Djokovic: Hành trình trở thành ứng viên Vua đất nện

Từ khi nào Djokovic trở thành tay vợt hội tụ đủ các phẩm chất để sẵn sàng thống trị mặt sân đất nện?

Đánh bại Nadal trên con đường vô địch Monte Carlo 2015 chỉ là sự tái khẳng định chứ không phải là thông điệp mới mẻ của Djokovic về những phẩm chất của anh trên mặt sân này.

Vì cũng tại Monte Carlo, Djokovic đã từng thắng Nadal năm 2013 khi họ gặp nhau ở trận chung kết.

Và vì Djokovic đã từng đánh bại Nadal hai lần trong một tháng ở các giải đất nện Masters 1000 cách nay ba năm. Djokovic đã khuất phục Nadal ở chung kết Rome và Madrid.

Nhưng không phải bây giờ Djokovic mới cho thấy anh đã hội tụ được những phẩm chất để thành công trên mặt sân đất nện.

Djokovic: Hành trình trở thành ứng viên Vua đất nện - 1

Djokovic đã 2 lần đánh bại Nadal ở Monte Carlo

Hãy bắt đầu từ năm 2008, năm mà Djokovic vô địch Australian Open và cũng là Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp.

Djokovic đã vô địch Rome Masters 2008 sau khi đánh bại Wawrinka trong trận chung kết.

Đó là giai đoạn mà Djokovic cho thấy các kỹ năng của anh khá phù hợp với mặt sân đất nện chứ không chỉ sân cứng.  Đặc biệt là kỹ năng trả giao bóng. Anh giành điểm trả giao bóng ở sân đất nện nhiều hơn so với sân cứng, 55% so với 54%.  

Và các chỉ số trên sân đất nện thua sút thực ra cũng không quá khác biệt, từ tỉ lệ ăn bóng 1 và 2 cho tới tỉ lệ cứu break point (xem bảng).  

Djokovic: Hành trình trở thành ứng viên Vua đất nện - 2

* Hoàn thiện từ rất sớm

Nhưng việc Djokovic trong năm 2008 đã thua Nadal trong cả hai lần họ gặp nhau trên sân đất nện tại Hamburg và Roland Garros (cùng ở vòng bán kết) cho thấy tay vợt người Serbia chưa thể tiệm cận tới tầm của người được mệnh danh là Vua sân đất nện.

Sự thua kém ấy tiếp tục khiến Djokovic thất bại trong các năm 2009 và 2010 khi đấu với Nadal trên sân đất nện. Nhưng việc chưa thể một lần lọt vào tới trận chung kết Roland Garros vẫn không phải là chuyện của cú quả mà nó là hệ quả của một tay vợt có vấn đề về thể lực, thiếu sức bền để chơi trên mặt sân chậm này và rất sợ những cuộc thi đấu dưới trời nắng nóng.

Vì thế mà Djokovic thua Kohlschreiber và Thomas Muster (một chuyên gia đất nện lúc ấy không còn ở đỉnh cao) ở Roland Garros tương đối đơn giản.

Và vì thế khi khắc phục được nhược điểm về thể lực nhờ chế độ dinh dưỡng, Djokovic lập tức tạo nên được cuộc lật đổ vĩ đại trong năm 2011 trước Nadal trên mặt sân đất nện.

Đánh bại được Nadal ở chung kết Rome và Madrid thực sự là bằng chứng cho thấy Djokovic là một tay vợt toàn diện, đã hội tụ đủ các phẩm chất để thành công trên mặt sân đất nện.

Còn nhớ là ở một thời điểm nào đó trong chuỗi bảy trận thua liên tiếp của Nadal trước Djokovic, tay vợt người Tây Ban Nha nói rằng mọi người ca tụng Djokovic tiến bộ nhưng anh đã nhìn thấy Djokovic có những cú quả xuất sắc từ trước đó 3-4 năm và vấn đề thành công của anh chỉ là thời gian.

Nhưng nếu nhìn các con số thống kê trong năm 2011 chúng ta thấy được dường như đã có một kỹ thuật mà Djokovic đã cải thiện được rõ rệt riêng trên mặt sân đất nện, đó khâu giao bóng và chiến thuật khi cầm giao bóng. 

Vì hiệu suất giao bóng trên mặt sân cứng của Djokovic năm 2011 không tăng lên (thậm chí ngược lại) so với năm 2008, rồi khi trả giao bóng trên sân đất nện qua ba năm ấy là tương đương (cùng ăn được 37% số game và 44% số điểm trả giao bóng), thì hiệu số khi cầm giao bóng trên sân đất nện đã tăng rõ rệt. Giao bóng 1 ăn điểm là 74%, thắng 88% số game cầm giao bóng, và ăn tới 69% số điểm khi cầm bóng trong tay (xem cụ thể ở bảng dưới).

Djokovic: Hành trình trở thành ứng viên Vua đất nện - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN