Chung Hyeon sẽ là “Nishikori của Hàn Quốc”
Liệu Chung Hyeon từ chỗ là một cậu bé người Hàn Quốc đầy tiềm năng tới mức đã làm thay đổi cả triết lý của Học viện IMG Nick Bollettieri có thể vươn lên trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới?
Điểm mạnh khác của hình thể là cú thuận tay, Chung Hyeon tận dụng thân trên khá dày để tạo ra những cú đánh rất nặng cả khi phải chống đỡ đối thủ. Chính vì thế, mặt sân sở trường của Chung là sân cứng nhanh như ở US Open và sân cỏ ở Wimbledon.
Nhưng hạn chế lớn của Chung so với Nishikori là bộ chân. Nishikori thậm chí đã được thừa nhận như một trong những tay vợt nhanh nhất thế giới (nếu không muốn nói là số 1) hiện nay, thì Chung lại chậm hơn. Điểm cuối cùng trong trận đấu với Wawrinka (Chung thua) là khi Chung bắt volley ra ngoài sau khi đã ép trái đối thủ do di chuyển lên lưới không đủ nhanh để có thể đón được đường volley ở độ cao hơn và làm hẹp lại góc bắn lưới của đối thủ.
Cần một HLV xuất sắc
Ở US Open, trong khu vực dành cho HLV và người thân của Chung Hyeon có một Jiang Shan ngồi đó với chiếc mũ lưỡi trai và không biểu lộ nhiều cảm xúc.
Jiang Shan là chồng và là HLV của Li Na, người châu Á đầu tiên vô địch Grand Slam khi cô đăng quang ở Roland Garros và Australian Open. Liệu có thể còn lý do nào khác để Chung Hyeon mời Jiang Shan là anh muốn tận dụng kinh nghiệm của một người đã biết một tay vợt cần phải chuẩn bị những gì và đã trải qua những gì ở những giải đấu lớn, và tiếp nhận cách để một người châu Á có thể đương đầu với các tay vợt đến từ Mỹ, châu Âu có truyền thống tennis cả trăm năm nay?
Chung Hyeon chỉ chịu thua Stan Wawrinka sau 3 loạt tie-break căng thẳng ở US Open 2015
Nhưng không hiểu là sự chuyển tiếp từ thế giới tennis nữ sang nam có dễ dàng và các phương cách mà Jiang Shan tích góp được có đủ cho Chung hay không khi HLV hiện tại của anh chỉ là Yoon Yong-il, một người đồng hương và danh tiếng trong làng tennis xưa kia chỉ quanh quẩn ở các đại hội thể thao châu Á.
Nishikori phát huy được những tiềm năng của anh khi tôi luyện ở Học viện IMG nhờ được gửi gắm vào tay HLV Dante Bottini (người Argentina), HLV được xếp vào nhóm những HLV xuất sắc hàng đầu (Elite Coaches). Và khi kiếm được hàng triệu USD từ tiền thưởng và đặc biệt là quảng cáo, Nishikori “sắm” thêm cho mình HLV Michael Chang, người đã vô địch Roland Garros đúng năm Nishikori ra đời (1989).
Gần một năm sau củng cố ê kíp huấn luyện cho mình, Nishikori làm nên kỳ tích với những bước tiến ngoạn mục: Vào tới chung kết US Open, đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng ATP, đánh bại những tay vợt hàng đầu như Federer, Djokovic… Đó là những thành tựu vĩ đại với một tay vợt từng chỉ dám đặt mục tiêu đứng 45 thế giới để vượt qua cột mốc vị trí 46 mà một người Nhật khác từng làm được.
Chung Hyeon cũng có một cột mốc tương tự để chinh phục là vị trí thứ 36 của Lee Hyung-taik, người Hàn Quốc từng có thứ hạng ATP cao nhất xưa nay.
Chung chắc chắn sẽ vượt qua cột mốc đó, sẽ đi vào lịch sử quần vợt Hàn Quốc. Nhưng để thêm một Nishikori cho tennis châu Á và trở thành tay vợt tầm cỡ của thế giới thì Chung phải có được một con đường như Nishikori.
Video trận đấu ngang ngửa của Chung Hyeon với Stan Wawrinka ở US Open 2015: