Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
1
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
2
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
1
fabio-vs-grigor
Australian Open
Fabio Fognini
-
Grigor Dimitrov
-
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
-
Nick Kyrgios
-
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
-
Nishesh Basavareddy
-
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

Điền kinh Việt Nam, khi sao nữ làm chủ công

Hai kỳ SEA Games liên tiếp đứng đầu khu vực, điền kinh Việt Nam hướng đến việc thiết lập cú hat-trick chiến tích chói sáng này trên sân nhà, đồng thời nhắm đến mục tiêu xa tại Olympic Tokyo 2021.

Không phải đợi đến SEA Games 30, thể thao Việt Nam mới nhìn nhận vai trò quan trọng của các VĐV nữ, bởi từ lâu họ luôn trội hơn so với "phần còn lại" về cả số lượng VĐV tham dự ở mọi kỳ đại hội thể thao quốc tế và cũng mang về nhiều thành tích hơn.

Cự ly tiếp sức 4x400m là thế mạnh mới của điền kinh Việt Nam

Cự ly tiếp sức 4x400m là thế mạnh mới của điền kinh Việt Nam

Bơi lội suốt nhiều thập niên mỏi mắt trông chờ đến héo hắt dù chỉ một tấm HCĐ, giờ đây mạnh mẽ vươn lên xếp nhì khu vực ở 3 kỳ đại hội liên tiếp chỉ sau Singapore, chủ yếu nhờ màn trình diễn siêu hạng của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên. 

Bóng đá nữ có đến 6 lần vô địch kể từ khi tái hội nhập suốt hơn 20 năm qua, chiến tích qua mặt cả kình địch Thái Lan để xác lập một kỷ lục mới ở sân cỏ Đông Nam Á.

Không chịu kém hai bộ môn chính thống kể trên, điền kinh cũng phá thế độc tôn của người Thái kéo dài suốt nhiều thập kỷ bằng cú "vượt vũ môn" ở hai kỳ đại hội liên tiếp. Trong tổng số 16 HCV mà môn thể thao "nữ hoàng" mang về cho Việt Nam trên đất Philippines cuối năm 2019, phần đóng góp của các cô gái lên đến con số 10, chưa kể tấm HCV cự ly tiếp sức nam nữ 4x400m.

Đại dịch Covid-19 khiến hầu hết hoạt động thể thao trong năm 2020 bị đình trệ, những chuyến tập huấn, xuất ngoại thi đấu bị hủy bỏ nhưng không vì thế mà làm giảm quyết tâm của những người trong cuộc. 

Cúp Tốc độ TP HCM diễn ra giữa năm và Giải vô địch quốc gia vào cuối năm ngoái chính là thước đo để giới chuyên môn có được đánh giá đầy đủ nhất về lực lượng của điền kinh Việt Nam chuẩn bị cho hàng loạt nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021.

Vượt qua thành tích giành HCV tại SEA Games 30 đến 11% giây, "nữ hoàng tốc độ Việt Nam" Lê Tú Chinh tiếp tục trở thành nỗi đe dọa lớn nhất đối với ngôi sao người Mỹ nhập tịch Philippines Kristina Knott, bất chấp cô gái này vừa thiết lập cột mốc mới trên đường chạy 100m với thông số không tưởng 11 giây 27! 

Từng đánh bại chính Kristina Knott để bảo vệ được tấm HCV 100m tại SEA Games 30 nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Tú Chinh sẽ tiếp tục vượt qua ngôi sao đã thành danh kể trên ngay tại sân nhà vào cuối năm nay, ở SEA Games 31!

Lê Tú Chinh không có đối thủ ở giải VĐQG

Lê Tú Chinh không có đối thủ ở giải VĐQG

Vấn đề tích cực nhất nhìn từ năm tấm HCV – 2 cá nhân, 3 tiếp sức kèm 1 kỷ lục Việt Nam – của Lê Tú Chinh tại Giải Vô địch điền kinh quốc gia 2020 có lẽ chính là việc cô duy trì được phong độ và cảm giác thi đấu sau gần một năm chỉ tập cùng với HLV trong sân "đóng kín cửa". 

Không quá lời khi cho rằng Tú Chinh đã vực dậy cả phong trào điền kinh TP HCM, "kéo" cả đoàn tàu tiếp cận trở lại thời hoàng kim của hơn 1 thập niên trước.

Từng giành đến 3 tấm HCV tại SEA Games 30 ở các cự ly gian khổ 1.500m, 5.000m và 3.000m vượt chướng ngại, Nguyễn Thị Oanh khẳng định thành công đến từ sự khổ luyện và từ cả tình yêu dành cho những bước chân chinh phục. Cô đoạt đến 4 ngôi vô địch quốc gia 2020 ở các cự ly 1.500m, 5.000m, 10.000m và 3.000m vượt chướng ngại vật, kèm theo một kỷ lục Việt Nam được thiết lập sau gần 2 thập niên… 

Mới bước sang tuổi 26, lại đang đạt độ chín trong sự nghiệp, cô tuyển thủ "bé hạt tiêu" quê Bắc Giang không ngại bày tỏ giấc mơ được đặt chân đến đấu trường lớn Olympic bên cạnh việc tái chinh phục đường chạy Đông Nam Á, như cách cô đã và đang làm ở hai kỳ SEA Games gần nhất.

Cùng trang lứa với Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan là biểu tượng của sự phấn đấu không mệt mỏi, không chỉ trở lại mạnh mẽ trên đường chạy sau vô số chấn thương mà còn nhận được sự thừa nhận về năng lực cũng như thành tích chuyên môn. Cô gái quê "xứ Mường tỉnh Thanh" đã thoát khỏi "cái bóng" của đồng đội đàn chị nổi tiếng Nguyễn Thị Huyền để trở thành chân chạy số 1 quốc gia ở các cự ly 400m và 400m rào nữ.

Trên đấu trường châu lục, cô được công nhận vị trí số 1 tại Giải vô địch châu lục lẫn ASIAD sau khi các đối thủ của cô phải hoàn trả HCV vì "lỡ" sử dụng doping. Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Oanh hay Hoàng Thị Ngọc – các thành viên tổ chạy số 1 Đông Nam Á – chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc cạnh tranh thú vị, tạo sức bật mạnh mẽ cho điền kinh Việt Nam ở cự ly tranh tài hấp dẫn này.

Không thể không nhắc đến những gương mặt đã tạo dựng được tên tuổi như Nguyễn Thị Thanh Phúc, Phạm Thị Hồng Lệ, Hoàng Thị Ngọc Hoa, Phạm Thị Thu Trang, Đinh Thị Bích, Khuất Phương Anh, Vũ Thị Mến, Bùi Thị Thu Thảo…, những thành viên chủ lực gánh vác trọng trách bảo vệ ngôi số 1 của điền kinh Việt Nam khi SEA Games 31 diễn ra trên sân nhà cuối năm nay.

“Nữ hoàng điền kinh” Tú Chinh đón cái Tết ”chưa từng có”: Sợ nhất điều gì?

(Tin thể thao, tin điền kinh) Nữ VĐV điền kinh Lê Tú Chinh đã giành HCV nội dung 100m nữ tại SEA Games 30, Cô trải lòng tâm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Tùng ([Tên nguồn])
Điền kinh SEA Games 30 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN