Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
1
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
3
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
2

Chấn động "ao làng" SEA Games: Tranh cãi chia tiền thưởng

Dư luận Singapore được phen tranh luận gay gắt sau khi VĐV đoạt HCV SEA Games 29 bị buộc phải chia tiền thưởng cho Liên đoàn điền kinh.

Thể thao Singapore vừa xảy ra scandal khi VĐV marathon Soh Rui Yong gửi thư phản đối Liên đoàn điền kinh Singapore (SA) đã lấy 20% tiền thưởng cho chiếc HCV của anh ở SEA Games 29. Soh Rui Yong được thưởng 10.000 dollar Singapore và bị yêu cầu phải nộp 2.000 dollar cho SA.

Chấn động "ao làng" SEA Games: Tranh cãi chia tiền thưởng - 1

Soh Rui Yong được thưởng 10.000 dollar cho HCV SEA Games nhưng phải nộp 20% cho Liên đoàn điền kinh

Thể thao Singapore từ lâu đã đề ra quy định rằng các VĐV sau khi giành chiến thắng ở các đại hội thể thao sẽ phải trích ra một khoản tiền để nộp cho liên đoàn thể thao của mình cho mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tập luyện. Tiền thưởng giành được ở Olympic, ASIAD và SEA Games phải trích ra 20%, tiền thưởng ở Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung phải trích 50%.

Tuy nhiên Soh Rui Yong phản ứng dữ dội trước yêu cầu trích tiền. Trong bức thư của mình, anh cho rằng SA không xứng đáng nhận phần tiền thưởng của mình do tổ chức này đã không giúp đỡ anh trong công tác tổ chức tập luyện, đồng thời chỉ trích tổ chức này đã gây ra quá nhiều xung đột nội bộ khiến các VĐV cũng bị ảnh hưởng theo.

Soh ước tính rằng anh đã phải tự bỏ ra 2.000 dollar Singapore để tập luyện trước thềm SEA Games. Nếu phải trích 20%, Soh cho biết anh thà tặng số tiền đó cho HLV người Mỹ Ben Rosario đã giúp anh tập huấn, hoặc gửi tặng một quỹ từ thiện mà anh lựa chọn, hơn là đưa cho liên đoàn.

Chấn động "ao làng" SEA Games: Tranh cãi chia tiền thưởng - 2

Soh Rui Yong cho biết anh phải tự thanh toán phần lớn chi phí tập huấn

Chủ tịch Liên đoàn điền kinh Singapore, ông Ho Mun Cheong, cho biết ông không phản đối Soh giữ toàn bộ số tiền thưởng 10.000 dollar Singapore. Tuy nhiên ông Ho cho biết SA đã luôn hỗ trợ kinh phí cho Soh, người được nhận mỗi tháng 1.200 dollar trợ cấp từ SA. Ông Ho cho biết SA đã hỗ trợ cho Soh Rui Yong hơn 50.000 dollar Singapore trong 3 năm qua.

Nhưng Soh sau đó đã phản bác lại rằng số tiền trợ cấp mà anh nhận được không phải đến từ SA. “Những khoản tiền hỗ trợ tôi được nhận đều đến từ Viện thể thao Singapore (SSI), không phải SA”, Soh nói.

Cuộc đấu đá này đã bắt đầu dẫn tới những luồng ý kiến mạnh mẽ từ báo giới lẫn mạng xã hội. Nhật báo Straits Times, tờ tin tức số 1 ở Singapore, nhấn mạnh: “10.000 dollar mà Soh nhận là 10.000 dollar anh ấy phải chiến thắng để giành được. Tương tự, 20% mà Liên đoàn điền kinh được hưởng, họ chỉ được hưởng nếu họ giúp đỡ Soh trong công tác huấn luyện và hậu cần”.

Trên mạng xã hội, sự tranh luận còn gay gắt hơn với đại đa số ý kiến ủng hộ Soh và các VĐV khác. Ngay trên fanpage Facebook của tờ Straits Times, độc giả của tờ này đưa ra ý kiến với những bình luận như: “Thể thao Singapore đầu tư tối thiểu nhưng đòi thành quả tối đa”, hay “Trợ cấp 1.200 dollar/tháng còn không đủ cho VĐV đáp ứng các sinh hoạt thông thường, chẳng lẽ chúng tôi còn phải quyên tiền ủng hộ?”.

Chấn động "ao làng" SEA Games: Tranh cãi chia tiền thưởng - 3

Soh Rui Yong đích thân lên tiếng trên Facebook về sự thiếu đầu tư của Liên đoàn dành cho anh

Thậm chí đích thân Soh Rui Yong đã xuất hiện trên fanpage của Straits Times và đưa ra con số, rằng từ tháng 11/2014 Liên đoàn điền kinh Singapore đã trả hơn 400.000 dollar cho các HLV và giám đốc kỹ thuật chuyên về các nội dung chạy ngắn, để đổi lại là 1 HCV chạy ngắn ở 2 kỳ SEA Games gần nhất. Trong khi đó số tiền trả cho công tác huấn luyện ở các nội dung chạy đường dài là con số 0 kể từ tháng 1, đổi lại kết quả là 2 HCV SEA Games của Soh Rui Yong, nội dung Marathon ở các kỳ SEA Games 28 & 29.

Một độc giả còn thêm vào một ví dụ khác ngoài điền kinh, đó là Joseph Schooling ở môn bơi vẫn phải trích tiền thưởng mặc dù toàn bộ chi phí tập luyện đều được chi trả bởi cha mẹ của kình ngư này.

Chấn động “ao làng” SEA Games: Chia tiền thưởng ”nóng” ở Singapore

Scandal tiền thưởng SEA Games 29 bị bớt xén đã nổ ra trên khắp các mặt báo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Điền kinh SEA Games 30 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN