Đánh bài thể thức gần như đánh phỏm thi đấu ASIAD 19: Indonesia có đua nổi Trung Quốc?
(Tin thể thao, tin ASIAD) Môn đánh bài Bridge lần thứ hai được đưa vào tranh tài tại Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD).
Tại SEA Games 2011 khi là nước đăng cai tổ chức, Indonesia có quyết định đưa Bridge (bài tây) vào tranh tài lần đầu tiên ở Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Khi đưa môn này vào thi đấu, tất nhiên nước chủ nhà phải chắc chắn là họ giỏi nhất. Thực tế diễn ra đã chứng minh điều đó, Indonesia đứng đầu môn đánh bài SEA Games 2011 với 8 huy chương (4 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ).
Bridge lần thứ hai được đưa vào tranh tài ASIAD
Nối tiếp thành công ấy, người Indonesia tiếp tục đưa Bridge (có thể thức luật chơi gần giống đánh phỏm) vào thi đấu tại ASIAD 2018, tuy nhiên ở châu Á có rất nhiều quốc gia giỏi môn này, trong đó Trung Quốc là đoàn có những VĐV cực mạnh.
Điều đó được thể hiện qua sự vượt trội của Trung Quốc khi 3 nội dung thi đấu khép lại và họ giành tới 2 tấm HCV và 1 HCĐ. Ngược lại, các VĐV nước chủ nhà Indonesia dù cố gắng nỗ lực nhưng chỉ giành được 1 tấm HCĐ ở nội dung đồng đội nam.
Năm nay, chủ nhà Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) 2023 Trung Quốc tiếp tục đưa Bridge vào thi đấu.
Đánh bài là một trong số 5 môn thuộc hạng mục thể thao trí tuệ tại ASIAD, các môn còn lại gồm có cờ tướng, cờ vua, cờ vây và thể thao điện tử.
Bridge là một trò chơi văn minh, tao nhã, tập trung vào giao tiếp, đề cao tinh thần đồng đội. Đây cũng là một môn thể thao có tính cạnh tranh cao, hấp dẫn, độc đáo.
Liên đoàn Bridge ra đời vào năm 1958 (World Bridge Federation - WBF), tới năm 2008 Bridge cùng với 4 nội dung khác có lần đầu tiên ra mắt giải vô địch thế giới các môn thể thao trí tuệ.
Môn Bridge sẽ chính thức tranh tài ASIAD 19 từ 27/9 đến 6/10 tại Học viện cờ vua Hàng Châu (Trung Quốc). Đoàn chủ nhà tất nhiên được đánh giá mạnh nhất, họ có cơ hội thâu tóm nhiều huy chương môn đánh bài.
Nguồn: [Link nguồn]
Cửa đi tiếp của U23 Việt Nam liệu có sáng hơn khi U23 Syria và U23 Afghanistan xin rút khỏi môn bóng đá nam tại ASIAD 2023?