Trận đấu nổi bật

casper-vs-jaume
Australian Open
Casper Ruud
1
Jaume Munar
0
gauthier-vs-reilly
Australian Open
Gauthier Onclin
-
Reilly Opelka
-
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
-
Aleksandar Vukic
-
paula-vs-xinyu
Australian Open
Paula Badosa
-
Xinyu Wang
-
sumit-vs-tomas
Australian Open
Sumit Nagal
-
Tomas Machac
-
aryna-vs-sloane
Australian Open
Aryna Sabalenka
-
Sloane Stephens
-
lucas-vs-alexander
Australian Open
Lucas Pouille
-
Alexander Zverev
-

Đi tìm cường quốc tennis số 1

Davis Cup và Fed Cup không phải là chuẩn mực duy nhất và cao nhất để đánh giá về sức mạnh của các quốc gia trên bản đồ tennis thế giới năm 2012.

Vô địch Davis Cup không phải mạnh nhất

Cộng hòa Czech, quốc gia làm được điều kỳ diệu là vô địch cả hai giải đấu đồng đội nam và nữ trong cùng một năm, xem ra không phải là nền tennis mạnh nhất thế giới lúc này. Dù cho đó là thành tích phải mất tới 22 năm mới lặp lại từ khi Mỹ giành cả Davis và Fed Cup năm 1990, vẫn có những con số khác có sức sống và giá trị ghê gớm để tin rằng có một hoặc thậm chí nhiều các quốc gia hơn mới thực sự là cường quốc tennis.

Trong hệ thống bảng xếp hạng thế giới hiện nay, nhiều quốc gia có số tay vợt đứng trong top 100 thế giới đông hơn so với Czech. Tính cho tới cuối tuần vừa rồi, Cezch chỉ có ba tay vợt nằm trong top 100, trong khi một quốc gia như Pháp có tới 11 người, và Tây Ban Nha có tới 13 tay vợt đủ điểm để đứng trong đó.

Đó là số lượng và tầm vóc của những danh hiệu do các tay vợt trong cùng một quốc gia đạt được trong một năm, thì các tay vợt Czech cũng chỉ giành được đúng hai chức vô địch ở hệ thống giải đấu có điểm từ 250 trở lên của nam, và cũng hai ở cấp độ international (quốc tế) trở lên của nữ trong năm 2012. Các tay vợt xứ bò tót giành tới 12 danh hiệu, rồi tiếp đến là Argentina với tám chức vô địch, sau đó là Serbia với bảy của ATP trong cùng giai đoạn.

Ngay bên giải nữ, nơi không có sự thống trị dù chỉ là tương đối, vẫn có những quốc gia đoạt được số danh hiệu nhiều gấp ba hay bốn lần so với tổng số danh hiệu Petra Kvitova mang về cho Cezch (và cho cá nhân cô). Như Mỹ là tám, Nga và Belarus đều là sáu. Và ngay cả Ý cũng là năm. Thậm chí, trong số tám trận chung kết Grand Slam (nam và nữ) trong năm 2012, không có trận đấu nào có sự góp tên của các tay vợt Czech.

Dĩ nhiên cũng có một số quốc gia nằm trong thống kê chức vô địch đơn ở ATP và WTA Tour mà thành tích là từ chế độ "con độc" như kiểu Thụy Sĩ với Roger Federer đã giành trọn 6 danh hiệu, hay Victoria Azarenka cũng ôm 6 chức vô địch của Belarus. Nhưng các quốc gia có thành tích dựa trên một tập thể (tối thiểu là hai tay vợt) có đủ khả năng để thay nhau vô địch qua các giải là không ít. Tây Ban Nha có 4 nhà vô địch trong năm 2012 của nam. Còn Nga, Mỹ, Ý... cũng có không dưới 2 nhà vô địch của nữ.

Đi tìm cường quốc tennis số 1 - 1

Radek Stepanek và niềm vui gia nhập đội ngũ những huyền thoại tennis Czech

Thực ra, nói như thế không phải để phủ nhận giá trị và chuẩn mực của Davis Cup. Trong quá khứ, những nền tennis mạnh nhất thế giới, sản sinh ra nhiều tay vợt vĩ đại đều là những quốc gia giàu truyền thống nhất ở giải đấu này. Mỹ có 32 lần vô địch Davis Cup, Úc đứng thứ hai với 28 lần qua 100 kỳ tổ chức.

6 năm qua, từ Nga cho tới Serbia hay Tây Ban Nha khi vô địch Davis Cup, họ đều đang trong giai đoạn tương đối hưng thịnh, sở hữu hàng loạt các tay vợt hàng đầu của quần vợt thế giới lúc đó, Marat Safin, Nikolay Davydenko (Nga), Novak Djokovic, Janko Tipsarevic (Serbia), Rafael Nadal, Fernando Verdasco, David Ferrer (Tây Ban Nha).

Trường hợp một quốc gia chỉ có duy nhất một người đứng trong top 10 (Tomas Berdych), và người đứng tiếp theo đứng ở vị trí mãi thứ 37 (Radek Stepanek) đoạt được chức vô địch Davis Cup là khá hy hữu. Tuyển Davis Cup của Czech còn có Ivor Minar và Lukas Rosol, nhưng cả hai đều khá vô danh, người sau chỉ được thế giới nhắc tới nhờ thắng Nadal ở vòng haiWimbledon, nên cả năm trận (gồm bốn đơn, một đôi) đều do Berdych và Stepanek thi đấu cả.

Sự hy hữu này xảy ra một phần nhờ các tay vợt Serbia sau khi đã vô địch năm 2010 không còn tập trung tối đa trí lực, hay Ferrer cũng định chia tay đội Davis Cup Tây Ban Nha ngay từ đầu năm và Nadal thì chấn thương, còn người Pháp tiếp tục chứng minh họ là những người rất giỏi trong việc phát kiến hay tổ chức các môn thể thao chứ không phải là những người thống trị chúng.

Chuyện cổ tích của Stepanek

Nhưng những thực tế đó không làm lu mờ vinh quang mà Stepanek vừa mang về cho Czech, dù cho Berdych mới được coi là cánh chim đầu đàn. Ở tuổi 34, chơi 3 trận theo thể thức 5 set trong 3 ngày liên tiếp, Stepanek thua Ferrer trong trận đầu tiên, nhưng liền sau đó anh nguồn cảm hứng và chủ công trong trận đánh đôi nghẹt thở với bộ đôi vừa vô địch World Tour Finals của Tây Ban Nha (Marc Lopez và Marcel Granollers), rồi quật ngã số 11 thế giới Nicolas Almagro trong trận đánh cuối cùng quyết định. Trận ấy, sức ép dồn cả lên đôi vai của Stepanek, bởi chỉ ít phút trước, Berdych bị Ferrer hạ dễ chỉ sau 3 set đấu. Vậy mà anh như làm sống lại lối chơi lên lưới volley hòa quyện vào với các cú đánh cuối sân cực kỳ thông minh trước một Almagro đầy rẫy các tố chất hiếm có và trẻ trung.

Cả đời chỉ giành nổi 5 danh hiệu ATP 250 và 500, lại cũng chỉ tiến vào tới tứ kết Grand Slam đúng một lần (ở Wimbledon 2007), thế nhưng Stepanek như được xếp ngồi cùng mâm với một trong những tên tuổi lẫy lừng của tennis Czech, Ivan Lendl (sau này nhập quốc tịch Mỹ). Lendl, từng tám lần vô địch Grand Slam, nay là huấn luyện viên của Andy Murray, từng dẫn dắt Tiệp Khắc cũ vô địch Davis Cup năm 1980, lần đầu tiên và cũng là duy nhất của Czech cho tới trước thời khắc ông ngồi trên khán đài xem Stepanek ăn mừng chiến thắng.

Khi Stepanek nói rằng "Ivan Lendl và các đồng đội của ông ấy là huyền thoại. Giờ thì chúng tôi cũng gia nhập hàng ngũ của họ", hẳn là nhiều người cũng không coi là anh đã quá lời, nhất là trong một khung cảnh hưng phấn như thế. Vì vốn là một tay vợt đã "quá lứa", lại dẫn dắt một đội tuyển không mạnh vô địch Davis Cup, thế cũng là câu chuyện thần thoại.

Mỹ và Úc là hai quốc gia giàu thành tích nhất Davis Cup với 32 và 28 lần vô địch. Nhưng lần gần nhất họ vô địch cách đây đã năm và tám năm. Thậm chí, Mỹ từng suýt bị bật ra khỏi nhóm World Group (mạnh nhất), và Úc năm nay thua Đức khi đấu play-off, nên sẽ bị xuống hạng trong mùa 2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn (Thể thao văn hóa)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN