“Cơn gió lạ” của bắn súng Việt Nam
Sau 20 năm, bộ môn bắn súng của thể thao CAND lại có thêm một VĐV giành vé dự Olympic Paris 2024. Trịnh Thu Vinh đang bước đi trên con đường của những người thầy như Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Vinh. Nhưng ít ai biết, Thu Vinh đã lập kỳ tích ở nội dung cô không lọt vào top 3 tại giải vô địch quốc gia.
Hai thập niên, một đích đến
Trước "kỷ nguyên Ánh Viên", Nguyễn Mạnh Tường chính là kỷ lục gia của thể thao Việt Nam tại đấu trường SEA Games. Xạ thủ của thể thao CAND từng giành 18 HCV SEA Games, bao gồm 5 lần đứng ngôi vị cao nhất tại kỳ SEA Gmaes tổ chức trên sân nhà vào năm 2003.
Trịnh Thu Vinh đã giành vé dự Olympic Tokyo
Nếu tính toàn bộ các giải đấu lớn nhỏ Mạnh Tường từng tham dự, anh thậm chí đã giành hơn 500 HCV. Nhưng bảng thành tích của xạ thủ này chưa dừng lại ở đó. Một năm sau khi thi đấu ấn tượng trên sân nhà, Nguyễn Mạnh Tường trở thành đại diện duy nhất của đội tuyển Bắn súng Việt Nam tranh tài tại Olympic Athens.
Hành trình của Mạnh Tường với thể thao thành tích cao tiếp tục diễn ra khi anh giành vé tham dự Olympic Bắc Kinh. Xạ thủ này chỉ giải nghệ vào năm 2012, khi anh đã bước sang tuổi 52. Hai thập niên kể từ ngày Mạnh Tường lần đầu có vé dự Olympic, thể thao CAND mới có thêm một xạ thủ vươn tầm thế giới.
Tại giải vô địch bắn súng thế giới 2023 tổ chức tại Azerbaijan, đội tuyển Việt Nam tham dự với đội hình gồm 10 xạ thủ. 10m súng ngắn hơi nữ là một trong những nội dung Thu Vinh đăng ký tham dự, và cô đã lập nên kỳ tích. Vị trí thứ 5 vòng loại là thành tích vừa đủ giúp cô gái sinh năm 2000 đến Olympic Paris 2024.
Trên thực tế, theo quy định của giải vô địch bắn súng thế giới 2023, nội dung của Thu Vinh chỉ lấy 3 VĐV có thành tích tốt nhất tham dự Olympic. Tuy nhiên 2/3 người dẫn đầu đã có vé đến Olympic trước đó. Kết quả này giúp Thu Vinh trở thành VĐV thứ hai của Đoàn thể thao Việt Nam đến Paris năm tới, sau Nguyễn Thị Thật.
Tấm vé tham dự Olympic 2024 của Trịnh Thu Vinh cho thấy đội tuyển bắn súng Việt Nam đang từng bước hình thành một đội ngũ kế cận giỏi chuyên môn, đủ khả năng thi đấu quốc tế. Sau kỷ nguyên của "tứ hoàng" Phạm Cao Sơn, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường, những xạ thủ trẻ như Trịnh Thu Vinh đang dần trưởng thành.
Một chi tiết thú vị khác về Trịnh Thu Vinh là trước khi có suất tham dự Olympic, xung quanh cô còn có hàng loạt xạ thủ trẻ đáng chú ý khác như Nguyễn Thùy Trang, Phí Thanh Thảo, Bùi Thúy Thu Thủy. Họ chính là lớp vận động viên kế cận đáng chú ý của đội tuyển bắn súng Việt Nam, là thành quả của một quá trình đào tạo bài bản.
Đẳng cấp và may mắn
Nếu nhìn nhận khách quan, bắn súng không phải môn thể thao quá phổ biến tại Việt Nam. Trong khuôn khổ Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022, môn bắn súng có tới 24 bộ huy chương được trao, nhưng chỉ có 12 đoàn tham dự. Các VĐV có thành tích cao chủ yếu tập trung ở một số đơn vị như Hà Nội, Quân đội, TP Hồ Chí Minh và CAND.
Bắn súng là môn thi đấu hiếm hoi của Việt Nam có kết quả cập nhật trực tiếp vào bộ dữ liệu lớn
Có nhiều nguyên nhân giải thích vì sao môn bắn súng chưa phát triển ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Đây là môn thể thao cần được đầu tư lớn ngay từ đầu vào cơ sở vật chất như trường bắn, bia điện tử, súng tập. Vận động viên tập luyện hàng ngày cũng dùng không ít đạn, dẫn đến chi phí đào tạo tăng lên không ít.
Một nguyên nhân khác khiến môn bắn súng khó phát triển rộng rãi ở Việt Nam là bối cảnh lịch sử. "Tứ hoàng bắn súng" được nhắc phía trên là đại diện của 4 đơn vị CAND, Quân đội, Hải Phòng và Hải Dương. Bên cạnh Hà Nội, đây là những đoàn có sự kế tục về phát triển trong môn Bắn súng.
Vì những lý do trên, VĐV và HLV môn Bắn súng thường hội tụ lại ở một vài đơn vị, địa phương, thay vì dàn trải ra nhiều nơi như một số môn thể thao khác. Trịnh Thu Vinh được tuyển trạch viên đội Bắn súng CAND phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhiều năm qua.
Một chi tiết thú vị về Trịnh Thu Vinh là ở nội dung 10m súng ngắn hơi nữ, xạ thủ 23 tuổi chỉ là một trong những VĐV xuất sắc của Việt Nam. 1 năm trước, tại kỳ SEA Games trên sân nhà, Thu Vinh chỉ giành được HCĐ chung cuộc ở hạng mục cá nhân. Cô xếp sau những đối thủ Nurul Arifin (Malaysia) và Tanyaporn Prucksakorn (Thái Lan).
Đến hạng mục thi đấu đồng đội 10m súng ngắn hơi nữ, Thu Vinh cùng Bùi Thúy Thu Thủy, Triệu Thị Hoa Hồng giành HCB chung cuộc, xếp sau bộ ba VĐV Singapore. Đến kỳ Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022, Thu Vinh đứng nhất vòng loại 10m súng ngắn hơi cá nhân nữ, nhưng chỉ xếp hạng 5 trong vòng chung kết và không có huy chương.
Có thể nói, may mắn phần nào đã đền bù cho Thu Vinh ở những giải đấu vừa qua. Cô đạt điểm rơi phong độ trong giải đấu quan trọng nhất của năm 2023, khi SEA Games không có bắn súng trong chương trình thi đấu. Nhưng may mắn sẽ không đến với Thu Vinh, nếu như cô không cố gắng nỗ lực từng ngày để vượt qua giới hạn bản thân.
Nỗ lực cá nhân và tập thể
Ở thời điểm hiện tại, bắn súng là môn thi đấu hiếm hoi tại Việt Nam có dữ liệu lớn (Big Data) của các giải đấu trong nước và quốc tế. Các VĐV Việt Nam từng thi đấu trong khoảng thời gian 30-35 năm trở lại đây đều có thể tìm lại được thông tin, và thành tích của bản thân mình trên cơ sở dữ liệu của Liên đoàn Bắn súng Việt Nam (VSF).
Thú vị hơn, toàn bộ kho dữ liệu của Liên đoàn Bắn súng Việt Nam gần như được xây dựng và phát triển bởi một cá nhân. Đó là HLV Phạm Cao Sơn, trưởng bộ môn bắn súng Hải Phòng. Khi còn thi đấu, Phạm Cao Sơn có hơn 2 thập niên thi đấu đỉnh cao. Tài năng của anh được xếp vào nhóm "Tứ hoàng" của bắn súng Việt Nam một thời.
Trang web lưu trữ thành tích của bắn súng Việt Nam được Phạm Cao Sơn bắt đầu thực hiện vào năm 2011. Sau 12 năm, kho dữ liệu của "Tứ hoàng" một thời ngày một đồ sộ. Thành tích của tất cả các vận động viên Việt Nam, dù thi đấu trong nước hay quốc tế, đều xuất hiện trên trang web này chỉ sau 15 phút thi đấu.
Phạm Cao Sơn có thể thực hiện một kho dữ liệu đồ sộ như vậy về bắn súng Việt Nam là bởi anh luôn đau đáu với môn thể thao này. Ở phần giới thiệu trên trang web, anh có viết: "Tôi chỉ cầm súng 25 năm, nhưng luôn tự hào vì là xạ thủ. Tôi muốn tiếp tục cống hiến cho bắn súng ngay cả khi không cầm súng nữa".
Được đồng nghiệp, bạn bè ghi nhận là người luôn say mê tìm hiểu mọi thứ, Phạm Cao Sơn đã làm ra trang web sfs.vn với mục tiêu giúp ích cho đồng nghiệp. Mọi người trước đây thường hỏi anh gửi dữ liệu qua email, nay có thể trực tiếp tra cứu qua trang web. Đáng quý hơn, Phạm Cao Sơn không phải cá nhân duy nhất đang góp sức giúp bắn súng Việt Nam phát triển.
Rất lâu trước khi chia tay đấu trường thể thao thành tích cao, những xạ thủ như Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Vinh đã kiêm nhiệm công tác huấn luyện ở đơn vị chủ quản. Họ chính là những người thầy giỏi giúp bắn súng Việt Nam có lực lượng VĐV kế cận trong tương lai. Đó mới là nhân tố chính giúp môn thể thao này có đại diện dự Olympic bên cạnh sự đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như chế độ cho VĐV.
So với những môn thể thao khác, VĐV bắn súng thường có tuổi nghề lâu hơn. Với một VĐV mới 23 tuổi như Trịnh Thu Vinh, hành trình của cô chỉ vừa mới bắt đầu. Nhưng nếu Thu Vinh chững lại trong một thời điểm nhất định, rất nhiều xạ thủ trẻ chỉ mới 19, 20 tuổi sẽ sẵn sàng thay thế cô. Sự cạnh tranh là điều tất yếu để bắn súng Việt Nam phát triển trong tương lai.
Bộ môn bắn súng Việt Nam đang hồi phục nhanh chóng
Vào thời điểm Hoàng Xuân Vinh quyết định giải nghệ, một số người nhận định bắn súng Việt Nam có thể phải mất 8-10 năm để ổn định lại đội ngũ, đồng thời hướng đến những thành tích lẫy lừng trong quá khứ. Tuy nhiên, mọi thứ trong một năm qua đã diễn ra vượt ngoài kỳ vọng của những người phát triển bắn súng Việt Nam.
Tấm vé dự Olympic Paris 2024 của Trịnh Thu Vinh là chỉ dấu cho thấy bắn súng Việt Nam có thể nhanh chóng hướng đến những thành tích tốt trong tương lai. Ngoài ra, một năm trước, dàn VĐV trẻ của bắn súng Việt Nam với Phí Thanh Thảo, Trịnh Thu Vinh... đã đạt thành tích không tồi tại SEA Games. Cá nhân Phí Thanh Thảo đã có 1 HCV, 1 HCB.
Việc xuất hiện những cá nhân dày công sưu tầm dữ liệu, đồng thời quảng bá cho bộ môn bắn súng như Phạm Cao Sơn đã giúp môn thể thao này đến gần với công chúng hơn. Người hâm mộ giờ đây có thể xem trực tiếp một ngày thi đấu của giải vô địch bắn súng quốc gia trên mạng xã hội. Kết quả thi đấu của VĐV được cập nhật theo từng phát bắn.
Với những người làm truyền thông, dữ liệu của HLV Phạm Cao Sơn còn giúp họ cập nhật lịch thi đấu trong và ngoài nước, thành phần đội tuyển quốc gia và nhiều thông tin hữu ích khác. Đây là cơ sở bước đầu giúp môn bắn súng đến gần hơn với người hâm mộ khi mọi thông tin được cập nhật kịp thời, chuẩn xác.
17 năm trước, các tuyển thủ Cầu mây đã đóng vai người hùng giúp thể thao Việt Nam hoàn tất chỉ tiêu giành HCV ở Á vận hội Doha. Điều đó có thể sẽ lại diễn ra, trong bối...
Nguồn: [Link nguồn]