Chấn động Olympic khi "vua tốc độ" Jacobs bị báo Mỹ nghi ngờ về doping
(Tin thể thao - Tin Olympic Tokyo) Lamont Marcell Jacobs, "ông vua" mới của đường chạy 100m bị nghi ngờ liệu anh có liên quan đến doping sau khi giành huy chương vàng (HCV) ở Olympic Tokyo.
Phần thi của Marcell Jacobs ở nội dung 100m nam, Olympic Tokyo
Tranh cãi "Vua tốc độ" bị nghi sử dụng doping ở Olympic Tokyo
Lamont Marcell Jacobs là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất làng thể thao thời điểm hiện tại. Ở Olympic Tokyo, VĐV người Italia xuất sắc giành HCV trên đường chạy 100m nam với thành tích 9 giây 80, qua đó trở thành "vua tốc độ" mới của điền kinh thế giới.
Báo chí Mỹ đặt nghi vấn "vua tốc độ" Marcell Jacobs sử dụng doping
Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu thời gian qua, tờ Washington Post (Mỹ) không bất ngờ đặt ra nghi vấn Marcell Jacobs sử dụng doping: "Thành tích của Lamont Marcell Jacobs đáng bị nghi ngờ về khả năng dùng doping, còn những môn thể thao khác thì không".
Cho đến trước Olympic Tokyo, thành tích tốt nhất của Marcell Jacobs trên đường chạy 100m chỉ là 10 giây 03. Tuy nhiên tại bán kết và chung kết,của kỳ Thế vận hội năm nay, VĐV 26 tuổi đạt thành tích lần lượt là 9 giây 84 và 9 giây 80. Dù không vượt qua kỷ lục Olympic 9 giây 63 của Usain Bolt, đây cũng thông số đủ để phá kỷ lục châu Âu.
Bài viết của Washington Post lập tức vấp phải những phản ứng trái chiều. Chủ tịch Ủy ban Olympic Italia (CONI) Giovanni Malago thẳng thừng tuyên bố, những nghi ngờ nhắm vào Jacobs là điều "đáng xấu hổ và gây khó chịu".
Trong khi đó, tờ Atheltics Illustrated nhận định xuất thân của Marcell Jacobs có thể là nguyên nhân khiến anh bị truyền thông Mỹ "xâu xé". VĐV 26 tuổi có mẹ là người Italia, bố là người Mỹ, sinh ra tại tiểu bang Texas (Mỹ). Khi Marcell Jacobs mới 6 tháng tuổi, bố mẹ chia tay, còn anh chuyển đến Italia sống cùng mẹ.
Theo Atheltics Illustrated, "giới truyền thông Mỹ đang ghen tị vì một người Mỹ gốc Ý lần lượt đánh bại những đại diện của Mỹ để giành HCV".
Sự thật là gì?
Olympic Tokyo chứng kiến những bước tiến lớn về công nghệ, tiêu biểu phải kế đến công nghệ thiết kế bề mặt đường đua (fast track) ở môn điền kinh. Mặt sân điền kinh tại Olympic Tokyo có tên Mondotrack WS, được sản xuất bởi Mondo, đối tác của 12 kỳ Thế vận hội gần nhất.
Đột phá về công nghệ ở Olympic Tokyo, cộng với phong độ ổn định là nguyên nhân giúp Marcell Jacobs trở thành "vua tốc độ" mới?
Trên website chính thức, Mondo tiết lộ công nghệ thiết kế bề mặt đường đua mới giúp tối đa hóa tốc độ của các VĐV. Một số ngôi sao chạy nước rút như Andre De Grasse (Canada, HCV 200m nam), Ronnie Baker (Mỹ) cũng lên tiếng thừa nhận điều này.
Bước đột phá thứ 2 đến từ công nghệ sản xuất giày chạy. Vài năm trở lại đây, một hãng sản xuất dụng cụ thể thao lớn của Mỹ đã ra mắt mẫu giày chạy áp dụng công nghệ "mạ carbon".
Theo nghiên cứu khoa học, mẫu giày chạy này giúp người dùng nâng cao hiệu suất, rút ngắn đáng kể thành tích và một trong những "tín đồ" của chúng không ai khác ngoài Lamont Marcell Jacobs.
Trang Reuters (Anh) kết luận, cải tiến về trang thiết bị, cộng với nhiệt độ trên 30 độ C tại Nhật Bản là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho VĐV điền kinh, đặc biệt ở những nội dung chạy nước rút.
Marcell Jacobs không phải cái tên duy nhất có sự đột phá về thành tích. Đến ngày 3/8, Olympic Tokyo chứng kiến 3 kỷ lục thế giới, 6 kỷ lục Thế vận hội, bên cạnh vô số kỷ lục cá nhân, quốc gia, châu lục được thiết lập ở môn điền kinh.
Atheltics Illustrated chỉ ra thành tích của Marcell Jacobs ở các nội dung mà anh từng tham gia tranh tài xuyên suốt sự nghiệp như chạy 60m, 100m, 200m, nhảy xa được cải thiện qua từng năm. Ngay trong năm 2021, thông số chạy 100m của VĐV 26 tuổi cũng tịnh tiến nhưng tuyệt nhiên không có sự đột biến bất thường nào.
Trong bối cảnh công tác kiểm tra doping đang được thực hiện ngày càng nghiêm ngặt, việc không phát hiện ra sự bất thường nào từ các VĐV rõ ràng là điều khó có thể xảy ra.
(Chung kết 100m nam điền kinh Olympic Tokyo) Lamont Marcell Jacobs (Italia) giành HCV chạy 100m nam, phá kỷ lục châu Âu nhưng không thể...
Nguồn: [Link nguồn]