"Chiến mã" F1: Ngựa tốt khó thuần
Giải đua xe Thể thức 1 đã trải qua gần 70 năm lịch sử và phát triển và cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, những chiếc xe đã không ngừng thay đổi và nhanh hơn. Tuy nhiên gần đây nhiều nhà phân tích, chuyên gia và cả các tay đua đều cho rằng chiếc xe F1 hiện tại dễ lái hơn trước, nó như một bước lùi trong sự phát triển của F1.
Trong hầu hết mọi khía cạnh của đời sống, việc tạo ra một thứ mà để dễ dàng sử dụng hơn là một điểu nên làm. Nhưng trong thể thao, mọi chuyện lại diễn ra ngược lại, khoa học giúp cải thiện mọi thứ, khiến các môn thể thao khó lường hơn. Vậy F1 có đang trở nên đơn giản hơn không?
Chiếc xe F1 hiện đại rất dễ xoay và văng lề
Chắc chắn nó đã gặp phải những lời phàn nàn của nhiều người, nhưng đó liệu có phải những lời chỉ trích hợp lí. Thực tế nó rất là rắc rối, nó không hề đơn giản như việc xử lí nó với hai câu trả lời "đúng" và "sai". Hơn nữa, mỗi kỉ nguyên F1, bao gồm cả hiện tại, đều khác nhau và ở mỗi thời kì, nó lại có những thước đo khác nhau về sự thể hiện của những chiếc xe đua khiến cho việc so sánh thật khó có kết quả chính xác.
Thách thức của đua xe
Cựu tay đua F1, giờ đang là bình luận viên của kênh Sky Sport F1 Martin Brundle có lẽ là người thích hợp nhất để đưa ra quan điểm chính xác nhất về vấn đề này. Với kinh nghiệm từ chiếc xe của Fangio năm 1954, Mercedes 196 đến mới đây nhất là chiếc Mercedes F1 W06 Hybrid, Brundle đã trải nghiệm 40 chiếc F1 khác nhau trên đường đua.
Ông cho rằng thử thách này có hai yếu tố quan trọng nhất: khía cạnh về vật lí và khả năng điều khiển được chiếc xe và khi ta nói đến 'dễ' chúng ta phải phân biệt giữa hai khía cạnh này.
Theo như Martin, chiếc xe mà ông thấy dễ lái nhất là chiếc Red Bull với động cơ 2.4lit V8 và hệ thống khí xả thổi (sử dụng trong giai đoạn 2010 - 2013). Chiếc xe gần như bám chặt xuống mặt đường, kể cả khi trời mưa to. Những chiếc xe 2015 thì ngược lại, chúng có thể xoay ở bất kì góc cua nào, với số lượng mômen xoắn và năng lượng tức thời có được từ pin và turbo.
"Những chiếc xe này dễ điều khiển hơn trên khía cạnh vật lí, nhưng nó khó điều khiến hơn để giữ nó trên đường đua. Tôi rất khâm phục các tay đua trong những tình huống cuộc đua trở lại sau khi xe an toàn rời đường đua hay đua trong điều kiện nửa khô nửa ướt."
Thách thức về thể chất
Brundle cho rằng những chiếc xe hiện nay không đòi hỏi quá nhiều thể lực như những chiếc xe trong quá khứ, và ông cũng lấy ví dụ về đợt thử chiếc xe Force India VJM08 mới đây nhất của mình. "Tôi chạy 100km, nhanh nhất tôi có thể đi, sử dụng lốp khô trong điều kiện thời tiết tốt. Tôi cảm thấy mình có thể dừng lại bất cứ lúc nào, những cổ tôi không hề đau. Tôi đã 56 tuổi rồi, tôi nghĩ mình không nên làm điều này."
Những thách thức về thể lực khi lái những chiếc xe F1 đã giảm đi đáng kể trong khoảng 30 năm qua, với những chuẩn mực của lốp và động cơ ở kỉ nguyên turbo giữa những năm 1980. Cựu tay đua Derek Warwick, hiện là giám sát viên của F1, cũng cho rằng thể lực cần có là sự khác biệt giữa những chiếc xe hiện nay và những "con quái vật" của thập niên 1980.
"Con quái vật" F1 thập niên 1980
"Chiếc xe tôi lái đòi hỏi nhiều hơn từ tay đua. Bạn phải ngồi trong một chiếc "tên lửa" có tới 1350 mã lực khiến bạn không thể sang số đủ nhanh được. Theo tôi đó là những chiếc xe khó lái. Khó bởi vì lượng downforce bạn có, bạn phải liên tục lên số, xuống số và khó ở chỗ bạn phải điều khiển một chiếc xe có sức mạnh cực lớn."
"Liệu một tay đua trẻ như Verstappen có thể lái chiếc xe của tôi và trở nên thành thạo ngay sau đó không? Tôi nghĩ cậu ấy sẽ gặp khó khăn. Ý của tôi không phải là chiếc xe hiện nay không khó lái, đơn thuần là nó khác biệt. Những tay đua xuất sắc là những tay đua giỏi ở một thời nhất định, nhưng chúng ta đang nói tới những tay đua giỏi nhất thế giới. Họ sẽ thích nghi được."
Thách thức về tinh thần
Vẫn có những tranh cãi được đưa ra, họ cho rằng các tay đua có nhiều thời gian hơn là những giải đua khác, nỗ lực ít hơn trong việc xử lí tức thời trong quá trính điều khiển xe. Tuy nhiên xe F1 hiện đại lại hoàn toàn khác, mỗi vòng các tay đua phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn là việc chỉ cua chuẩn ở từng khúc cua.
Giờ đây các tay đua phải quản lí chiếc power unit của mình, giám sát về nhiên liệu trong xe, nơi dự trữ pin và sự phát tán của năng lượng sinh ra. Vừa quan sát, theo dõi và vừa điều khiển chiếc xe như vậy là điều không hề dễ dàng.