Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
0

Con nhà nông trên đỉnh Sea Games

Trong 73 tấm Huy chương Vàng mà đoàn thể thao Việt Nam giành được tại SEA Games 27, có không ít chiến công được tạo nên bởi “con nhà nông”.

Họ, những vận động viên lớn lên từ đồng ruộng, bản làng đã trở thành một phần của tinh thần, ý chí Việt Nam trong một kỳ “SEA Games Đỏ” trên đất Myanmar.

Nguyễn Văn Lai: “Anh Nuôi” lên đỉnh đấu trường

Con nhà nông trên đỉnh Sea Games - 1

Nguyễn Văn Lai

Sinh năm 1986 ở Thanh Hóa, lớn lên với những công việc của con nhà nông trước khi gia nhập quân đội và trở thành “anh nuôi” của Tiểu đoàn 3 (Trường Quân sự Quân đoàn 1), tưởng như Nguyễn Văn Lai sẽ không bao giờ gắn bó với nghiệp thể thao. Tài năng của anh được “phát hiện” trong một lần tham dự một giải chạy vũ trang. Anh được đề cử tập luyện điền kinh tại TT Thể dục thể thao Quân đội.

21 tuổi mới bắt đầu tập luyện, thi đấu đỉnh cao là khá muộn, nhưng với sự cần cù, chịu khó của con nhà nông và ý chí quyết tâm của người lính, Nguyễn Văn Lai đã có những sự tiến bộ vững chắc. Năm 2011, khi lần đầu được lên tuyển và tham dự SEA Games 26, Lai đã giành Huy chương Đồng 2 cự ly 5.000m và 10.000m. Đến SEA Games 27, Lai đã xuất sắc đổi màu 2 tấm huy chương từ đồng sang vàng.

Trước SEA Games 27, anh không nằm trong danh sách những gương “trọng điểm” và chỉ tập huấn trong nước. Bởi vậy, sau “cú đúp vàng” rất xuất sắc này, Lai cho biết: “Tôi không biết dùng từ ngữ nào để diễn tả niềm hạnh phúc này bởi đây là ước mơ tôi đã ấp ủ suốt 2 năm”. qua”.

Nguyễn Thị Chinh: “Hạt vàng” nẩy mầm từ đồng ruộng

Con nhà nông trên đỉnh Sea Games - 2

Nguyễn Thị Chinh

Sinh ra trong gia đình đông con tại Sóc Sơn (Hà Nội), cuộc sống thường nhật rất vất vả, Nguyễn Thị Chinh (giáp đen) luôn tự nhận mình là “con nhà nông” chính hiệu. Mọi công việc đồng áng, Chinh đã thạo từ khi còn nhỏ, cứ sau giờ học là lại làm nông giúp bố mẹ. Chính điều đó đã giúp Chinh có được sức khỏe tốt, sự cần cù, nhẫn nại, những tố chất giúp cô gái sinh năm 1994 này không gặp quá nhiều khó khăn khi đến với wushu. Theo đuổi nội dung tán thủ, không chỉ khi thi đấu, lúc tập luyện cũng vô cùng vất vả do tính chất đối kháng, va chạm mạnh. Nhưng, Chinh đã thể hiện quyết tâm rất lớn để trở thành “số một” ở hạng cân của mình. Tại SEA Games 27, Chinh đã giành chiến thắng áp đảo trước Divine Wally (Philippines) trong trận chung kết.

Nguyễn Thị Ngọc: “Chị Hai năm tấn”gặt mùa vàng Muay Thái

Con nhà nông trên đỉnh Sea Games - 3

Nguyễn Thị Ngọc

Tại nhà thi đấu Wunna Theikdi (Myanmar), Nguyễn Thị Ngọc đã tạo nên một trong những trận đấu giàu cảm xúc nhất của môn Muay Thái khi đánh bại võ sĩ Thu Zar Han của nước chủ nhà trong trận chung kết hạng 60kg nữ. Ngay cả lãnh đội Muay của Việt Nam cũng cảm thấy bất ngờ trước chiến công này. Còn nhà vô địch đến từ quê lúa Thái Bình thì cho biết: “Tôi luôn tự tin vào khả năng của mình bởi tính cách tôi là người thích mạo hiểm và chinh phục thử thách khó khăn”.

Thích mạo hiểm và chinh phục thử thách khó khăn cũng là điểm tựa đưa cô gái sinh năm 1992 này đến với môn thể thao có tính đối kháng đầy khốc liệt. Nhà làm nghề nông nên Ngọc cũng biết làm đủ việc đồng áng. Nhưng đến năm 18 tuổi, cô quyết định theo đuổi nghiệp boxing. Tập luyện được 1 năm, Ngọc được chuyển sang tập Muay Thái và gắn bó từ đó tới nay. Tập Muay Thái vô cùng vất vả, người lúc nào cũng ê ẩm vì đau, nhưng Ngọc không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Được gia đình ủng hộ, động viên, được các huấn luyện viên giúp đỡ, Ngọc đã thi đấu xuất sắc, giành Huy chương Vàng xứng đáng ở SEA Games 27.

Phạm Thị Bình: Nữ hoàng với đôi chân trần rớm máu

Con nhà nông trên đỉnh Sea Games - 4

Phạm Thị Bình

Với trái tim tật nguyền và đôi chân luôn bị bỏng nước mỗi khi chạy mang giày, Phạm Thị Bình là biểu tượng tuyệt vời của nghị lực, khát vọng chinh phục đỉnh cao của các vận động viên “con nhà nông”. Trên đường chạy ở sân vận động Wunna Theikdi (Nay Pyi Taw), khi cô gái quê Quảng Ngãi cán đích với đôi chân trần rớm máu, bầm tím ở nội dung marathon môn điền kinh, không chỉ các phóng viên, cổ động viên Việt Nam mà bè bạn quốc tế cũng bày tỏ sự khâm phục trước nỗ lực phi thường ấy. Thành tích 2 giờ 45 phút 34 giây đã giúp Phạm Thị Bình đoạt Huy chương Vàng vô cùng xứng đáng, đồng thời phá luôn kỷ lục quốc gia do chính cô nắm giữ trước đó với 2 giờ 47 phút 24 giây.

Sinh năm 1989, là con thứ 5 trong gia đình thuần nông nghèo có 7 anh chị em ở huyện Bình Sơn, từ nhỏ, tuổi thơ của Bình đã gắn chặt với công việc đồng áng và gánh cháo lòng giúp cha mẹ mưu sinh. Đến năm 2003, ở tuổi 14, Bình có tên trong đội điền kinh huyện Bình Sơn và đoạt Huy chương Đồng tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Ngãi. Từ thành công ban đầu ấy, Bình phát huy rất tốt những tố chất đặc biệt của mình ở môn điền kinh. Nhưng, đến năm 2009, Bình suýt phải giải nghệ do bị phát hiện mắc bệnh tim. Rất may, năm 2010, một tổ chức từ thiện của Quảng Ngãi đã đài thọ toàn bộ chi phí phẫu thuật. Trở lại sau những gian nan, Bình tập luyện, thi đấu quả cảm, quyết tâm hơn nữa và thành công ở SEA Games 27 chính là đỉnh cao của “nữ hoàng chân đất”.

Tâm sự về tấm Huy chương Vàng giành được, Bình bộc bạch: “Gan bàn chân tôi mỏng nên không thể đi giày. Trước đây, tôi từng tuyệt vọng khi biết mình mắc bệnh tim, nhưng nhờ sự giúp đỡ của mọi người, tôi đã khỏi bệnh và cố gắng tột cùng để có được thành công”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Thọ - Lê Đức- Đức Hiếu (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN