Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Con đường sa ngã của cựu tuyển thủ Karatedo

Sinh ra trong gia đình võ thuật, song Đoàn Đình Lân - cựu tuyển thủ Karatedo quốc gia đã không thụ học được đạo lý, cũng như khí phách từ người cha võ sư nổi tiếng, mà trượt ngã vào con đường phạm pháp khi sự nghiệp đang độ chín.

Từ tuyển thủ thành tội phạm

Đoàn Đình Lân (SN 1976), là con trai cả của võ sư Đoàn Đình Long, cựu HLV Trưởng Đội tuyển Karatedo quốc gia Việt Nam. Mặc dù lớn lên cùng bộ môn Karatedo, được cha dìu dắt từ bé, được truyền thụ võ thuật, được chỉ dạy đạo lý làm người và trở thành tuyển thủ quốc gia, từng giành huy chương bạc Seagame, được truyền giao cương vị chưởng môn hệ phái Đoàn Long Karatedo, song Đoàn Đình Lân đã đánh mất mình khi tuổi đời vừa độ chín trong sự nghiệp.

Năm 2005, khi 29 tuổi, đang làm HLV tại Trung tâm thể dục thể thao quận Đống Đa, Hà Nội, Lân bị bắt vì hành vi cướp tài sản tại quận Đống Đa và bị TAND quận Đống Đa tuyên phạt 30 tháng tù. Lân đi xe Wave không biển kiểm soát, giật túi xách của nữ luật sư ở TPHCM ra Hà Nội công tác. Bị hại trình báo trong túi có 70 triệu đồng, 3 nhẫn vàng gắn đá quý, một dây chuyền vàng, 4 điện thoại di động cùng thẻ hành nghề… Nhận đơn trình báo, Phòng CSHS - Công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra và tóm gọn đối tượng sau một tuần gây án.

Sau khi ra tù, Lân làm HLV ở một võ đường tại Hà Nội. Ngỡ tưởng Lân sẽ tu thân, dưỡng tính làm lại cuộc đời. Nhưng sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Đoàn Đình Lân một lần nữa lại làm chấn động làng võ khi bị Công an quận Cầu Giấy bắt vì hành vi hiếp dâm nữ sinh. Theo hồ sơ vụ án, sáng 20/11, H (19 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) nhận được lời mời kết bạn qua Facebook của chủ tài khoản tên Đoàn Lân. Trò chuyện qua lại, Lân ngỏ ý mời Hà làm người mẫu ảnh.

Tin lời dụ dỗ của Lân, nữ sinh quê Sơn La đồng ý hẹn gặp. Chiều cùng ngày, “nhiếp ảnh gia” đi xe máy đến đón H, chở đến một khách sạn ở quận Cầu Giấy.

Con đường sa ngã của cựu tuyển thủ Karatedo - 1

Trong 10 năm, Đoàn Đình Lân 2 lần sa vòng lao lý

Sau khi vào phòng, Lân chốt cửa rồi dùng vũ lực khống chế, hãm hiếp nữ sinh này 2 lần, mặc cho nạn nhân gào khóc, van xin. Quá trình hãm hại nạn nhân, Lân dùng điện thoại quay lại, mục đích để khống chế cô gái trẻ sau này.

Đứa con “lạc loài”

Hai ngày qua, khi thông tin về việc Đoàn Đình Lân bị Công an quận Cầu Giấy bắt giam để điều tra về hành vi hiếp dâm một nữ sinh được đăng tải, nhiều bình luận của độc giả thể hiện sự cảm thông sâu sắc với người thầy, người cha Đoàn Đình Long. Võ sư Đoàn Đình Long đã chiến thắng không biết bao nhiêu đối thủ trên võ đài, chiến thắng bệnh và dìu dắt rất nhiều môn sinh thành danh. Cuộc đời ông vinh hiển bao nhiêu thì nỗi buồn về người con trai Đoàn Đình Lân lại trĩu nặng bấy nhiêu.

Nhắc đến Võ sư Đoàn Đình Long nhiều người xem ông là người khai mở và tạo dựng làng Karatedo Việt Nam, một người đức độ, nghĩa khí và đóng góp nhiều công sức cho nền thể thao nước nhà. Xuất thân từ bộ môn Thiếu Lâm, nhưng sau đó theo học Karatedo và mở lò võ Karatedo đầu tiên ở Hà Nội.

Năm 1992, ông được Tổng cục Thể dục – Thể thao mời huấn luyện cho Đội tuyển Karatedo quốc gia Việt Nam. Một năm sau, dưới sự dìu dắt của ông, Karatedo Việt Nam đã giành huy chương vàng Seagame đầu tiên. Và từ đó, ông đã góp phần đào tạo nên nhiều tên tuổi làm rạng danh bộ môn Karatedo nước nhà.

Đến năm 2010, võ sư Đoàn Đình Long sáng lập hệ phái Đoàn Long Karatedo với mục đích đào tạo các thế hệ thanh niên lành mạnh về tinh thần, cường tráng về thân thể, hoàn thiện bản thân theo đạo lý “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Trong sự nghiệp võ thuật của mình, ông đã huấn luyện và đào tạo hơn ba vạn môn sinh, có thể kể đến những cái tên Đặng Danh Tuấn (từng đạt huy chương bạc giải vô địch châu Âu, hiện là HLV Wushu đối kháng); Nguyễn Anh Tuấn (huy chương vàng Karatedo Seagame đầu tiên của Việt Nam)…

Ghi nhận những cống hiến cho nền thể thao, Nhà nước đã 2 lần trao tặng Huân chương lao động (Hạng Nhì, Ba) cho võ sư Đoàn Đình Long. Ngoài ra, năm 2010, võ sư Đoàn Đình Long còn được liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam phong tặng bằng võ sư cao cấp.

Võ sư Đoàn Đình Long còn khiến nhiều người nể phục vì ý chí kiên cường, ông trải qua 3 cuộc phẫu thuật tim. Mặc dù ngay sau lần mổ tim lần đầu tiên năm 1974, các bác sỹ  đã tuyên bố với bệnh tình tại thời điểm đó, ông chỉ có thể sống thêm từ 5-7 năm nữa...

Được sinh ra và nuôi dạy trong gia đình võ thuật, song Đoàn Đình Lân đã không thụ học được đạo lý, cũng như khí phách từ người cha võ sư nổi tiếng, mà trượt ngã vào con đường phạm pháp. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Lê ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN