máy là 19000 vòng/ phút. Song hiệu suất của xe còn phụ thuộc nhiều vào các bộ phận khác (khí động lực học, nhíp, bánh xe…). Trong đó, động cơ và truyền động của xe là một trong những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất.

Do đó, ngoài khả năng lèo lái của các tay đua thì các con xe cũng là yếu tố hết sức quan trọng góp phần đem lại chiến thắng cho các nhà vô địch. Và theo sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, các “Công thức 1” không ngừng được cải tiến nhằm đem đến cho các tay đua những con xe “ngon lành” nhất.

Đội bảo trì

Bất kể tay đua cũng như đội đua nào cũng có đội bảo trì để kịp thời thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận của xe khi xảy ra trục trặc. Trong suốt các vòng đua, BTC sẽ dành ra một khoảng thời gian nhất định để các tay đua bảo trì xe. Do đó, đội bảo trì có vai trò rất quan trọng trong các giải đấu, bởi họ chính là người chăm sóc cho các “Công thức 1” và đảm bảo chúng “khỏe mạnh” trên đường đua

Cờ hiệu

Các cờ hiệu được áp dụng trong giải đấu Grand Prix nhằm giúp các tay đua nhanh chóng tiếp nhận thông tin của BTC. Do đó, họ phải thuộc nằm lòng ý nghĩa của các cờ hiệu để tuân thủ đúng các quy định của cuộc đua cũng như biết mình nên làm gì. Ví dụ cờ ca rô trắng đen báo hiệu cuộc đua đã chấm dứt, cờ đỏ nghĩa là cuộc đua bị tạm dừng và các xe phải chạy chậm về vị trí xuất phát, cờ xanh nước biển để nguyên “không vẫy” thì báo hiệu có  xe đang đến gần từ phía sau với tốc độ nhanh.

Các hình thức phạt

Xe phải chạy một lần qua pit mà không cần phải ngừng.

Phạt Stop-and-Go: xe phải chạy qua pit, ngừng 10 giây trước khi được tiếp tục, trong khi ngừng xe không được quyền bảo trì.

Qua 3 lần cảnh cáo của hội đồng đua người lái sẽ bị cấm không cho tham dự một cuộc đua.

Vị trí tại cuộc đua tới sẽ bị tuột xuống 10 vị trí.

Cờ đen: người lái tự động bị loại khỏi cuộc đua.

Nếu hình phạt qua 3 vòng vẫn chưa được thực hiện thì xe sẽ bị loại. Nếu hình phạt được đưa ra trong 5 vòng cuối cùng, hay ngay sau khi chấm dứt cuộc đua, thì thời gian lái sẽ bị cộng thêm 25 giây, không cần thiết phải chạy qua pit nữa.

Nhiều khi một người lái, hay một đội, có thể bị cấm tham dự vài cuộc đua. Số lần nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vi phạm qui luật của người lái, hay đội, đó.

Các cờ hiệu được áp dụng trong giải đấu Grand Prix nhằm giúp các tay đua nhanh chóng tiếp nhận thông tin của BTC. Do đó, họ phải thuộc nằm lòng ý nghĩa của các cờ hiệu để tuân thủ đúng các quy định của cuộc đua cũng như biết mình nên làm gì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo thethaohcm.vn
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN