Chia tay Nadal: Chú Toni đâu phải tội đồ

Toni Nadal nói sẽ không còn làm HLV của Rafa kể từ 2018 cũng là lúc để chúng ta kể về một HLV huyền thoại.

Video Nadal thua đau Federer ở chung kết Úc mở rộng 2017:

“Tôi hạnh phúc khi thấy Nadal chơi tốt. Nhưng tôi còn hạnh phúc hơn nữa khi mọi người nói rằng Nadal là một chàng trai tử tế”, đây có lẽ là một trong những câu nói khái quát nhất về giá trị của ông Toni mang lại cho Nadal, nó như một di sản mà ông để lại trước là cho gia đình Nadal và sau là cả thế giới tennis.

Câu này ông Toni nói năm 2011, bên thềm US Open. Tới nay đã là sáu năm nhưng vẫn không hề thay đổi, cả từ người nói tới người được miêu tả. Và ngược trở lại quá khứ, nó soi chiếu cho cả những năm tháng đầu tiên Nadal xuất hiện trước toàn thể thế giới tennis như một “con quái vật” (cảm nhận của Brad Gilber) cầm vợt, nhưng lại là một người khiêm tốn nhất (từ của cả thế giới dành cho Nadal).

Toni, người làm thay đổi tennis thế giới

Brad Gilbert gọi Nadal là quái vật vì ông chưa từng bao giờ thấy một tay vợt nào lại có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, có đôi chân nhanh dị thường và cú thuận tay xoáy khủng khiếp, khi mà tốc độ 4500 vòng/phút (rpm) nếu là cỗ máy xe hơi thì nó đã có thể chạy trên 100km/h khá nhiều.

Chia tay Nadal: Chú Toni đâu phải tội đồ - 1

Chú cháu Nadal quyết định chia tay

Brad Gilbert là cựu tay vợt người Mỹ, tác giả của cuốn sách kinh điển “Chiến thắng Xấu xí”, từng huấn luyện Murray, làm cố vấn cho Raonic, ghi nhận một xu hướng mới từ triết lý của HLV huyền thoại Nick Bollettieri là chơi cuối sân nhiều hơn sẽ hiệu quả hơn. Nhưng Gilber chưa thấy tay vợt nào đánh xoáy đến thế, nặng đến thế và có thể hành hạ Federer dễ dàng đến thế. 

Với tất cả đó, nên dù Nadal là người thực hiện thì ý tưởng, thai nghén, đạo diễn vẫn là ông Toni Nadal. Vì những ai theo dõi Nadal đều biết tay vợt này thuận tay phải nhưng được ông Toni cho cầm vợt tay trái.

Tất nhiên là nó không chỉ để phục vụ việc đánh trái tay vì thực ra cú đánh này lực xuất phát còn từ hông, độ xoay của thân trên chứ không chỉ cánh tay đặt sát với mặt vợt.

Nhưng chơi tay chiêu thì còn rất nhiều lợi thế, từ cú serve cho tới việc điều bóng khi không bị thất thế, và thậm chí là cả khả năng để phát triển trí não dù cho có nghiên cứu cho rằng tuổi thọ thể thao của những người thuận tay trái hay chân trái thường ngắn hơn bình thường.  

Rồi khi các tay vợt chỉ kết thúc vợt qua đầu khi cứu bóng hoặc thực hiện cú vừa chạy vừa đánh thì Nadal lại thường xuyên làm như thế. 

Nadal trở thành khắc tinh của Federer và của bất cứ tay vợt nào trong suốt những năm đỉnh cao nhờ vào điều đó. Cách chơi phòng thủ có thể áp chế lối đánh tấn công.

Nói cách khác, ông Toni Nadal đã đi trước thế giới cả một thập kỷ. Có thể ông chỉ tạo ra duy nhất một Nadal còn huyền thoại Nick Bollettieri thì có khoảng chục học trò là số 1 thế giới nhưng để khẳng định sự vượt trội của lối đánh cuối sân thì không ai giỏi hơn chú cháu nhà Nadal cả.

Không cần là bố của một VĐV, chúng ta cũng hiểu Toni Nadal vĩ đại

Gia đình nhà Nadal có thể tự hào về truyền thống thể thao, một người chú khác của Nadal là cựu trung vệ Miguel Nadal (Mallorca, Barca và Tây Ban Nha). Nhưng tennis đặc biệt và chỉ có những phẩm chất ngoại lệ mới có thể hạn chế được nổi những mặt trái của tính gia đình.

Chúng ta thật khó lòng đếm cho xuể có bao nhiêu gia đình tennis trong thế giới của những tay vợt chuyên nghiệp, cũng như có thể kể hàng loạt câu chuyện của những tay vợt mà bố, mẹ hay ai đó trong gia đình cũng sắm luôn vai của một HLV từ lúc còn trẻ tới lúc ngự trị trên đỉnh vinh quang trong một quãng thời gian dài tới 25 năm như thế.

Lừng danh như gia đình nhà Williams thì đã nhiều năm qua Serena có HLV là một người Pháp và bố của cô thậm chí còn không tiếp tục đi xem và cổ vũ nữa.

Giỏi giang như anh em song sinh nhà Bryans một phần là nhờ có bố cũng là một HLV tennis thì nhiều năm qua ông Wayne Bryan sắm vai HLV tennis cho trẻ nhỏ và thường xuyên làm cả công việc MC giới thiệu trên sân của giải Citi Open tại Washington DC.

Hay Sharapova theo chân cha sang Mỹ tập luyện tennis từ nhỏ nhưng từ năm 11 tuổi, Masha đã chọn một người không thân thích làm HLV, ông Robert Lansdorp, người gắn bó cho tới khi Masha giành được Wimbledon lúc 17 tuổi.

Chia tay Nadal: Chú Toni đâu phải tội đồ - 2

Nhờ có Toni, Rafa mới có ngày hôm nay

Rồi cựu số 1 thế giới của nữ là Wozniacki cũng chỉ chịu để cho cha làm HLV thêm khoảng một năm sau khi lên ngôi số rồi quyết định thuê HLV ngoài với mong muốn sẽ giành được một Grand Slam nào đó (dù tiếc là vẫn chưa thể).

Alex Dolgopolov, một tay vợt thuộc thế hệ gần đây nhưng lại biết rất nhiều đàn anh tài giỏi vì cha của anh huấn luyện cho rất nhiều tay vợt đẳng cấp khác nhau, cũng không chịu “bổ nhiệm” cha mình làm HLV mà đi thuê người khác từ khá sớm sau khi chuyển sang chuyên nghiệp. 

Và gần đây nhất là Alexander Zverev, tay vợt chưa tròn 20 tuổi nhưng đã và đang làm nên những điều kỳ diệu (vừa có danh hiệu ATP Tour thứ hai), sinh ra trong một gia đình có ba đời chơi tennis chuyên nghiệp (cả bà và bố mẹ lẫn anh ruột), nhưng cũng đã công khai rằng muốn có một HLV mới và người đó là Boris Becker.

Lý do có thể là kiến thức, là tính thân sơ, là tầm nhìn, hoặc bất cứ điều gì có thể nảy sinh trong một gia đình. 

Vậy mà Toni làm được, làm một cách xuất sắc. 25 năm qua phải tới năm thứ 23 thì dư luận mới đặt câu hỏi là liệu ông Toni có còn phù hợp hay không sau khi thấy Nadal sa sút, bế tắc trước Djokovic bị ngay cả những tay vợt trẻ và vô danh bắt bài.

Và ở năm thứ 24 thì sức ép lên Toni mới trực diện hơn, có những đòi hỏi ông phải buông Nadal lập tức sau khi Rafa bị loại ngay từ vòng 1 của Australian Open sau khi đã dẫn trước Verdasco hai set rồi thua ngược.

Còn mùa giải năm nay bắt đầu là khi Nadal bước sang năm thứ ba không có danh hiệu Grand Slam nào. Và khi Nadal lọt vào tới trận chung kết, đã đến rất gần với danh hiệu Grand Slam thứ 15 thì có câu hỏi đặt ra là liệu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không khi Nadal có thêm HLV Carlos Moya và cũng là lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình có một HLV thực sự ngoài chú ruột.  

Liệu Nadal hay hỏi thẳng thắn hơn là nếu như Nadal mà thay HLV sớm hơn thì có lẽ anh đã không lận đận đến thế trong những năm qua?

Chính ông Toni là người đã bốc điện thoại gọi điện cho Carlos Moya đề nghị tham gia ê kíp huấn luyện cho Nadal. Không thật rõ đây là quyết định của ai, Nadal hay ông Toni, nhưng nếu đó là sự lựa chọn của ông Toni thì cũng không nên lấy làm bất ngờ.

Carlos Moya là người mà ông Toni biết rất rõ cả về mặt con người lẫn chuyên môn, thế nên quyết định giao Nadal vào tay cựu số 1 thế giới thì ít nhiều nó cũng giống như là gửi Nadal cho một người thân khác trong gia đình. Moya cũng là người Mallorca, thân thiết với Nadal, và mẫu mực nên có thể giống như một người anh lớn.

Ông Toni giao Nadal cho Moya phần nào đó cũng giống như cha của Nadal ông Sebastian giao đứa con trai của mình cho người em trai vậy.

Tính cách của Nadal là tính cách của ông Toni qua một triết lý giản đơn rằng “tài năng lớn nhất của con người là khả năng học hỏi. Nếu không có khả năng và ý chí học hỏi, thì mọi năng khiếu cũng đều trở nên vô nghĩa”.

Và Toni đánh giá phẩm chất cao quý thứ hai của Nadal là một VĐV không bao giờ chấp nhận thối chí cả trên sân tập lẫn thi đấu. Phẩm chất này “nở hoa” bởi trong tennis, việc cứu thêm một đường bóng tức là buộc đối thủ phải mạo hiểm tấn công thêm một lần (và có nguy cơ tự mắc lỗi).

Chưa hết, “giá trị của một con người là khi đã trở thành nhà vô địch rồi thì anh ta cũng vẫn chỉ là một con người bình thường, chia sẻ những giá trị giống như những người bình thường khác”.

Thế nên, không phải Nadal đã giúp ông Toni trở thành HLV giàu thành tích nhất của thế giới tennis, mà chính ông Toni đã góp phần tạo nên một Nadal huyền thoại, với những cái giá nhất định từ việc 25 năm qua, thời gian ông dành cho gia đình có ba đứa con năm nay 13, 14 và 16 tuổi còn ít hơn cả cho Nadal.

Ngôi đền huyền thoại tennis thế giới ở Newport, Rhode Island, nước Mỹ sau này mà không có tên Toni Nadal sẽ là thiếu sót lớn….

Nadal và danh hiệu Roland Garros
Theo bạn, Nadal có thể chinh phục Roland Garros 2017?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN