Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Chấn động “ao làng” SEA Games: Chia tiền thưởng "nóng" ở Singapore

Sự kiện: SEA Games 32

(Tin thể thao) Chuyện chia tiền thưởng ở SEA Games 29 đã gây ra scandal lớn với thể thao Singapore.

SEA Games 29 đã kết thúc nhưng những dư âm về những chuyện bên lề của giải đấu vẫn chưa hết nóng. Và mới đây đến lượt vấn đề chia tiền thưởng của các VĐV đoạt huy chương của đoàn thể thao Singapore đã bị xới lên.

Chấn động “ao làng” SEA Games: Chia tiền thưởng "nóng" ở Singapore - 1

Chuyện chia tiền thưởng sau SEA Games 29 gây ra scandal ở Singapore

Liên đoàn điền kinh Singapore mới đây đã bị tố cáo có những "dị nghị" về tiền thưởng của các VĐV đoạt HCV ở SEA Games 2017 vừa qua. Nhà vô địch marathon Soh Rui Yong đã gửi đơn khiếu nại tới Hội đồng Olympic quốc gia Singapore, cho biết 20% số tiền thưởng mà anh giành được nhờ chiến thắng tại Malaysia đã bị yêu cầu chuyển tới cho Liên đoàn điền kinh Singapore.

Theo một chương trình có tên “Giải thưởng triệu đô”, Liên đoàn điền kinh Singapore sẽ trích ra 20% số tiền thưởng của VĐV đoạt huy chương để dùng vào công tác huấn luyện và phát triển cơ sở hạ tầng tập luyện. Soh Rui Yong đã giành được 10.000 dollar Singapore từ HCV ở SEA Games 29 và anh sẽ buộc phải đưa 2.000 dollar Singapore cho Liên đoàn.

Soh cho tờ Today Online biết: “Tôi đã quyết định phản ứng với luật của liên đoàn do sự đấu đá nội bộ, quản lý yếu kém và thiếu hỗ trợ VĐV của liên đoàn điền kinh Singapore khi các VĐV đi thi đấu. Nếu 20% số tiền thưởng của tôi là biểu hiện của sự thiện chí vì sự giúp đỡ của liên đoàn cũng như tầm nhìn tương lai, tôi không thể đưa số tiền này cho họ khi mà họ tỏ ra thiếu trung thực”.

Lá thư của Soh đã nhanh chóng được nhiều VĐV khác ủng hộ. Shanti Pereira, người đoạt HCV nội dung 200m nữ ở SEA Games 28, cho biết HLV của cô và giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn điền kinh Volker Herrmann đã cãi nhau dữ dội xung quanh địa điểm tập luyện, và Pereira có lúc bị dọa đuổi khỏi đội chạy 4x100m tiếp sức nữ.

Chấn động “ao làng” SEA Games: Chia tiền thưởng "nóng" ở Singapore - 2

Soh Rui Yong, người phản đối kịch liệt luật 20% của liên đoàn điền kinh Singapore

Dipna Lim-Prasad, người đoạt HCB ở nội dung 400m và 400m vượt rào, cho biết HLV của cô là Luis Cunha cũng đã bị Herrmann đe dọa trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games.

Soh đề xuất rằng thay vì phải nộp, anh và các VĐV đoạt HCV ở SEA Games 29 nên có quyền được nhận đủ 10.000 dollar Singapore, hoặc 20% số tiền của họ sẽ được tặng cho một quỹ từ thiện mà họ lựa chọn.

Đội tuyển điền kinh Singapore ở kỳ SEA Games 29 đã giành 2 HCV trên tổng số 45 bộ huy chương. Đầu năm nay Liên đoàn điền kinh Singapore đã phải tổ chức bầu Hội đồng chủ tịch mới, sau khi nổ ra scandal phát hiện một ủy viên đã ngầm ra lệnh cho thư ký của mình thu thập bằng chứng để lật ghế của chủ tịch đương nhiệm.

SEA Games 29 diễn ra "thành công" trong mắt nước chủ nhà Malaysia nhưng báo giới bên ngoài thì không cảm thấy thắng lợi này có chút gì thuyết phục vì công tác tổ chức, đặc biệt là một số vụ trọng tài thiên vị chủ nhà.

Tờ Bangkok Post của Thái Lan từng tỏ ra chua cay: “Với rất nhiều quan chức, vận động viên, nhà báo và khán giả Thái Lan, SEA Games 29 là kỳ SEA Games tồi tệ nhất về mặt tổ chức lẫn trọng tài”.

Bangkok Post sau đó đề cập tới việc Malaysia đã cho khá nhiều môn “lạ” xuất hiện để dễ bề tăng số huy chương vàng. Môn đua trượt băng là một trong số đó, lần đầu thi đấu ở SEA Games và mang lại cho Malaysia 3 HCV.

Bài viết của Bangkok Post, dưới nhan đề “Một truyền thống xấu xí được tiếp diễn ở Malaysia”, cũng thừa nhận rằng việc nước chủ nhà tìm đủ mọi cách để đứng đầu bảng tổng sắp huy chương là một vấn đề đã tồn tại từ lâu, rằng cả Thái Lan cũng không khác gì. “Đây là một trường hợp kiểu ‘nước khác làm được, nước mình cũng làm được’”, bài viết đặt câu kết.

Chấn động “ao làng” SEA Games: Chia tiền thưởng "nóng" ở Singapore - 3

Sau SEA Games 29, Bangkok Post từng có bài viết tựa đề: "Một truyền thống xấu xí tiếp tục ở Malaysia"

Điền kinh Việt Nam: Đừng lóa mắt với ngôi đầu khu vực

Điền kinh Việt Nam không được phép ngủ quên trên chiến thắng sau SEA Games 29.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN