Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
1
Andrey Rublev
0

Điền kinh VN còn cơ hội ở đội tiếp sức 4x400m nữ

Sự kiện: Asiad 2023

Với thất bại liên tiếp của “Nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương ở các đường chạy 100m và 200m nữ, thì nội dung tiếp sức 4x400m nữ chính là hy vọng cuối cùng của điền kinh Việt Nam tại Asian Games 2014 ở Incheon.

Ở ngày thi đấu cuối của điền kinh Việt Nam tại Asian Games 2014, hai nội dung đáng chú ý là nhảy cao nữ với sự xuất hiện của Phạm Thị Diễm và nội dung tiếp sức 4x400m nữ.

Phạm Thị Diễm không phải lựa chọn số 1 của nhảy cao Việt Nam, tuy nhiên do Dương Thị Việt Anh không thể góp mặt vì chấn thương nên cô mang  trên vai trọng trách này.

Điền kinh VN còn cơ hội ở đội tiếp sức 4x400m nữ - 1

Phạm Thị Diễm (bên trái) là niềm hy vọng mang lại huy chương cho TTVN, khi Dương Thị Việt Anh (phải) không thể tham dự vì chấn thương

Diễm đã gây bất ngờ khi giành HCV nội dung nhảy cao nữ tại giải vô địch điền kinh Đài Loan quốc tế mở rộng 2013 với thành tích 1,91m. Tuy nhiên đây chỉ là khoảnh khắc xuất thần của cô gái quê Bến Tre vì trước đó Diễm chưa bao giờ vượt được thông số 1m90 và thành tích tại SEA Games trước của cô chỉ là 1m87.

Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia người Nga Mikhail Aleksandrovich Priakhil, Diễm chưa có tiến bộ rõ nét khi thành tích tốt nhất gần đây của VĐV nhảy cao này là 1,82m.

Trong khi đó, Diễm phải đối đầu với những đối thủ rất mạnh như 2 VĐV của  Uzbekistan  là Dusanova Nadiya với 1,94m và Radzivil Svetlana với 1,96m ở các giải gần đây nhất. Ngoài ra còn Zheng Xingjuan (Trung Quốc) là thách thức không nhỏ khi thành tích gần đây cả VĐV này là 1,90m. Vì thế hy vọng để VĐV nhảy cao Việt Nam có huy chương chỉ là khoảnh khắc xuất thần như cô đã làm được trên đất Đài Loan năm 2013, đồng thời hy vọng đối thủ không thi đấu quá xuất sắc.

Do đó, niềm hy vọng có huy chương cho điền kinh Việt Nam được đặt vào nội dung tiếp sức 4x400m nữ với Quách Thị Lan (Thanh Hóa), Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy (Hà Nội), Nguyễn Thị Huyền (Nam Định). Đội tiếp sức 4x400m là trọng điểm đầu tư của điền kinh Việt Nam trong năm nay.

Theo bảng điểm năm 2013 của Liên đoàn điền kinh châu Á, đội tiếp sức 4x400m nữ Việt Nam đứng thứ sáu châu lục, nhưng các nhà chuyên môn tính toán rằng đội có thể cạnh tranh ngôi dẫn đầu nếu tập hợp được lực lượng mạnh nhất.

Điền kinh VN còn cơ hội ở đội tiếp sức 4x400m nữ - 2

Hy vọng giành huy chương của điền kinh Việt Nam đặt vào nội dung 4x400m, nội dung có sự góp mặt của VĐV Quách Thị Lan (áo vàng)

Tại SEA Games 27, đội 4x400m nữ của Việt Nam giành HCB với thành tích 3’36’’92. Nhưng ở SEA Games 27, do Nguyễn Thị Huyền bị chấn thương được thay bằng VĐV dự bị Nguyễn Thị Thủy nên thành tích đó không phải là thông số tốt nhất. Thành tích tốt nhất của Nguyễn Thị Huyền là 52’’98, chênh lệch gần 5 giây so với VĐV dự bị Nguyễn Thị Thủy. Nên nếu tung ra lực lượng mạnh nhất thì thành tích của đội sẽ rút ngắn đáng kể.

Hiện tại, với lực lượng mạnh nhất đội tiếp sức 4x400m nữ Việt Nam có thể đạt mức 3’30’’00 giây nếu các thành viên đều đạt phong độ tốt nhất. Thành tích trên tương đương với mức HCB ở Asian Games 2010 trước, đồng thời vượt qua thành tích HCVở giải vô địch châu Á 2013 của đội Ấn Độ (3’32’’26). Để cải thiện thành tích, các VĐV Việt Nam đã có thời gian tập huấn lâu dài cùng nhau tại Mỹ.

Xét tương quan thông số kỹ thuật gần đây, đối thủ đáng gờm nhất của đội tiếp sức nữ VN chính là Nhật Bản (3’32’’46), Ấn Độ (3’33’’67) và Trung Quốc (3’35’’85). Bên cạnh đó, đội Kazakhstan và Hàn Quốc là những đối thủ không dễ vượt qua.

Một thử thách nữa dành cho các VĐV Việt Nam chính là đội Thái Lan, những người đã đánh bại các cô gái Việt Nam ở những bước chạy cuối cùng trên đường chạy chung kết 4x400m tại SEA Games 27.

Dù tập hợp những VĐV mạnh, nhưng đội tiếp sức 4x400m nữ Việt Nam vẫn cần khắc phục nhược điểm ở động tác trao và nhận gậy. Động tác này chính là nguyên nhân phần nào khiến họ thất bại trước người Thái.

Các cô gái Việt Nam tại SEA Games 27 chưa có sự hiểu ý một cách tốt nhất khiến họ tốn nhiều thời gian ở công đoạn này. Tuy nhiên, hy vọng với chuyến tập huấn dài hạn trên đất Mỹ vừa qua họ đã khắc phục tối đa nhược điểm của mình.

Bên cạnh đó với chiếc HCB của Quách Thị Lan ở nội dung 400m nữ chính là động lực và tiếp thêm sự tự tin cho các VĐV Việt Nam. Điều cốt lõi của họ lúc này là vượt qua rào cản tâm lý của chính mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Chi ([Tên nguồn])
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN