Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
1
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

Chấn động SEA Games, Việt Nam nhận "tin dữ": Định mệnh lịch sử 58 năm

Sự kiện: SEA Games 32

(Tin thể thao, tin SEA Games) Sau 58 năm, Singapore lại đứng trước một cuộc cạnh tranh vị trí cho top 3 chung cuộc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á và lần này, tiếng nói định mệnh đang đứng về phía họ và ngoảnh mặt với đoàn thể thao Việt Nam.

Video cú nhảy cầu 3m giành HCV cá nhân của Wendy Ng Yan Yee tại SEA Games 29

Thông tin nhà vô địch nhảy cầu 3m Wendy Ng Yan Yee (Malaysia) dính doping, tưởng như sẽ chỉ làm ảnh hưởng tới đoàn thể thao nước này, tuy nhiên đây là điểm mấu chốt đang dẫn tới việc đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) bị đoàn Singapore chiếm vị trí thứ 3 chung cuộc tại SEA Games 29, kết thúc hồi tháng 8 vừa qua.

Chấn động SEA Games, Việt Nam nhận "tin dữ": Định mệnh lịch sử 58 năm - 1

Wendy Ng Yan Yee dính doping giúp Singapore lấy vị trí top 3 của Việt Nam

Tin "sét đánh" đến ở thời điểm mà công tác hậu SEA Games của TTVN đã được hoàn thành, và nó khiến mọi thứ đảo lộn, bởi việc rơi xuống thứ hạng 4 tại SEA Games khiến đoàn TTVN không đạt nhiệm vụ đề ra tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á 2017. Câu chuyện soán ngôi hy hữu trên lần đầu tiên xảy ra tại SEA Games và như dường như là một...định mệnh.

Cuộc đua top 3...định mệnh, hết SEA Games vẫn chưa ngã ngũ

SEA Games 29 Malaysia xuất sắc đứng ngôi số 1, Thái Lan đứng vững chắc ở vị trí thứ 2, còn Việt Nam và Singapore trải qua một cuộc cạnh tranh hấp dẫn nhất trong lịch sử các kỳ SEA Games cho top 3. Người hâm mộ thể thao Việt Nam, hẳn chưa quên ngày thi đấu cuối cùng (30/8) tại SEA Games 29 tại Malaysia, khi đó đoàn TTVN và người hâm mộ phải "nín thở" chờ tin tranh tài của các VĐV Singapore.

TT

Đoàn Thể Thao

Huy Chương

Tổng HC

 Vàng

Bạc

Đồng

1

 Malaysia (MAS)*

144

92

86

322

2

 Thái Lan (THA)

72

86

88

246

3

 Singapore (SGP)

58

57

73

188

4

 Việt Nam (VIE)

58

50

60

168

5

 Indonesia (INA)

38

63

90

191

6

 Philippines (PHI)

24

33

64

121

7

 Myanmar (MYA)

7

10

20

37

8

 Campuchia (CAM)

3

2

12

17

9

 Lào (LAO) 

2

3

21

26

10

 Brunei (BRU)

0

5

9

14

11

 Timor-Leste (TLS)

0

0

3

3

Chưa chính thức, nhưng gần như chắc chắn Singapore sẽ lấy vị trí số 3 của Việt Nam trên bảng xếp hạng SEA Games 29

Ngày thi đấu 30/8, Việt Nam hơn Singapore 1 HCV song lại kém về số lượng HCB, nếu đoàn Singapore có thêm 1 tấm HCV coi như chúng ta sẽ đứng hạng 4. Éo le ở chỗ, ngày thi đấu đó Việt Nam chỉ còn 1 nội dung cử tạ của lực sỹ Hoàng Tấn Tài và sau khi kết thúc phần thi lực sỹ của chúng ta giành thêm HCĐ khi đó tất cả đều chờ tin của VĐV Singapore.

Đoàn Singapore còn 4 nội dung tranh chấp huy chương (chạy trên băng, nhảy cầu) nhưng thật bất ngờ, kết thúc ngày thi đấu cuối cùng họ chỉ giành thêm 4 HCB, và chấp nhận xếp thứ 4 chung cuộc sau Việt Nam.

SEA Games đã kết thúc gần 2 tháng...kết quả vẫn chưa ngã ngũ khi Singapore đang được "truy lĩnh" tấm HCV do VĐV Malaysia dính doping, điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ mất ngôi vị số 3 chung cuộc tại SEA Games 29 vào tay Singapore.

Vẫn chưa có văn bản chính thức nào từ các Liên đoàn thành viên có thẩm quyền, nhưng có tới 90% điều này sẽ trở thành hiện thực.

Lịch sử "đền đáp" cho Singapore sau 58 năm?

Tại SEA Games 29 đã diễn ra một cuộc cạnh tranh hấp dẫn, kịch tính bậc nhất trong lịch sử Đại hội thể thao Đông Nam Á, nó như một "trò đùa số phận" có phần ưu ái cho Singapore, còn phũ phàng với đoàn thể thao Việt Nam.

TT

Đoàn Thể Thao

Huy Chương

Tổng HC

 Vàng

Bạc

Đồng

1

 Thái Lan (THA)*

35

26

16

77

2

 Burma (Myanmar) (BIR)

11

15

14

40

3

 Malaysia (MAL)

8

15

11

34

4

 Singapore (SIN)

8

7

18

33

5

 Việt Nam (VIE)

5

5

6

16

6

 Lào (LAO)

0

0

2

2

Ở kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ nhất tại Thái Lan 1959, Singapore và Malaysia cũng trải qua một cuộc đua top 3 nghẹt thở

Quay ngược bánh xe thời gian, trở về kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ nhất khi đó giải đấu còn mang tên Southeast Asian Peninsular Games (bán đảo Đông Nam Á), được tổ chức tại Thái Lan năm 1959, 6 nước tham dự trong đó có đoàn thể thao Việt Nam.

Ở kỳ thi đấu này, Thái Lan giành vị trí số 1 với 35 HCV, đứng thứ 2 là Burma (Myanmar khi chưa đổi tên) và vị trí thứ 3 là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Singapore và Malaysia.

Được biết Singapore là đoàn đã liên tiếp giữ vị trị thứ 3 từ những ngày thi đấu đầu tiên, song họ lại để Malaysia cân bằng số HCV và vượt lên nhờ hơn số lượng HCB ở thời điểm quyết định. Khi đó Singapore ngậm ngùi xuống vị trí thứ 4 với (8 HCV, 7 HCB và 18 HCĐ) xếp sau Malaysia (8 HCV, 15 HCB, 11 HCĐ).

Sau 58 năm, Singapore lại cạnh tranh quyết liệt giành vị trí thứ 3 với Việt Nam tại SEA Games và họ tiếp tục thua cuộc, nhưng sau gần 2 tháng họ nhận tin vượt qua Việt Nam nhờ nhận thêm 1 tấm HCV. Lần này "Quốc đảo sư tử" đã được lịch sử ưu ái.

Chấn động SEA Games: VĐV Malaysia dính doping, Việt Nam nhận ”tin dữ”

Đoàn thể thao Việt Nam đang "đau đầu" về tin doping tại SEA Games 29 vừa qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN