Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
1
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

“Dị nhân” Lê Thị Hằng chạy hơn 176km trong 42 giờ, đua cùng cao thủ thế giới

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

(Tin thể thao) Chân chạy Lê Thị Hằng chia sẻ những kỷ niệm để đời sau khi hoàn thành cự ly 176,4 km đầy khắc nghiệt của giải chạy siêu địa hình đường dài lớn nhất thế giới.

Thử thách ở đường chạy địa hình khắc nghiệt nhất

Ultra-Trail du Mont-Blanc (viết tắt là UTMB) là giải chạy siêu địa hình đường dài lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. VĐV tranh tài phải chạy vượt qua dãy Alps với đường chạy trải dài qua 3 quốc gia Pháp, Italia, Thụy Sĩ, với độ cao và địa hình đầy thách thức. Dù vậy, giải đấu khắc nghiệt này cũng là sân chơi mơ ước mà những chân chạy địa hình muốn một lần được thử sức.

Lê Thị Hằng là chân chạy Việt Nam đầu tiên hoàn thành cự ly này, trong khi nhiều VĐV nam phải bỏ cuộc vì địa hình, thời tiết quá khắc nghiệt

Lê Thị Hằng là chân chạy Việt Nam đầu tiên hoàn thành cự ly này, trong khi nhiều VĐV nam phải bỏ cuộc vì địa hình, thời tiết quá khắc nghiệt

Trong số các nội dung của giải, cự ly 176,4 km là đường chạy dài nhất. Tại đường chạy Ultra-Trail du Mont-Blanc kết thúc cuối tuần vừa qua, Lê Thị Hằng đã xuất sắc hoàn thành cự ly này trong 42 giờ 7 phút 33 giây, trở thành chân chạy Việt Nam có thành tích tốt nhất.

Cô cũng là cái tên hiếm hoi của nước nhà hoàn thành được đường chạy này, trong khi có rất nhiều VĐV khác, trong đó có nhiều VĐV nam đã phải bỏ cuộc vì sự khắc nghiệt của đường đua.

“UTMB là đường chạy khắc nghiệt nhất mà tôi từng tham dự. Đường chạy cực kỳ nhiều dốc, nhiều đá lởm chởm, những tảng băng trơn trượt khiến chân bị trầy xước nhiều, đường rất nhiều bụi và khô, làm tôi mất sức nhiều hơn. Các con dốc lại không có cây, hầu hết là đồi trọc không có độ bám khiến bàn chân tôi bị tổn thương nặng nề”.

Đôi chân của Lê Thị Hằng bị tổn thương do cung đường chạy có nhiều đá lởm chởm và nhiều dốc cao

Đôi chân của Lê Thị Hằng bị tổn thương do cung đường chạy có nhiều đá lởm chởm và nhiều dốc cao

“Chỉ mới chạy đến km thứ 7, chân tôi đã phồng rộp lên rất đau rát. Tuy nhiên vì đường rất nhiều đá nên không thể bỏ giày ra chạy. Đến km 60 khi leo lên một con dốc chỉ toàn đá và đá, từ bàn chân đến ngón chân của tôi đã rã rời và không thể đi nổi nữa. Lúc này tôi đã rất muốn bỏ cuộc”.

“Dù vậy lúc đó tôi nghĩ đến tất cả mọi người đã hỗ trợ mình, những Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ để mình có mặt tại UTMB, cũng như các chân chạy Việt Nam khác đã từng động viên nhau nhất định phải về đích, tôi tiếp tục từng km và tự nghĩ nhất định mình phải hoàn thành cuộc thi, dù có là người cuối cùng”, chị Lê Thị Hằng kể.

Tự hào khi về đích

Trải qua hơn 42 giờ chạy không ngủ, chỉ nghỉ ngơi và nạp năng lượng rất ngắn tại các trạm dừng, Lê Thị Hằng đã hoàn thành cự ly đầy khắc nghiệt mà không phải VĐV nào, ngay cả các chân chạy nam, có thể chinh phục được.

Lê Thị Hằng tại vạch đích

Lê Thị Hằng tại vạch đích

“Đứng ở vạch đích, đôi chân tôi không còn cảm giác gì nữa. Tôi cũng không nghĩ mình hoàn thành được cuộc thi. Tôi không có gì nuối tiếc về thành tích này của mình. Tôi cảm thấy tự hào vì bản thân đã nỗ lực, không bỏ cuộc, không phụ lòng tin yêu và cổ vũ của tất cả mọi người”, chân chạy quê Vũng Tàu chia sẻ.

Lê Thị Hằng (thường gọi là Lê Hằng) là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất trong cộng đồng chạy bộ nữ Việt Nam trong thời gian qua. Nữ chân chạy với vẻ ngoài nhỏ nhắn đã làm nên câu chuyện phi thường khi chạy full marathon (42 km) mỗi ngày trong suốt 1 năm với tổng quãng đường hơn 15.000 km. “Dị nhân” Lê Thị Hằng chạy hơn 176km trong 42 giờ, đua cùng cao thủ thế giới - 4

Hình ảnh thi đấu của Lê Thị Hằng tại UTMB

Hình ảnh thi đấu của Lê Thị Hằng tại UTMB

Tuy trải qua giải đấu UTMB cực kỳ khó khăn, Lê Hằng cho biết đây là giải đấu mà một runner xứng đáng trải nghiệm ít nhất 1 lần trong đời: “UTMB Chamonix Mont-Blanc như một lễ hội của những người yêu chạy bộ. Vừa đến nơi, tôi thấy tràn khắp các runner trong tâm trạng rất háo hức. Không khí những ngày diễn ra giải rất náo nhiệt. Tôi chưa thấy giải chạy trail nào được người dân cỗ vũ nhiệt tình đến vậy. Thú thật trải qua UTMB rồi mới thấy các cung đường chạy tại Việt Nam quê hương mình quá đẹp”.

Ngoài Lê Hằng dư thi chạy 176,4 km, ở cự ly 101 km, Hà Thị Hậu (Việt Nam) đã thi đấu xuất sắc khi về thứ tư chung cuộc của nữ với thành tích 12 giờ 36 phút 16 giây.

Kết quả chung cuộc của UTMB năm nay: 

Cự ly 176,4 km

Nam: 

1. Vincent Bouillard (Pháp, 19 giờ 54 phút 23 giây)

2. Baptiste Chassagne (Pháp, 20 giờ 22 phút 45 giây)

3. Joaquin Lopez (Ecuador, 20 giờ 26 phút 22 giây)

Nữ: 

1. Katie Schide (Mỹ, 22 giờ 9 phút 31 giây)

2. Ruth Croft (New Zealand, 22 giờ 48 pohut1 37 giây)

3. Marianne Hogan (Canada, 23 giờ 11 phút 15 giây)

Cự ly 101 km:

Nam:

1. Hayden Hawks (Mỹ, 10 giờ 20 phút 11 giây)

2. Peter Frano (Slovakia, 10 giờ 27 phút 17 giây)

3. Adam Peterman (Mỹ, 10 giờ 28 phút 50 giây)

Nữ:

1. Toni Mccann (Nam Phi, 11 giờ 57 phút 59 giây)

2. Martyna Mlynarczyk (Phần Lan, 12 giờ 11 phút 12 giây)

3. Rosanna Buchauer (Đức, 12 giờ 16 phút 55 giây)

4. Hà Thị Hậu (Việt Nam, 12 giờ 36 phút 16 giây)

Cự ly 57 km:

Nam

1. Eli hemming (Mỹ, 5 giờ 11 phút 48 giây)

2. Francesco Puppi (Ý, 5 giờ 14 phút 46 giây)

3. Antonia Martinez Perez (Tây Ban Nha, 5 giờ 17 phút 56 giây)

Nữ: 

1. Miao Yao (Trung Quốc, 5 giờ 54 phút 3 giây)

2. Judith Wyder (Thụy Sĩ, 6 giờ 0 phút 5 giây)

3. Clementine Geoffray (Pháp, 6 giờ 2 phút 10 giây).

(Tin thể thao) Xuất sắc đuổi kịp đối thủ ở km thứ 36, Hồng Lệ giành chức vô địch giải Marathon Songkhla 2024, phá vỡ sự thống trị của các chân chạy châu Phi ở giải đấu này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Chạy bộ - marathon Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN