Chuyên gia tư vấn bi-a (P1): Đặt cầu tay đúng cách
Ở phần một, mục tư vấn bi-a chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trang thiết bị và cách để đặt cầu tay đóng và cầu tay mở chuẩn xác.
Xin giới thiệu tới quý độc giả loạt chương trình tư vấn bi-a trên truyền hình cùng với cơ thủ Nguyễn Phúc Long. Bắt đầu từ 25/6, chúng tôi sẽ đều đặn gửi tới các bạn mỗi ngày 1 số vào lúc 10 giờ. Đồng hành cùng tiểu mục tư vấn không ai khác chính là cơ thủ Nguyễn Phúc Long, người từng giành được rất nhiều danh hiệu lớn nhỏ, không chỉ trong nước mà cả những giải đấu ở nước ngoài. Trong đó đỉnh cao nhất là tấm HCV mà cơ thủ người Hà Nội đạt được tại SEA Games 2009 diễn ra ở Lào. Với hơn 20 năm kinh nghiệm ''cầm cơ'', chắc chắn những tư vấn của cơ thủ 37 tuổi sẽ rất bổ ích với những ai yêu thích bộ môn pool 9 bóng. |
Phần 1: Tìm hiểu về trang thiết bị cần có với pool 9 bóng (video bản quyền thuộc VTV):
1, bàn bi-a lỗ: Theo tiêu chuẩn Liên đoàn bi-a lỗ thế giới hiện nay, bàn bi-a lỗ được làm bằng gỗ đặt trên 1 bộ khung bằng gỗ trên đó có 3 tấm đá. Trên bề mặt phủ trên 3 tấm đá là vải làm bằng len, ôm thành bằng bằng cao su.
2, bóng: Bóng bi-a hiện nay thường làm bằng chất liệu phenolic.
3, cây gậy: Gậy bi-a làm bằng gỗ nối với nhau qua hệ thống gel ở giữa với các đầu típ bằng da. Có độ thuôn đều giúp người chơi phát huy tối đa được lực khi chơi bi-a.
4, lơ: Bôi lên đầu cơ tạo ra một lớp phấn ma sát giữa gậy bi-a với bóng cái giúp cú đánh của cơ thủ chính xác hơn.
5, cầu tay đóng: Ngón giữa và ngón út sẽ là hai ngón chịu lực. Cầu tay đóng để sử dụng cho những cú đánh tầm xa, lực lớn hay những cú ép bi, đánh lùi bi cái.
6, cầu tay mở: Hai ngón đặt ngoài cùng chịu lực lớn. Cầu tay mở áp dụng với những cú đánh gần hay những cú đẩy nhẹ (những cú đánh có tốc độ chậm).
* Mời các bạn đón xem phần 2 "Tư vấn động tác nhấp cơ" vào 10h ngày 26/6.