Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
2
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Động lực cho chiến dịch giành vé dự Olympic 2024

Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng, thể thao Việt Nam cũng nắm chắc được tấm vé đầu tiên tham dự Olympic 2024 khi cua rơ Nguyễn Thị Thật lên ngôi vô địch ở giải xe đạp đường trường châu Á 2023, mới kết thúc tại Thái Lan. Rõ ràng, thể thao Việt Nam sẽ có nhiều động lực hơn trong chiến dịch giành vé dự Olympic 2024, sân chơi đỉnh cao của thể thao thế giới.

Chiếc vé không từ trên trời rơi xuống

Tấm vé dự Olympic 2024 của Nguyễn Thị Thật đã giúp xe đạp Việt Nam đạt dấu mốc mới khi lần đầu tiên có VĐV giành vé tham dự Olympic. Tấm vé ấy cũng đã thực sự bù đắp cho sự thiếu may mắn của tay đua người An Giang Nguyễn Thị Thật cách đây hơn 3 năm. Khi đó, Nguyễn Thị Thật đã được kỳ vọng sẽ giành vé dự Olympic Tokyo 2020 nhưng rồi cô đã lỡ hẹn với kỳ Thế vận hội này vì những lý do thực sự khách quan.

Theo lý giải của bộ môn xe đạp cũng như Liên đoàn Xe đạp và Môtô thể thao Việt Nam lúc đó, do Liên đoàn Xe đạp thế giới công bố cách tính điểm vòng loại Olympic 2020 quá muộn dẫn đến xe đạp Việt Nam bị động trong việc đăng ký tham dự giải để tích điểm cho Nguyễn Thị Thật. Việc không thể góp mặt ở các giải tích điểm để xếp hạng thế giới đã khiến Nguyễn Thị Thật lỡ hẹn với Olympic Tokyo 2020 dù thực lực của cô luôn trong nhóm đầu châu Á.

Cua rơ Nguyễn Thị Thật (giữa) giành vé dự Olympic 2024.

Cua rơ Nguyễn Thị Thật (giữa) giành vé dự Olympic 2024.

Để có thể chinh phục tấm vé dự Olympic, cách đây nhiều năm, Nguyễn Thị Thật đã được tạo điều kiện tối đa để tham dự các khóa tập huấn tại Thụy Sĩ do Liên đoàn Xe đạp thế giới tổ chức. Trong môi trường tập luyện chuyên nghiệp, tài năng của cô được phát huy tối đa.

Thế nên, tháng 6-2018, khi còn tập huấn ở Thụy Sĩ, Nguyễn Thị Thật đã giành chiến thắng giải Dwars door de Westhoek (Bỉ), đồng thời trở thành tay đua Việt Nam đầu tiên vô địch một giải đua xe đạp ở châu Âu. Sau đó, cô đã được mời sang tập luyện và thi đấu tại câu lạc bộ Lotto Soudal Ladies (Bỉ), trở thành cua rơ Việt Nam đầu tiên thi đấu cho một đội đua chuyên nghiệp ở châu Âu. Từ đó, cô thường xuyên tham dự các giải đua ở châu Âu và thế giới.

Người hiểu chuyện càng nể và trân trọng Nguyễn Thị Thật hơn khi hiểu về quyết định đến tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp tại châu Âu khi đó của cô. Bởi mức hỗ trợ 2.500 euro hàng tháng tại Bỉ cũng chỉ đủ giúp Nguyễn Thị Thật chăm sóc bản thân về dinh dưỡng và các khoản tiêu vặt khác. Còn nếu ở Việt Nam, dù thu nhập có thể thấp hơn nhưng với mức chi tiêu thấp hơn hẳn so với Bỉ thì Nguyễn Thị Thật có thể dư dả hơn nhiều.

Nhưng cô gái người An Giang đã xác định rõ việc thi đấu ở châu Âu là để rèn luyện về chuyên môn chứ không phải để làm giàu. Bởi ở đó, cô mới có cơ hội tập luyện với những đồng đội có trình độ cao và thường xuyên tham dự các giải quốc tế, qua đó tích điểm trên bảng xếp hạng thế giới. Trong khi đó, nếu ở Việt Nam, hiếm khi cô có cơ hội nâng cao trình độ bản thân như vậy.

Liên tục thi đấu cho các đội đua tại châu Âu mà gần nhất là đội Israel Premier Tech Roland  (Thụy Sĩ) - trong nhóm 15 đội đua nữ hàng đầu thế giới đã giúp Nguyễn Thị Thật nâng tầm bản thân. Và điều đó đã được thể hiện khi hiện nay, cô đã trong nhóm 50 tay đua nữ hàng đầu trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Xe đạp thế giới đồng thời ghi danh tham dự Olympic 2024 sau khi giành HCV nội dung xuất phát đồng hàng của xe đạp đường trường nữ tại giải vô địch xe đạp đường trường châu Á 2023.

Kể về hành trình giành vé dự Olympic 2024 của Nguyễn Thị Thật để thấy sự kỳ công, khổ luyện chứ không thể trông vào sự may mắn. Và đương nhiên, phải có cả sự định hướng đầu tư rõ ràng từ những nhà quản lý để thực hiện mục tiêu góp mặt ở Olympic, sân chơi danh giá nhất của thể thao thế giới và đánh giá gần như chính xác nhất thực lực thể thao của mỗi quốc gia.

Vé dự Olympic còn đến từ đâu?

Thực tế, thể thao Việt Nam đã có thể ăn mừng tấm vé đầu tiên dự Olympic 2024 ở môn boxing nữ. Khi đó, võ sĩ Hà Nội Nguyễn Thị Tâm đã giành HCB nội dung 45-50kg nữ ở Giải vô địch boxing nữ thế giới 2023. Nhưng đáng tiếc, Ủy ban Olympic quốc tế không công nhận thành tích tại giải để xác định vé dự Olympic 2024. Điều này lại bắt nguồn từ những vấn đề khách quan liên quan đến Hiệp hội boxing quốc tế (IBA) - nhà tổ chức Giải vô địch boxing nữ thế giới 2023.

Hiện tại, Nguyễn Thị Tâm đang chạy đua với thời gian để hồi phục chấn thương gặp phải ở SEA Games 32 nhằm có thể tham dự ASIAD 19 vào tháng 9 tới, cũng là giải đấu xác định vé tham dự Olympic 2024. Tất nhiên, thể thao Việt Nam không chỉ có Nguyễn Thị Tâm trong hành trình giành vé dự Olympic 2024. Thể thao Việt Nam còn đặt kỳ vọng vào các môn gồm bắn súng, bơi, cử tạ, thể dục dụng cụ, bắn cung, taekwondo… Và đương nhiên, phải có sự đầu tư rất mạnh tay mới mong có vé dự Olympic 2024.

Cho nên, VĐV trọng điểm ở nhiều môn thể thao này cũng đã được chuẩn bị từ lâu để tham dự tối đa các giải đấu nhằm tích điểm trên bảng xếp hạng thế giới. Từ đó có thể hy vọng giành vé tham dự Olympic 2024 khi xét theo thứ hạng thế giới. Hoặc có thể nhanh hơn là giành vé ngay ở các giải đấu tương tự như Nguyễn Thị Thật đã làm được.

Cũng vì vậy mà ngay ở SEA Games 32, cử tạ Việt Nam đã không cử đội hình mạnh nhất tham dự mà đưa đội hình này dự Giải vô địch châu Á nhằm tích điểm, đủ điều kiện về thứ hạng khi xét vé dự Olympic 2024.

Hay như nữ võ sĩ Trương Thị Kim Tuyền (taekwondo) cũng đã được đưa đi thi đấu liên tục ở châu Âu thời gian qua nhằm cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng thế giới. Trong khi đó, các kình ngư nam hàng đầu Việt Nam cũng đã trở lại Hungary tập huấn để thực hiện mục tiêu giành vé dự Olympic 2024. Đến lúc này, Nguyễn Huy Hoàng vẫn là kình ngư được kỳ vọng nhất trong việc giành chuẩn A Olympic 2024. Tuy nhiên, việc giành chuẩn A (15 phút 00 giây 99) nội dung 1.500m không hề dễ với kình ngư này. Tất cả lại đang hướng đến ASIAD 19 tới để vừa có thể tranh chấp huy chương, vừa giành chuẩn dự Olympic.

Tại Olympic Tokyo 2020, thể thao Việt Nam đã có 18 suất tham dự bằng vé chính thức và vé mời. Đương nhiên, thể thao Việt Nam không muốn ít hơn con số 18 suất tham dự Olympic 2024. Tấm vé dự Olympic 2024 mới đây của cua rơ Nguyễn Thị Thật thực sự là động lực cho VĐV nhiều đội tuyển khác đang tranh vé dự Olympic 2024. Và đó cũng là sự nhắc lại về bài học đầu tư, khổ luyện cho các nhà quản lý, VĐV khác về việc tranh vé đến sân chơi danh giá nhất của thể thao thế giới.

Điền kinh trông vào vé mời

Với đội tuyển điền kinh, khi chuẩn tham dự Olympic 2024 được công bố thì người trong nghề đều hiểu rằng các VĐV Việt Nam khó có cửa tham dự bằng vé chính thức. Đơn cử như nội dung nhảy xa nữ, VĐV phải đạt tối thiểu 6m86. Đây là mức thành tích "trên trời" so với các VĐV Việt Nam hiện tại. (Minh Khuê)

Xem Nguyễn Thị Thật nước rút mạnh mẽ bỏ xa đối thủ, giành vé dự Olympic

Cú nước rút ấn tượng giúp vận động viên Nguyễn Thị Thật bảo vệ thành công chức vô địch giải xe đạp đường trường châu Á 2023 tại Thái Lan, qua đó giành tấm vé đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
Đoàn Olympic Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN