Đấm bốc cờ vua: Môn đấu ''vắt cạn'' trí óc, thể lực

Tưởng như đấm bốc và cờ vua hai môn thể thao chẳng có liên quan gì tới nhau, ấy vậy mà sự kết hợp giữa hai môn đấu này lại tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ.

Đấm bốc môn thể thao đòi hỏi thể lực, cờ vua thì cần tới trí óc, hai môn thể thao này dường như không có điểm chung. Tuy nhiên, sự kết hợp tài tình giữa hai môn đấu khiến những ai từng chứng kiến đều không thể phủ nhận sức hấp từ môn thể thao vốn bị cho là hết sức kỳ cục này. 

''Chess boxing'' hay đấm bốc cờ vua, môn thể thao được phát minh vào năm 2001 bởi nghệ sĩ người Hà Lan - Lepe Rubingh. Ý tưởng của nghệ sĩ này dựa theo truyện tranh của họa sĩ Enki Bilal vào năm 1992. 

Đấm bốc cờ vua: Môn đấu ''vắt cạn'' trí óc, thể lực - 1

Khởi đầu trận đấu, hai võ sĩ sẽ ''khởi động'' bằng màn đấu trí trên bàn cờ

Giải đấu ''chess boxing'' đầu tiên được tổ chức vào năm 2003. Cũng trong năm này, giải vô địch thế giới đầu tiên tổ chức tại Amsterdam, dưới sự hợp tác của hiệp hội Quyền anh Hà Lan và Liên đoàn cờ vua Hà Lan.

Luật chơi đấm bốc cờ vua khá đơn giản, có tối đa 12 hiệp thi đấu, trong đó 6 hiệp giành cho cờ vua và 6 hiệp giành cho boxing. Mỗi hiệp thi đấu diễn ra trong 3 phút, đầu tiên hai VĐV sẽ ''thượng cờ'' hết 3 phút, hai VĐV sẽ bó vải vào tay, đeo găng và đeo bảo vệ hàm rồi ''chiến đấu''.

Đấm bốc cờ vua: Môn đấu ''vắt cạn'' trí óc, thể lực - 2

Sau đó, cất bàn cờ sang một bên chuyển sang màn đọ sức trên sàn đấu

Cứ tuần tự, xen kẽ như vậy khi kết thúc 3 phút boxing, hai VĐV lại ung dung thư thái chơi cờ. Trận đấu sẽ kết thúc sớm khi có võ sĩ bị knock-out hoặc bị chiếu hết cờ. Hết 11 hiệp đấu mà vẫn chưa có võ sĩ nào bị hạ gục, lúc ấy các trọng tài sẽ tính điểm để tìm ra người chiến thắng. 

Người chơi ''chess boxing'' được lựa chọn kỹ lưỡng, họ không chỉ là những tay đấm cừ khôi mà còn phải là các kiện tượng có chỉ số Elo (chỉ số đo trình độ người chơi cờ vua) trên 1.900.

Bất kỳ ai cũng có thể chỉ ra sự khác nhau giữa hai môn thể thao này, tuy nhiên khi kết hợp lại mới thấy sự kết hợp giữa trí óc sức mạnh tạo nên sự bổ trợ, hòa hợp đến lạ kì. 

* Video cuộc thi chess boxing diễn ra tại London, Anh vào tháng 6/2014:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưng (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN