Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
0
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
1
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
1
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
0
Talia Gibson
0

Cỗ máy 18 tỷ đồng bay trên mặt nước, nhiều VĐV Việt Nam sẵn sàng đua tốc độ F1H2O

Môn thể thao dẫu có hay tới mấy, quảng bá rộng rãi ra sao nhưng không thu hút được VĐV tham gia thì coi như thất bại. Sự kiện đua tốc độ trên nước tại Bình Định đang từng bước quảng bá, tiếp cận người hâm mộ, và dự kiến sẽ có VĐV tham gia môn chơi mới lạ này. 

Vịnh Thị Nại (Quy Nhơn), đấu trường trên nước của các tay đua 

UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Cổ phần Bình Định F1 đã xem xét rất kĩ lợi thế của tỉnh, của Vịnh Thị Nại trước khi đàm phán để đưa cuộc đua thuyền máy quốc tế (Union Internationale Motonautique - UIM) UIM F1H2O tới với Bình Định. UIM nhận thấy, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về mặt chiều dài bờ biển, bên cạnh đó có rất nhiều người đam mê các môn thể thao trên nước. 

Một trong 3 chiếc thuyến máy thi đấu của đội F1H2O Bình Định – Việt Nam

Một trong 3 chiếc thuyến máy thi đấu của đội F1H2O Bình Định – Việt Nam

Nói về môn đua tốc độ trên nước, moto nước (jeski) đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ. Tại Việt Nam dù chưa có Liên đoàn chính thức, nhưng đông đảo người chơi kết nối với nhau thông qua những hội, nhóm trên mạng xã hội. 

Vì vậy, tại tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest diễn ra vào cuối tháng 3 này, người hâm mộ Việt Nam sẽ được dõi theo những màn rượt đuổi kịch tính ngay tại Vịnh Thị Nại, với 2 sự kiện đua tốc độ, bao gồm giải vô địch mô tô nước UIM ABP Aquabike World Championship từ ngày 22-24/3 và giải vô địch thế giới thuyền máy UIM F1H2O World Championship từ 29-31/3. 

Có khoảng 30-40 câu lạc bộ mô tô nước trên toàn Việt Nam

Có khoảng 30-40 câu lạc bộ mô tô nước trên toàn Việt Nam

Đáng tiếc chúng ta chỉ có đội đua tham dự UIM F1H2O chứ không có đội đua đua mô tô nước để tranh tài UIM- ABP Aquabike World Championship. Nhưng cơ hội được đứng trên đường đua xanh Vịnh Thị Nại vẫn còn nguyên với VĐV Việt Nam. Tỉnh Bình Định sẽ trở thành chủ nhà 5 năm liên tiếp 1 chặng đua vô địch thế giới trên nước với thể thức cao nhất là F1.

Từng bước đặt nền tảng cho bộ môn đua thuyền máy, mô tô nước ở Việt Nam

Là một người đam mê môn đua tốc độ trên nước, chị Đỗ Bích Ngọc, hiện đang là giám đốc một trung tâm về kỹ năng sống, đồng thời là trưởng CLB Jetski Hà Nội tỏ ra rất háo hức.

Chị Bích Ngọc hồ hởi nói: “Với những người đam mê tốc độ, F1H20 hay Aquabike giúp họ thỏa mãn đam mê. Cảm giác chạy với tốc độ cao trên nước rất phấn khích. Nó giống như việc chúng ta đang bay trên mặt nước chứ không đơn giản chỉ là đi.

Cảm nhận làn nước mát, đôi lúc là vị mặn của nước biển, gió biển, bầu không khí trong lành. Cảm giác bay trên mặt nước như một vị thần đầy sức mạnh. Mọi ưu phiền được tan biến chỉ còn lại cảm giác sảng khoái rất đã. Đây là một bộ môn tuyệt vời dành cho những người thích tốc độ”. 

Nếu như jetski cỡ 300, 400 triệu đồng thì 1 chiếc F1H2O có ước tính vào khoảng 750.000 USD (tương đương hơn 18 tỷ đồng), vì thế đua thuyền máy có thể coi là môn chơi xa xỉ. Tuy nhiên, trước sự đầu tư mạnh mẽ của ban tổ chức (thành lập đội đua F1H2O gồm 2 tay đua cự phách cùng đội hỗ trợ chuyên nghiệp), đã chạm đến trái tim, khơi dậy tình yêu của khán giả, VĐV Việt Nam. 

Không chỉ hoàn thành tốt về các điều kiện cơ sở vật chất, chuẩn bị chu đáo các hạng mục, ban tổ chức cũng đang làm truyền thông rất tốt. Thông qua Facebook, Instagram, Tik Tok, YouTube… ban tổ chức đã giúp hàng triệu người Việt Nam biết tới đua công thức 1 trên nước – F1H2O. 

Nói về tương lai của đua tốc độ trên nước, chị Bích Ngọc khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều đó. Tuy nhiên để tổ chức được chuyên nghiệp và người Việt Nam mình có người tham gia thi đấu chúng ta cần có các nhà tài trợ để trang bị những chiếc motor nước hay thuyền máy tốt. Có huấn luyện viên chuyên nghiệp đào tạo cho đội tuyển. Nếu được đào tạo bài bản, đầu tư đúng hướng chúng ta hoàn toàn có thể mang về vinh quang cho Việt Nam cũng như các môn thể thao khác mà chúng ta đã từng tham gia”. 

Ông Trần Việt Anh (ở giữa) trong ngày ra mắt đội đua thuyền máy Bình Định – Việt Nam vào giữa tháng 1/2024.

Ông Trần Việt Anh (ở giữa) trong ngày ra mắt đội đua thuyền máy Bình Định – Việt Nam vào giữa tháng 1/2024.

Để phát triển 1 môn thể thao và nâng tầm chuyên nghiệp, chúng ta bắt buộc phải thành lập Liên đoàn. Và điều này đã nằm trong dự tính của ban tổ chức. Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Bình Định F1 (đơn vị đồng hành với UBND tỉnh Bình Định, đăng cai tổ chức giải đua) tiết lộ: “Chúng tôi đang nổ lực thành lập Liên đoàn đua thuyền máy dưới nước trong Quý I năm nay. Sau khi có được sự chấp thuận của các đơn vị chủ quản Việt Nam, chúng tôi sẽ tổ chức Đại hội và có kế hoạch hoạt động. Ví dụ như chúng tôi kết hợp với Liên đoàn đua thuyền máy thế giới và đơn vị F1H2O, cũng như Aquabike sẽ tổ chức Viện Đào tạo tại Việt Nam để đào tạo vận động viên, cấp chứng chỉ được công nhận trên thế giới.

Với mô tô nước có khoảng 30-40 câu lạc bộ trên toàn Việt Nam, tuy nhiên đó toàn là nghiệp dư và chưa có đơn vị chuyên nghiệp nào. Với kế hoạch phát triển liên đoàn đua thuyền máy như vậy, chúng tôi sẽ là thành viên của Liên đoàn đua thuyền máy thế giới, thành viên của Uỷ ban Olympic… chúng ta hoàn toàn phát triển đội ngũ vận động viên trẻ, và hoàn toàn có thể tham dự các kỳ Olympic sắp tới”.

Tầm nhìn phát triển kinh tế thể thao cho đất nước

Theo thông tin của Ban tổ chức về các giải đấu gần đây tại Indonesia và Trung Quốc, sự kiện thể thao diễn ra trong 7-10 ngày và đã thu hút khoảng hơn 30.000 - 40.000 vận động viên, người hâm mộ, du khách trong nước, quốc tế đến tham gia và cổ vũ cho sự kiện này; với trên 200 triệu lượt xem trực tuyến. Đây cũng là con số hấp dẫn để Việt Nam với đường bờ biển dài, các bãi biển đẹp… phát triển ngành kinh tế thể thao, thu hút du lịch trong và ngoài nước. 

Người hâm mộ Jetski tham dự chương trình truyền hình thực tế về thể thao mô tô nước

Người hâm mộ Jetski tham dự chương trình truyền hình thực tế về thể thao mô tô nước

Bên cạnh đó cũng có những đơn vị doanh nghiệp đồng hành với tỉnh trong việc xây dựng đội tuyển thi đấu. Họ đã đi tắt đón đầu, mua ngay một đội đua và đổi tên thành Bình Định – Việt Nam, thuê 2 tay đua số 1 hiện giờ về thi đấu. Phương án này giúp cho giải đấu được giới thiệu đến người hâm mộ một cách nhanh nhất bởi chúng ta có một đội thi đấu riêng, mang màu cờ sắc áo của chúng ta, khơi gợi niềm tự hào dân tộc.

Cỗ máy 18 tỷ đồng bay trên mặt nước, nhiều VĐV Việt Nam sẵn sàng đua tốc độ F1H2O - 5

Chưa đầy 10 ngày nữa, chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Bình Định sẽ diễn ra. Không chỉ người hâm mộ Việt Nam đón chờ, các fan mê tốc độ trên thế giới cũng đã nhanh tay đặt vé và hồi hộp chờ tới ngày di chuyển tới Bình Định, nơi ví như “trời văn đất võ” của Việt Nam.

Hiện tại, vé xem giải đấu đang từ 800.000 đồng - 12.000.000 tuỳ vị trí, combo, được bán rộng rãi với công ty lữ hành và ở website của Ban tổ chức: https://grandprixofbinhdinh.com/mua-ve-2/

Hotline: 1900 272774

Giải đua Grand Prix of Binh Dinh nhận được sự đồng hành của các thương hiệu: Sacombank, KBC (Kinh Bac City) ở vai trò Nhà tài trợ Kim cương ; Nhà tài trợ vàng: Tập đoàn Hưng Thịnh, Petrolimex ; Nhà tài trợ Vận chuyển: Vietnam Airlines ; Nhà tài trợ bạc: Vinacapital, The Ocean Resort và Enimac.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN