Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
0
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
2
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
0

Điểm mặt những nữ nhi can trường làng thể thao Việt Nam

Tại các kỳ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới, các nữ vận động viên (VĐV) luôn có những đóng góp đặc biệt cho Thể thao Việt Nam (TTVN).

Mốc son Hiếu Ngân

Đến giờ chưa ai quên hình ảnh đầy xúc động khi cựu võ sĩ Trần Hiếu Ngân (taekwondo) khoác lá quốc kỳ chạy khắp sân đấu với gương mặt rơi lệ mừng chiến công giành Huy chương Bạc (HCB) Olympic đầu tiên ở Sydney 2000. Cô từng chia sẻ với người viết: “Cảm xúc lúc đó thật khó tả! Tôi đã khóc vì không kìm được sự sung sướng, hạnh phúc”. Trước tấm HCB Olympic lịch sử của Hiếu Ngân, cú quật ngã đối thủ vô cùng đẹp mắt để giành Huy chương Vàng (HCV) SEA Games 18-1995 của cựu võ sĩ Cao Ngọc Phương Trinh (judo) mãi là một trong những thước hình ấn tượng. Một thời gian khá dài, chương trình thể thao của VTV đã chọn hình ảnh ấy làm hình hiệu quen thuộc mỗi khi phát sóng. Giờ đây, dù đã rời xa sàn đấu và đảm đương công tác trọng tài mỗi khi có giải judo ở TP.HCM, nữ võ sĩ kỳ cựu này vẫn tỏ ra rất xúc động khi nhớ lại thời khắc vinh quang ấy.

Điểm mặt những nữ nhi can trường làng thể thao Việt Nam - 1

Cựu võ sĩ Trần Hiếu Ngân với tấm HCB Olympic 2000 lịch sử

Dưới góc nhìn chuyên gia, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao – ông Nguyễn Hồng Minh rất thẳng thắn nói: “TTVN ra thi đấu quốc tế có ưu thế ở các hạng cân nhỏ. Ở những hạng cân ấy, một số VĐV nữ đã vươn tới tầm thế giới nên đủ sức tranh chấp huy chương”. Còn Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT – ông Vương Bích Thắng thì nhìn nhận: “VĐV nữ Việt Nam rất mạnh mẽ và có chuyên môn tốt. Họ luôn khiến đối thủ phải ngỡ ngàng với ý chí thi đấu kiên cường, vượt lên chính mình để giành chiến thắng”.

Con gái mà giỏi võ

Hình ảnh của Hiếu Ngân từng khiến người hâm mộ cả nước vỡ òa trong sung sướng thế nào, thì 10 năm sau, tại ASIAD 2010, sự cảm phục về sức vóc “nữ tướng” đối với TTVN càng dạt dào. Đó là thời khắc cả đoàn TTVN nắm tay nhau ngập tràn sung sướng khi Lê Bích Phương đoạt tấm HCV duy nhất tại Đại hội. Giờ đây, dù bất đắc dĩ phải tạm rời sàn đấu vì chấn thương, Bích Phương luôn tâm niệm đó là giây phút hạnh phúc nhất đời VĐV mà cô trải qua.

Rồi những Văn Ngọc Tú (judo), Thạch Thị Trang, Hoàng Ngân, Nguyệt Ánh (karatedo), Minh Tú,

Môn wushu nổi tiếng có rất nhiều hoa khôi. Đó là những Thùy Linh, Trà My ngày nào giờ đã là những MC xinh đẹp của các kênh thể thao truyền hình. Đàn chị Thúy Hiền đã có lúc từng thử vai trò diễn viên phim truyền hình và tạo được dấu ấn riêng. Còn Thanh Xuân giờ đã là một chuyên viên của Vụ Quan hệ quốc tế, Tổng cục TDTT…

Thanh Thảo, Hoài Thu (taekwondo), Trịnh Thị Ngà, Trịnh Thị Mùi (pencak silat), Thúy Hiền, Mỹ Đức, Thanh Xuân, Mai Phương, Trà My, Thùy Linh (wushu), Nguyễn Thị Lụa, Phạm Thị Huệ (vật), Tuyết Mai (muay)… đã và đang tạo dấu ấn đậm nét cho thể thao nước nhà.

Mạnh mẽ trên sàn đấu, các nữ VĐV cũng rất bản lĩnh trong cuộc sống đời thường. Minh chứng rõ nhất là trường hợp của “nữ hoàng kata” (biểu diễn quyền karatedo) Nguyễn Hoàng Ngân. Sau ASIAD 2010, tưởng như sự nghiệp thi đấu đã kết thúc sớm với Ngân với chấn thương nặng. Nhưng thay vì bi quan, chán nản, Ngân một mình sang Nhật Bản vừa để điều trị, dưỡng thương, học đại học, vừa âm thầm luyện tập chờ ngày trở lại ở SEA Games 2013.Nữ võ sĩ Vũ Thị Nguyệt Ánh (HCV karatedo ASIAD 2006) cũng cho thấy sự can trường trong suốt thời gian chữa trị chấn thương. Gia đình ở xa nên gần như một mình Ánh phải tự lo toan mọi việc đi lại của bản thân từ khi đi khám cho tới ngày được phẫu thuật và hồi phục về sau. Bây giờ, cô đã trở lại, hoạt bát như xưa và đầy nhiệt huyết giành thành tích cao nhất trên đất Myanmar cuối năm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Việt (danviet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN