Trận đấu nổi bật

madison-vs-elina
Australian Open
Madison Keys
2
Elina Svitolina
1
emma-vs-iga
Australian Open
Emma Navarro
0
Iga Swiatek
2
ben-vs-lorenzo
Australian Open
Ben Shelton
2
Lorenzo Sonego
1
jannik-vs-alex
Australian Open
Jannik Sinner
-
Alex De Minaur
-

Để thể thao Việt Nam tự tin vươn ra thế giới

Với nhiều vận động viên, chỉ riêng việc học để đảm bảo ra trường với một tấm bằng đại học đã rất khó khăn. Lịch tập luyện, thi đấu dày đặc khiến phần lớn các VĐV phải ra trường chậm hơn thời hạn dự kiến. Nhưng trong số họ, vẫn có những người nỗ lực vượt khó để bổ sung vào hành trang kiến thức bộ kỹ năng ngoại ngữ.

Học ngoại ngữ để ra quốc tế

Ngay sau khi giành HCV ASIAD 19 môn Karate, Nguyễn Ngọc Trâm và các đồng đội đã tự tin trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh trước truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, võ sĩ thuộc đơn vị CAND không phải người hiếm hoi tự học thêm một thứ tiếng khi bước ra nước ngoài thi đấu. Nhiều đồng nghiệp của Ngọc Trâm đã tự tìm tòi, học hỏi để biết nhiều hơn.

Thùy Linh đã học nhiều năm để có vốn tiếng Anh và tiếng Trung.

Thùy Linh đã học nhiều năm để có vốn tiếng Anh và tiếng Trung.

Trở lại 10 năm trước, tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh hẳn đã mơ ước về một ngày được du đấu quốc tế. Nguyện vọng đó của Thùy Linh đã trở thành hiện thực. Cô không chỉ thi đấu vài ba giải ở nước ngoài mỗi năm, mà giờ đây đã có những chuyến đi kéo dài với số ngày tương đương một tháng.

Ai cũng biết Thùy Linh thường phải thi đấu quốc tế một mình, bởi cầu lông Việt Nam chưa có kinh phí cho huấn luyện viên đi cùng. Việc đơn độc trên hành trình vươn ra thế giới đã giúp Thùy Linh trưởng thành hơn nhiều sau mỗi chuyến đi. Để có thể giao tiếp, trao đổi khi ra nước ngoài, Thùy Linh buộc phải học ngoại ngữ.

Ít ai biết Thùy Linh có thể giao tiếp không chỉ một, mà tới hai ngoại ngữ. Với cá nhân Thùy Linh, học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ nhu cầu công việc, mà còn là sở thích cá nhân của cô. Khi sang Bắc Mỹ và châu Âu thi đấu, Thùy Linh dùng tiếng Anh. Đến khi tham dự các giải Đông Á, cô lại có tiếng Trung sử dụng. Một trong những động lực giúp Thùy Linh học tiếng Trung là bởi cô ngưỡng mộ Tai Tzu Ying, tay vợt Đài Bắc Trung Hoa. Khác với Trung Quốc đại lục, vốn đã phổ biến bộ chữ Hoa giản thể, Đài Bắc Trung Hoa vẫn dùng phần lớn chữ Hoa phồn thể. Việc học với Thùy Linh, vì thế, lại càng khó hơn, nhưng cô vẫn chăm chỉ học. Những nỗ lực của Thùy Linh đã giúp cô tiến từng bước vững chắc trên hành trình vươn ra thế giới. Tần suất thi đấu nước ngoài của tay vợt 26 tuổi cũng ngày một dày lên theo thời gian. Giờ đây, Thùy Linh có thể tự tin trò chuyện cùng những tay vợt ngôi sao mà cô trước kia vốn chỉ có thể theo dõi họ qua màn ảnh nhỏ.

Có chung niềm đam mê học hành như Nguyễn Thùy Linh là Dương Thúy Vi. Ở tuổi 30, cô gái vàng của Wushu Việt Nam khẳng định mình sẽ tiếp tục gắn bó với môn võ này trong thời gian tới. Trong tương lai, Thúy Vi có thể không còn thi đấu nữa, nhưng cô đã chuẩn bị từng bước chắc chắn để trở thành một huấn luyện viên. Bên lề ASIAD 19, Thúy Vi tâm sự cô chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ ngay sau khi về nước. Theo quy định hiện tại, những học viên muốn học lên cao học chuyên ngành Thể dục thể thao phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Với Thúy Vi, đó chính là tiếng Trung, ngoại ngữ cô đã tiếp xúc từ khi còn rất nhỏ.

HLV cũng phải học

2 tháng trước khi lên đường đến Hàng Châu tham dự ASIAD 19, HLV Karate Nguyễn Hoàng Ngân cho biết cô đang rất bận học. Bên cạnh công tác huấn luyện, HLV trưởng đội tuyển Kata nữ Việt Nam còn phải chạy đua từng ngày để thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ. Trong cùng một thời điểm, cô phải học cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Với HLV Hoàng Ngân, việc học một mình dường như không đủ tạo động lực, nên cô sẵn lòng tìm nhóm học cùng các bạn nhỏ. Cô cũng tự động viên bản thân mình bằng việc đăng ký thi vào cuối tháng 11. Điều đó cũng có nghĩa, sau khi chiến dịch ASIAD khép lại cùng đội tuyển Karate Việt Nam, HLV Hoàng Ngân có ít hơn 45 ngày ôn luyện.

Từng được ví như "Nữ hoàng Kata", Hoàng Ngân chỉ chính thức nghỉ thi đấu khi bước qua tuổi 30. Đó cũng là thời điểm cô quyết định du học Nhật Bản, trước khi trở lại Việt Nam đảm nhiệm một vị trí trong Ban huấn luyện đội tuyển Karate Việt Nam. Vì thế, với Hoàng Ngân, việc học không chỉ là chuyện cá nhân của bản thân cô.

Các VĐV tại đội tuyển Karate Việt Nam, khi được hỏi về HLV Hoàng Ngân, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ. Không ít người trong số họ theo học Karate vì từng nghe, từng đọc về cô khi còn nhỏ. Vì thế, trên cương vị HLV trưởng đội tuyển Kata nữ Việt Nam, Hoàng Ngân càng cảm thấy cô cần trở thành một tấm gương cho các học trò noi theo.

Sau khi giành HCV ASIAD cùng các học trò, hẳn HLV Hoàng Ngân đang dành thời gian để tiếp tục trở lại guồng quay học tập. Cô muốn vượt qua những kỳ thi, đạt được những chứng chỉ cần thiết bằng chính khả năng của bản thân. Đó cũng là giá trị của nỗ lực, điều luôn được Hoàng Ngân truyền đạt đến các học trò.

Về Long An, ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ cùng Nông thôn Việt Marathon

Sau thành công của 2 giải chạy “Long An Marathon 2022 – Về Đồng Tháp Mười” và “Nông thôn Việt Marathon Nghệ An 2023 - Cùng Faith về miền Ví Giặm”, Nông thôn Việt Marathon –...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
Đoàn thể thao Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN