Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Chuyện ít biết về “độc cô cầu bại” của điền kinh Đông Nam Á

Sở hữu thân hình khá mỏng cơm, không nhiều người nghĩ bên trong con người Dương Văn Thái lại là nguồn nội lực đáng kinh ngạc.

Dương Văn Thái ăn mừng chiến thắng tại SEA Games 30 năm 2019

Dương Văn Thái ăn mừng chiến thắng tại SEA Games 30 năm 2019

Cộng thêm tinh thần quyết tâm cao, anh đã trở thành “độc cô cầu bại” trong làng điền kinh Đông Nam Á ở cự ly trung bình.

Đi muộn, về sớm

Cự ly trung bình luôn là thế mạnh của điền kinh Việt Nam trong khoảng hơn chục năm trở lại đây với nhiều cái tên cự phách và Dương Văn Thái là một trong số đó. Ba kỳ SEA Games gần nhất, chàng trai quê Nam Trực, Nam Định đều thống trị hai nội dung 800m và 1.500m.

Anh gần như không cho đối thủ bất kỳ cơ hội nào trên đường chạy và xứng đáng được coi như “độc cô cầu bại” ở Đông Nam Á. Dẫu vậy, ít ai biết, Thái bắt đầu sự nghiệp thể thao khá muộn so với đồng nghiệp.

Sinh ra và lớn lên ở một huyện thuần nông, cuộc sống tuổi thơ của nhà vô địch SEA Games trôi qua bình dị như bao đứa trẻ khác.

Bước ngoặt tới khi anh học lớp 9. Năm đó anh về nhất ở một cuộc thi điền kinh cấp huyện và lọt vào “mắt xanh” các thầy cô bộ môn điền kinh, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao Nam Định. Các thày về tận nhà thuyết phục bố mẹ cho Thái theo nghiệp thể thao.

14 tuổi, chàng trai trẻ chia tay gia đình, theo thầy cô ra tỉnh tập thể thao. Những ngày đầu với Thái vô cùng khó khăn, khiến anh cảm thấy nản lòng.

“Môi trường thể thao chuyên nghiệp là cái gì đó quá lạ lẫm với tôi. Trước đây, mình ở nhà, mọi thứ đều theo ý mình nhưng vào Trung tâm thì phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc. Nhưng cái đó không đáng sợ bằng những bài nhồi thể lực. Nhiều buổi tôi tập đến nỗi không thở nổi, mệt chẳng muốn ăn cơm và đã có ý nghĩ bỏ cuộc.

Sau khoảng 1 tháng thì tôi dần quen và khoảng 3 tháng thì bắt đầu có tiến bộ về chuyên môn”, Thái nhớ lại.

HLV trưởng bộ môn điền kinh Nam Định Vũ Ngọc Lợi cho biết, Thái tuy mảnh khảnh nhưng nội tạng lại có thể chịu được các bài tập nặng.

Nhờ vậy, cậu học trò trẻ nhanh chóng sở hữu được nền tảng thể chất mạnh mẽ, bền bỉ, tiền đề hoàn hảo cho cự ly chạy trung bình.

Ngoài ra, Thái rất chịu khó học hỏi, tìm tòi nên có những bước tiến rất nhanh về mặt chuyên môn. Chỉ sau khoảng hơn 1 năm rèn rũa, Thái đã phá kỷ lục Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc và được chọn vào đội tuyển trẻ điền kinh, cự ly trung bình và vào huấn luyện ở Đà Nẵng.

Tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia 3 Đà Nẵng, nhờ tố chất sẵn có, cộng thêm sự quyết tâm, VĐV sinh năm 1992 tiếp tục tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng có tên ở đội tuyển điền kinh quốc gia.

HLV Hồ Thị Từ Tâm, người trực tiếp huấn luyện Dương Văn Thái những năm qua cho rằng, bà ấn tượng nhất ở chàng trai đất Bắc là ý thức tự giác và sự cầu thị trong sự nghiệp.

Trong khi đó, chân chạy 28 tuổi coi HLV Từ Tâm như người mẹ thứ hai: “Không có cô Tâm, tôi chắc chắn không có được thành quả như ngày hôm nay. Cô dồn hết đam mê, tâm huyết, sự hy hinh và tình yêu thương để dạy dỗ tôi và đồng đội”.

“Tôi nhớ nhất là những lần đội đi tập huấn ở Trung Quốc. Nơi đất khách, cô trò đùm bọc, sẻ chia nhau từng chút một. Có lần, do địa điểm tập và lưu trú cách xa nhau, cả nhóm tập hăng tới quá 12h nên ăn vội bữa trưa rồi đợi tới chiều tập tiếp. Rồi có lần tập huấn đúng dịp giáp Tết, cô trò thấy không khí ở quê nhà rạo rực cũng muốn về lắm. Nhưng chương trình chưa xong, cô lại động viên trò cùng nhau hoàn thành”, tuyển thủ điền kinh tiếp lời.

Chạy vì gia đình ở phía sau

Dương Văn Thái kể, gia đình anh ngoài làm ruộng thì không có nghề phụ gì. Cộng thêm nhà lại có tới bốn anh chị em nên cuộc sống khá chật vật. Bởi vậy, dù là con út nhưng ngay từ nhỏ anh chẳng được nuông chiều.

“Hồi bé tôi phụ bố mẹ việc cơm nước, giặt giũ. Lớn lên một chút thì phụ việc đồng áng. Nhìn vậy thôi chứ tôi làm được hết từ cày ruộng, cấy lúa, vơ cỏ hay gặt. Con nhà nghèo mà, phải làm thì mới có ăn. Nhưng giờ thì về nhà tôi chẳng phải làm gì nữa”, Thái cười nói.

Cũng bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, chàng trai quê Nam Định luôn quyết tâm rất cao ở các cuộc thi đấu, cả trong nước lẫn quốc tế.

Ngay lần đầu tham dự SEA Games 2011, anh đã xuất sắc giành HCV nội dung 800m. Tới SEA Games 2013, Thái giành HCV nội dung 1.500m, HCĐ 800m. Và kể từ SEA Games 2015, anh thống trị tuyệt đối cả hai nội dung sở trường.

“Từng bước chạy của tôi không đơn thuần là muốn chiến thắng đối thủ. Tôi phải chạy thật tốt để giúp bố mẹ bớt vất vả. Vì thế, mỗi lần bước vào thi đấu, tôi chạy bằng tất cả những gì mình có. Nhờ những thành tích đạt được, tôi đã giúp bố mẹ được một phần kinh phí sửa sang lại ngôi nhà cũ, mua sắm vài món đồ gia dụng. Cuộc sống gia đình tôi giờ cũng không khó khăn như trước nhưng tôi vẫn tâm niệm mình cần chạy tốt bởi gia đình ở phía sau. Tương lai tôi sẽ hướng tới đấu trường châu Á”, Thái bộc bạch.

Ông Thuật, bố Dương Văn Thái chia sẻ, gia đình rất tự hào vì cậu con trai út, gặp ai ông cũng khoe con được đi SEA Games, giành HCV.

“Em nó từ nhỏ nhút nhát lắm, chẳng ai ngờ giờ lại trở thành nhà vô địch, đem vinh quang về cho thể thao nước nhà. Bà con xóm làng cũng vui lây với gia đình tôi. Đợt cuối năm 2019, khi Thái thi đấu SEA Games, rất đông hàng xóm sang nhà tôi cổ vũ cho em nó khiến tôi cảm thấy khá hồi hộp. Lúc bị đối thủ chơi xấu, mọi người bức xúc lắm (cười). Vợ chồng tôi nhà quê, chẳng giúp gì được cho con, chỉ biết động viên con cố gắng bởi nghiệp thể thao tuy hào nhoáng đấy nhưng cũng rất ngắn ngủi”, ông Thuật chia sẻ.

Bà Nhung, mẹ Thái thì cho hay, con tập luyện tận Đà Nẵng nên bà rất nhớ.

Cả năm trời con xa nhà đằng đẵng, cũng may nhờ có Facebook nên mẹ con có thể nói chuyện và nhìn thấy nhau.

“Mỗi năm Tết em nó mới về nhà được vài ngày rồi lại gấp rút lên đường. Tôi gói gém mấy thứ đồ thì nó bảo ở trong đó các thầy cô lo cho đủ hết, chẳng thiếu gì rồi nhất định để lại, chỉ cầm ít kẹo lạc làm quà. Mong muốn lớn nhất của tôi là sau này Thái chuyển công tác ra ngoài Bắc, về Nam Định làm việc thì càng tốt”, bà Nhung tâm sự.

Giữ thể lực bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh Nhà vô địch SEA Games Dương Văn Thái cho hay, kể từ ngày theo thể thao chuyên nghiệp, anh luôn giữ nhịp sinh hoạt điều độ nhằm duy trì thể lực và cảm giác thi đấu: “Buổi sáng tôi thức dậy vào lúc 5h30, tập tới 7h30 thì nghỉ ăn sáng. Sau đó, về phòng nghỉ ngơi một chút tới khoảng 10h thì xuống phòng gym tập thêm thể lực. Ăn trưa xong khoảng 13h tôi sẽ nghỉ tới 15h trước khi trở lại tập luyện tới 17h. Buổi tối tôi luôn đi ngủ từ lúc 21h30. Ngay cả những ngày về nhà tôi cũng giữ thói quen sinh hoạt như vậy. Đặc biệt, tôi tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, có ga”.

Vận động viên sống thế nào thời dịch COVID-19?

Nhiều vận động viên bị giảm thu nhập, do các giải đấu bị huỷ bỏ hoặc hoãn lại, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hà ([Tên nguồn])
Điền kinh SEA Games 30 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN