Lưu bài Bỏ lưu bài

Danh hiệu US Open 2020 của Dominic Thiem đến từ một trong những sự tiến hoá thần kỳ, thần tốc nhất lịch sử tennis.

Bạn từng dự đoán rằng nếu một ngày Nadal và Djokovic cùng gác vợt, người có thể đăng quang ở những sân khấu lớn trong đó có Thiem? Hoàn toàn hợp lý.

Nhưng nếu bạn từng dự đoán rằng danh hiệu Grand Slam đầu tiên của Thiem sẽ không đến từ một mặt sân nào khác ngoài đất nện thì thật khó tin.

Nếu có dự đoán như vậy đưa ra trước 2020 thì thật đáng khâm phục. Vì đất nện ở Roland Garros mới là nơi Thiem có bốn lần liên tiếp vào bán kết và hai lần gần nhất là chung kết.

12 Grand Slam trên mặt sân cứng trước 2020, Thiem mới chỉ một lần vào tới tứ kết (US Open 2018). Sáu lần tham gia trên sân cỏ còn tệ hơn, ba lần bị loại từ vòng 1 và hai lần từ vòng 2.

Nhưng 16 tháng qua đã chứng kiến những sự thay đổi kinh ngạc từ tay vợt 27 tuổi người Áo. Đầu tiên là thành tích: Bốn trong sáu chức vô địch của Thiem từ 2019 tới nay là trên sân cứng. Chỉ có hai là từ đất nện.

Và càng chi tiết hơn, càng thấy Thiem “cứng” hơn bao giờ hết: Danh hiệu Masters 1000 đầu tiên và duy nhất cho tới lúc này là từ sân cứng, ở Indian Wells 2019 sau khi đánh bại một người cực giỏi trên mặt sân này, Federer.

Hai trận chung kết danh giá trong quãng thời gian này cũng từ sân cứng, là Australian Open và một giải có mặt sân thậm chí rất nhanh như ATP Finals.

Ở Melbourne đầu năm nay, Thiem không thể vô địch vì anh không thể giải nổi thử thách khó khăn nhất của tennis trong 10 năm qua, là đánh bại cả Nadal và Djokovic ở cùng một Grand Slam.

Không đánh bại được Djo-dal là việc Thiem đã từng trải qua ở trên mặt sân từng là sở trường duy nhất của anh, tại Roland Garros 2019.

Thiem thắng Djokovic ở bán kết rồi thua Nadal ở chung kết tại Paris. Thiem thắng Nadal ở tứ kết rồi thua Djokovic ở Melbourne.

Thành tích của Dominic Thiem trong những trận chung kết Grand Slam:

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 4

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 5

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 6

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 7

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 8Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 9

N

ếu không ngồi trước màn hình TV mà hình dung về Thiem bây giờ, mở vợt thật rộng mỗi khi thực hiện cú thuận tay, chúng ta có thể dễ dàng mắc “lỗi kép”.

Cái cách mở vợt rộng như vẽ một chữ C viết hoa thật to, đầu vợt hướng về phía lưới, rồi sau đó nhấc khuỷu tay ra phía sau cao lên tới tầm vai để thực hiện một cú đánh mà vợt tiếp xúc với bóng ở dưới tầm hông chỉ là quá khứ.

Thiem giờ nhấc vợt, dựng cái đầu vợt lên, xoay vai mở hông, rồi hạ vợt xuống để rút ngắn thời gian một cách đáng kể trước khi tăng tốc đầu vợt.

Nó không lấy đi độ xoáy kinh khủng đã trở thành thương hiệu của cú thuận tay của anh (từ 2018 luôn cao hơn Nadal khoảng 10-15%).

Nó cho Thiem cơ hội được ôm sân hơn, dù về chiến thuật Thiem vẫn là một chuyên gia ở cuối sân. 

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 10

Trận chung kết US Open 2020, với tỉ số 2-6, 4-6, 6-4, 6-3 và 7-6(6) Thiem chỉ chạy nhiều hơn Zverev 68 mét (5206/5138). Thiem bước vào gần baseline hơn, đánh bóng sớm hơn mà vẫn đủ sâu, để áp đảo Zverev trong những loạt đôi công bóng bền.

Thiem giống như Stan Warinka và “Big 3” huyền thoại, là để vươn lên đỉnh cao cần có ít nhất một thứ vũ khí siêu hạng để sử dụng trong những lúc quan trọng nhất, cả khi đứng bên bờ vực thất bại, hay gần chạm tới đỉnh vinh quang.

Cú thuận tay của Thiem đã đạt tới sự hoàn chỉnh hiếm có, và thể hiện qua sự biến hoá với từng tình huống, bạt, móc, đánh ở trong sân hoặc ngoài sân, đưa bóng đi dọc dây hoặc chéo sân.

Kỹ năng này của Thiem cũng giống như cú thuận tay của Nadal vậy. Nó hay nhất là khi bắn lưới, khi đối thủ dâng lên cao.

21 lần ghi điểm trực tiếp từ cú thuận tay của Thiem, 12 điểm là khi anh bắn lưới.  Nó giống như khi Nadal hoá giải Federer, vì Zverev đã lên lưới gần 70 lần cả trận đấu (chủ yếu trong set 1,2 và 5). Ngay cả những cú vòng quả chuối cũng là một sự gợi nhớ.

Nhưng Thiem lại không chỉ có một vũ khí siêu hạng. Vì cú trái một tay của Thiem đã đủ để anh không cần phải đứng lệch sân, không cần né trái đánh phải quá nhiều.

Thiem bung trái một cách tự tin, kể cả khi dọc dây, kể cả khi bị dồn ép. Nhưng cả giải này cũng như trước Zverev, Thiem thường điều khiển nhịp độ bằng cả những cú cắt bóng kéo xuống thật chìm.

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 13Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 14

 giải đấu đầu tiên Massu trở thành HLV của Thiem, tay vợt người Áo vô địch Indian Wells 2019. Đó là một kết quả nằm ngoài mọi sự tưởng tượng. Vì suy nghĩ Thiem sẽ vô địch Master đầu tiên đâu đó trong số ba giải Monte Carlo, Madrid hay Rome có lẽ là phổ biến.

Indian Wells 2019, Thiem chưa kịp tiến hoá cú thuận tay. Lúc đó họ mới chỉ đồng ý với nhau rằng kỹ thuật mở vợt của Thiem là một hạn chế. Rằng anh cần phải thay đổi, chứ không thể cứ mãi là chuyên gia đất nện và chờ một ngày nào đó Nadal bỏ cuộc chơi.

Những kinh nghiệm từ chính bản thân, hiểu được sự bất lợi của việc chỉ giỏi trên một mặt sân của cựu Top 10 thế giới như Massu đã thuyết phục được Thiem – điều mà cha của anh và HLV lâu năm Bresnik không thể làm được.

Ba tuần tập luyện ở Brazil mới chỉ giúp Thiem xử lý bóng cận chân tốt hơn khi Massu thúc ép Thiem phải ôm sân hơn.

Và chỉ cần thêm một tháng, Thiem đã mang tới Roland Garros cú thuận tay có những điều chỉnh trong kỹ thuật mở vợt.

Thành tích của Dominic Thiem kể từ khi được HLV Nicolas Massu dẫn dắt:

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 15

Thêm năm tháng nữa, Thiem thực sự làm tất cả sững sờ với sự thay đổi do Massu dìu dắt. Thiem đánh bại cả Federer và Djokovic ở ATP Finals, sân cứng nhanh trong nhà. Thiem vào tới chung kết và chỉ thiếu chiếc cúp để tôn vinh sự tiến hoá của chính mình.

Sự thay đổi này là kỳ diệu. Hơn cả cái cách mà Federer điều chỉnh cú trái một tay khi đăng quang ở Australian Open 2017. Federer đã tận dụng thời gian nghỉ chấn thương để vi chỉnh. Và cú trái tay của anh vốn đã thượng hạng. Khi đánh bại Nadal trong trận chung kết, Federer chỉ là đánh bóng nửa nảy nhiều hơn.

Còn Thiem là vừa chinh phục vừa thay đổi. Sửa một lỗi đã thành bản năng qua nhiều năm.

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 16Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 17

T

hiem hướng tới sự hoàn thiện trên sân cứng không có nghĩa anh suy yếu trên đất nện. Như mọi tay vợt vĩ đại, Thiem vẫn có thể kỳ vọng ở việc anh đủ khả năng thành công trên các mặt sân khác nhau.

Thiem vậy là đã vào tới chung kết của ba Grand Slam khác nhau. Và nếu có sự yếm thế nào nhất, hoặc đúng hơn là còn phải chứng tỏ, thì chỉ là Wimbledon trên mặt sân cỏ.

Thât khó để dự đoán ngay từ bây giờ Thiem sẽ giành được bao nhiêu Grand Slam nữa. Nhưng là dễ dàng để thuyết phục Thiem sẽ không giống với Cilic hay Del Potro, những người đã vô địch Grand Slam nhưng chưa thể có lần thứ hai.

Thiem có lẽ như Murray, người sau năm lần vào chung kết mới chiến thắng và sau đó giành thêm hai Grand Slam cùng tấm HCV Olympic. Thiem mất bốn lần. Và Thiem có thể không tròn trịa như Murray (lối đánh toàn sân) nhưng lại có những vũ khí để “huỷ diệt” hơn.

Thiem, 27 tuổi vô địch lần đầu không phải là sớm. Nhưng cũng chẳng phải là muộn để tạo dựng một sự nghiệp lẫy lừng!

Dominic Thiem: Từ hoàng tử sân đất nện tới vương miện sân cứng - 19

Content: Phạm Tấn

Media: Hoàng Quân

Thứ Sáu, ngày 18/09/2020 16:05 PM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])