Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
0
Tommy Paul
0
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
1
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
1
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
0
Talia Gibson
0

Cử tạ trước SEA Games 27: Lựa chọn khó khăn

Gần 3 tuần trước khi SEA Games 27 chính thức khởi tranh, các nhà chuyên môn đã đưa ra một lựa chọn hết sức quan trọng có thể quyết định sự thành bại của cử tạ Việt Nam ở sân chơi này. Đó là việc điền tên lực sỹ Thạch Kim Tuấn vào danh sách thi đấu chính thức ở hạng 56kg.

Bất khả kháng, nhưng… hợp lý

Trong suốt những ngày qua, việc lựa chọn Thạch Kim Tuấn hay Trần Lê Quốc Toàn thi đấu ở hạng 56kg môn cử tạ tại SEA Games 27 là một bài toán làm “đau đầu” với các nhà chuyên môn. Sở dĩ có điều này là bởi cho đến phút chót, BTC đại hội đưa ra quyết định là mỗi hạng cân thi đấu tại SEA Games mỗi nước chỉ được cử 1 lực sỹ tham dự, thay vì 2 lực sỹ như trước.

Quy định này vấp phải sự phản đối quyết liệt, nhưng cuối cùng các quốc gia vẫn phải chấp nhận. “Cho đến trước khi lễ bốc thăm thi đấu các môn thể thao vào đầu tháng 11, chúng tôi mới nhận được thông báo miệng từ phía nước chủ nhà nên vẫn chuẩn bị cho cả Toàn và Tuấn. Nhưng đến lúc này, chắc chắn sẽ chỉ có 1 người được lên sàn thi đấu”, Trưởng bộ môn Cử tạ Tổng cục TDTT Đỗ Đình Kháng cho biết.

Cử tạ trước SEA Games 27: Lựa chọn khó khăn - 1

Quốc Toàn đang bị chấn thương và nhiều khả năng sẽ không đăng ký hạng cân 56 kg tại SEA Games 27 

Theo thông tin mới nhất từ đội tuyển cử tạ quốc gia, “một người được lên sàn thi đấu” tại SEA Games 27 được dự kiến là Thạch Kim Tuấn. Lực sỹ 19 tuổi của TP.HCM đang có phong độ khá ổn định với bộ ba tấm HCĐ tại giải vô địch thế giới hồi cuối tháng 10 vừa qua với cột mốc mới trong sự nghiệp thi đấu là mức tổng cử 283kg (cử giật 126kg – cử đẩy 157kg).

Còn về phía Quốc Toàn, sau chấn thương viêm khớp gối dai dẳng chưa bình phục trong cả năm qua, trước thềm SEA Games 27, Toàn lại không may gặp một chấn thương nhẹ ở cổ tay. Đây là lý do khiến Toàn được xem xét ký về cơ hội thi đấu chính thức ở SEA Games. “Ở ngoài nhìn vào nhiều người cho rằng giữa tôi và Tuấn có sự ganh đua, nhưng thực tế không phải vậy. Đây là cuộc cạnh tranh công bằng và khích lệ cả hai cùng cố gắng. Tôi nghĩ rằng, nếu Toàn hay Tuấn thi đấu thành công thì cũng đều mang lại thành công cho đoàn TTVN và cả đội cử tạ, chứ chẳng cho riêng cá nhân ai”, Quốc Toàn tâm sự.

Thạch Kim Tuấn: Cơ hội và thách thức

Việc lựa chọn Thạch Kim Tuấn là một quyết định hợp lý của các nhá chuyên môn vào thời điểm này. Bởi dù sao đi nữa, đặt niềm tin vào một lực sỹ trẻ đang cho thấy sự tiến bộ nhất định sẽ ít rủi ro hơn là “đánh bạc” với một lực sỹ đẳng cấp đang gặp chấn thương.

Dưới cái nhìn chuyên môn, nếu so sánh với thành tích 280kg tổng cử đã từng giúp Trần Lê Quốc Toàn giành ngôi vô địch hạng 56kg ở SEA Games 26, thì mức tạ 283kg của Kim Tuấn hoàn toàn có cơ sở để hi vọng một điều tương tự cho cử tạ Việt Nam tại Myanmar vào tháng 12 tới.

Ngoài ra, dù không lên sàn thi đấu, nhưng chắc chắn Trần Lê Quốc Toàn sẽ vẫn có mặt tại Myanmar trong vai trò dự bị cho Kim Tuấn theo như quy định. Sự xuất hiện của Quốc Toàn dù chỉ mang tính “chiến thuật” đánh lạc hướng của cử tạ Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các đối thủ khác trong việc tính toán thi đấu. Ví dụ như trường hợp cử tạ Indonesia từng “đôn” lực sỹ Eko Yuli Irawan lên “đánh” hạng 62kg từ SEA Games 25 để chắc chắn giành HCV, dù trước đó lực sỹ này từng giành HCĐ Olympic 2008 hạng 56kg.

Nhưng nói như vậy, không cò nghĩa là Thạch Kim Tuấn sẽ đến Myanmar để “đút túi” tấm HCV một cách dễ dàng. Kim Tuấn đang có “thiên thời, địa lợi”, nhưng “nhân chưa… hòa”. Điểm yếu của Tuấn là thể hình (cao 1m60) của anh có phần hơi… cao quá so với 1 lực sỹ hạng 56kg. Điều này khiến thành tích cử đẩy của Tuấn rất thấp, thường dưới mức 157kg và đây chính là nguyên nhân khiến Tuấn luôn thua Toàn ở các giải đấu từ trước đến nay. Vậy nên, để có được tấm HCV hạng 56kg, hay chí ít là có hi vọng tranh chấp ngôi đầu, Tuấn phải vượt qua chính mình và duy trì mức cử giật từ 157kg trở lên. Còn nếu đạt dưới thành tích này, Tuấn sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt với các đối thủ khác.

Dù tham dự SEA Games với đội hình gồm 6 lực sỹ nữ, 7 lực sỹ nam nhưng hi vọng giành HCV sẽ đặt phần nhiều vào hạng 56kg nam. Ở các nội dung còn lại, kỳ vọng gây bất ngờ được dành cho Đỗ Thị Thu Hoài hạng 48kg nữ với vị trí thứ 4 giải VĐTG vừa qua. Nhưng mức tổng cử 176kg có thể chỉ đảm bảo cho Hoài một vị trí trong tốp có huy chương, chứ chưa thể có cơ hội lớn như Kim Tuấn.

   

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN