Trận đấu nổi bật

casper-vs-jaume
Australian Open
Casper Ruud
1
Jaume Munar
0
gauthier-vs-reilly
Australian Open
Gauthier Onclin
-
Reilly Opelka
-
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
-
Aleksandar Vukic
-
paula-vs-xinyu
Australian Open
Paula Badosa
-
Xinyu Wang
-
sumit-vs-tomas
Australian Open
Sumit Nagal
-
Tomas Machac
-
aryna-vs-sloane
Australian Open
Aryna Sabalenka
-
Sloane Stephens
-
lucas-vs-alexander
Australian Open
Lucas Pouille
-
Alexander Zverev
-

Điền kinh Việt Nam: Ngã rẽ mới của 2 “Nữ hoàng”

Những ngày sát Tết Ất Mùi, làng thể thao VN nói chung, điền kinh nói riêng đã liên tiếp nhận 2 tin “sốc” từ quyết định chia tay ĐTQG của cặp “Nữ hoàng” Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng.

Vũ Thị Hương: Muốn lấy chồng

Vũ Thị Hương là cái tên đã trở nên quá quen thuộc với làng thể thao nước nhà. Không chỉ "làm mưa làm gió" ở sân chơi khu vực, VĐV quê Thái Nguyên còn tạo dấu ấn ở cả sân chơi châu lục như ASIAD. Sau thời gian dài chấn thương, năm 2013 đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của “Nữ hoàng tốc độ” tại sân chơi SEA Games.

Cô có chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ trong khu vực ở cự ly sở trường 100m và 200m. Rõ ràng Vũ Thị Hương vẫn là cái tên đáng chú ý nhất ở đường chạy cự ly ngắn của khu vực Đông Nam Á.

Điền kinh Việt Nam: Ngã rẽ mới của 2 “Nữ hoàng” - 1

Vũ Thị Hương

Năm 2014, Vũ Thị Hương tiếp tục ấp ủ giấc mơ ASIAD. Ở tuổi 28 - độ tuổi chín chắn của một người phụ nữ, độ tuổi đủ để một VĐV giàu kinh nghiệm như Hương biết phải làm gì để nắm lấy cơ hội. Đây sẽ là kỳ ASIAD cuối cùng, bởi 4 năm nữa cô sẽ không còn ở độ tuổi có thể thi đấu đỉnh cao.

“ASIAD sẽ là mục tiêu lớn nhất của tôi trong năm 2014. Dù đã có huy chương ở sân chơi này, nhưng sau 4 năm là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và quyết tâm, tôi tin là mình sẽ làm được cái gì đó”, Vũ Thị Hương chia sẻ trước ngày lên đường.

Quyết tâm cao, nhưng đúng là chấn thương và tuổi tác đã bào mòn những cú bứt tốc độ của Vũ Thị Hương. Cô thi đấu không thành công, nhưng vẫn nhận được sự khen ngợi về tinh thần vượt qua mọi gian khó.

Chưa muốn chia tay ĐTQG, nhưng Hương buộc phải chọn cho mình một ngã rẽ mới. Nếu không có những chấn thương dai dẳng, ở tuổi 29, Vũ Thị Hương vẫn còn có thể thi đấu đỉnh cao thêm vài năm. Vũ Thị Hương đang tính đến chuyện trở thành HLV, hoặc một nhà quản lý thể thao trong tương lai. Cô cho biết cô sẽ tiếp tục theo đuổi việc học tại Đại học TDTT Bắc Ninh.

Việc chia tay Vũ Thị Hương là điều đáng tiếc, nhưng âu đấy cũng là quy luật tất yếu trong mọi lĩnh vực, chứ không riêng gì trong thể thao. Vũ Thị Hương cũng tiết lộ bí mật về cuộc sống riêng tư của mình: “Trong năm nay, tôi cũng dự định sẽ lên xe hoa cùng người thương”. Đó sẽ là cái kết có hậu với “Nữ hoàng” từng hơn chục năm cống hiến cho điền kinh nước nhà.

Trương Thanh Hằng: Ngã rẽ mới

“Làm mưa, làm gió” ở sân chơi khu vực, cuối cùng VĐV số 1 cự ly trung bình đội tuyển điền kinh Việt Nam Trương Thanh Hằng cũng phải nói lời chia tay sự nghiệp thi đấu. Đây là quyết định khó khăn nhất của Hằng, nhưng cô cũng cảm thấy rất vui sau những gì mình đã làm được…

Cùng với Vũ Thị Hương, Vũ Văn Huyện… ,Trương Thanh Hằng đã góp phần tạo nên thế hệ vàng của điền kinh Việt Nam. Thế hệ ấy đã tạo nên những cơn "địa chấn" ở sân chơi Đông Nam Á và đặc biệt là châu Á. Với cá nhân Trương Thanh Hằng, cô còn được gắn với biệt danh “độc cô cầu bại” ở sân chơi SEA Games, khi nhiều kỳ liên tiếp không có đối thủ ở đường chạy sở trường 800m, 1.500m.

HLV Hồ Thị Từ Tâm, người luôn theo từng bước chân của Trương Thanh Hằng suốt hơn 10 năm qua nhận xét: “Chưa bao giờ tôi có một học trò xuất sắc đến thế. Ở Hằng, lúc nào tôi cũng thấy sự vươn lên trong ngay cả những thời điểm khó khăn nhất. Có lẽ cũng bởi vì thế, Hằng mới có thành công như hôm nay”.

Quả thực, hình ảnh một “nữ hoàng” đầy mộc mạc, chất phác, trả lời phỏng vấn ngồ ngộ đã gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ thể thao nước nhà ngay từ những ngày đầu “trình làng”. Trên hết, cô gái người TP. HCM này luôn là người có ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ.

Hằng tập luyện bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa và chỉ nghỉ khi bị ốm nặng. Sự nỗ lực của Hằng giúp thành tích của cô vượt qua khỏi dự đoán của giới chuyên môn và các đối thủ. Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp thi đấu của Trương Thanh Hằng, chính là giành 2 tấm HCB tại ASIAD 2010 diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc). Đó là tấm huy chương đầu tiên của điền kinh Việt Nam ở sân chơi Á vận hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN