Độc đáo võ hổ ở Việt Nam: Những chiêu thức ác hiểm, nghe thấy đã khiếp

(Tin thể thao, tin võ thuật) Hổ quyền trong võ cổ truyền Việt Nam vô cùng đa dạng, độc đáo và có tính ác hiểm đủ khiến kẻ địch phải khiếp sợ.

Võ sư Việt Nam biểu diễn bài "Lão Hổ thượng sơn"

Hổ là một trong số linh vật có vị trí chủ đạo trong võ cổ truyền của nhiều dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc trong rất nhiều bài quyền, thế võ lẫn môn võ của các nước Á Đông, trong đó có giới võ thuật Việt Nam.

Bài quyền “Ngũ hổ cứ sơn” tả về năm con hổ với màu sắc và phương vị theo ngũ hành 

Bài quyền “Ngũ hổ cứ sơn” tả về năm con hổ với màu sắc và phương vị theo ngũ hành 

Từ việc chứng kiến cảnh hổ quyết đấu, săn bắt cũng như những trận đụng độ với loài hổ, người Việt đã sáng tạo ra những kỹ thuật chiến đấu, những thế võ, đòn đánh mô phỏng động tác của loài hổ vô cùng độc lạ.

Có thể kể đến như bài “Ngũ hổ cứ sơn” rất độc đáo tả về năm con hổ gồm Hắc hổ (trấn nhậm ở phương Bắc, thuộc Thuỷ), Thanh hổ (ở phương Đông, thuộc Mộc), Xích hổ (ở phương Nam, thuộc Hoả), Hoàng hổ (ở Trung ương tứ quý, thuộc Thổ) và Bạch hổ (ở phương Tây, thuộc Kim). Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ hổ cũng theo ngũ hành mà sắp đặt.

Người Việt sáng tạo nên Hổ quyền khi xem hổ đánh nhau, hoặc sau những lần giao chiến với chúa sơn lâm 

Người Việt sáng tạo nên Hổ quyền khi xem hổ đánh nhau, hoặc sau những lần giao chiến với chúa sơn lâm 

Nói về độ ác hiểm thì Bạch Hổ võ phái, môn phái mang tên của loài hổ trắng tương truyền do danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh sáng lập được tôn là đứng đầu. Môn phái này nổi danh với kỹ thuật cận chiến vô cùng ác hiểm với mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ trọng yếu của đối thủ. Bạch Hổ võ phái sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ (còn gọi là hổ trảo).

Võ hổ xuất hiện ở khá nhiều môn phái võ ở nước ta. Hệ phái Nam Hồng Sơn có các bài quyền như Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ xuyên tâm, Long hổ quyền. Thăng Long võ đạo có Phục hổ công và Mãnh hổ quyền.

Võ Tây Sơn Bình Định nổi tiếng từ thế kỷ 18 với Hồng hổ quyền. Võ phái An Thái cũng thuộc Bình Định có Thảo Tam Cước Hổ.

Môn sinh Bạch Hổ võ phái luyện tập

Môn sinh Bạch Hổ võ phái luyện tập

Xét về độ độc đáo của Hổ quyền thì không thể không nhắc đến thế võ “Tam bộ hổ”, hay còn biết đến rộng rãi với tên gọi Quyền 3 chân hổ, được xem là tuyệt kỹ công phu do người Việt Nam ở khu vực núi Bà (Bình Định) sáng tạo từ khoảng 200 năm trước sau một lần giao chiến với hổ 3 chân.

Trong số các bài Hổ quyền thì “Lão hổ thượng sơn” là bài quyền nổi tiếng nhất khi được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa vào 1 trong 10 bài võ trong chương trình huấn luyện bắt buộc và biểu diễn trong hệ thống thi đấu quốc gia nên hầu như môn sinh võ cổ truyền nào cũng biết.

"Quyền 3 chân hổ" vô cùng độc đáo và hiếm có 

"Quyền 3 chân hổ" vô cùng độc đáo và hiếm có 

Bài quyền này thể hiện sức mạnh và thần thái uy nghi của loài hổ. Các động tác dứt khoát, xoay chuyển biến hóa, dũng mãnh mô phỏng động tác, tư thế tấn công, phòng thủ của loài hổ nên luôn mang đến ấn tượng cho người xem.

Ở các bài quyền, có rất nhiều chiêu thức chiến đấu mang hình tượng lẫn tên gọi gắn với loài hổ như: Bạch hổ khởi động, Nhị hổ tiềm tung, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm, Hiện Long tàng hổ, Hồi đầu hổ vĩ, Hổ bằng báo lang, Mãnh hổ phục địa, Ngạ hổ tha dương, Sơn trung cầm hổ, Lãn hổ thân yêu, Lão hổ thượng sơn, Bạch hổ xuất động…

"Lão hổ thượng sơn" là bài hổ quyền phổ biến nhất Việt Nam

"Lão hổ thượng sơn" là bài hổ quyền phổ biến nhất Việt Nam

Ngoài ra, rất nhiều võ phái hay môn phái khác ở Việt Nam được hình thành hay có biểu tượng gắn với loài hổ như võ phái Tân Khánh Bà Trà, môn phái Bạch Hổ Lâm ở Quảng Bình, lò võ Bạch Hổ (Cần Thơ),…

Nguồn: [Link nguồn]

Võ sĩ ”khủng” nhất thế giới 365 triệu USD học Mayweather kiếm tiền

(Tin thể thao, tin võ thuật) Là võ sĩ có hợp đồng giá trị cao nhất thế giới, Canelo Alvarez muốn có được tổng giá trị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN