Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
0
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Chắc chắn lỗ nặng!

Đại hội thể thao Đông Nam Á, SEA Games 27 cách đây 4 tháng tại Myanmar, riêng Lễ khai, bế mạc đã tiêu tốn 30 triệu USD. Tính theo tốc độ trượt giá trung bình 5%/năm, đến năm 2019, con số này tương đương 40 triệu USD.

Tuy nhiên, số tiền chi cho Đại hội Thể thao châu Á, ASIAD 18 sau 6 năm nữa chỉ là 150 triệu USD. Đó là một con số không tưởng.

Không phải Hàn Quốc, Qatar, Trung Quốc thừa tiền nên vung tay đầu tư 2,9; 2,8; 19,6 và 1,62 tỷ USD cho ASIAD Busan 2002, Doha 2006, Quảng Châu 2010 và Incheon 2014. Cũng không phải vô cớ mà New Delhi (Ấn Độ), Cao Hùng (Đài Loan - Trung Quốc), Kuala Lumpur (Malaysia) hay thậm chí Abu Dhabi (Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất) chủ động rút lui, “nhường” quyền đăng cai tổ chức cho Hà Nội của Việt Nam.

Với các giải thể thao nhà nghề như World Cup hay EURO, các nước tranh giành đăng cai vì nước chủ nhà sẽ thu hút được đáng kể khách du lịch, được FIFA, UEFA hỗ trợ tiền tổ chức. Trong khi đó, các sự kiện thể thao đỉnh cao như Olympic hay ASIAD chỉ là cuộc chơi của giới trong nghề, được coi là cột mốc để con người phấn đấu vượt qua giới hạn thể chất của bản thân. 

Chắc chắn lỗ nặng! - 1

Việt Nam gần như chắc chắn sẽ lỗ nặng nếu tổ chức ASIAD

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Ủy ban Olympic châu Á (OCA) không chung chi, cũng không hỗ trợ tài chính cho nước chủ nhà. Bên cạnh đó, lượng khách tham quan cũng không tăng hoặc tăng không đáng kể trong dịp diễn ra các cuộc tranh tài. Bản quyền truyền hình các sự kiện này thường được bán với giá tượng trưng, việc bán quần áo lưu niệm, các kỷ niệm chương… chắc chắn sẽ không đáng là bao.

Về vấn đề tài trợ - tiếp thị, những nhãn hàng đa quốc gia vốn có hợp đồng dài hạn với IOC, OCA nên đương nhiên được quảng bá vì họ đã trả tiền cho IOC, OCA. Trong khi đó, các nhãn hàng Việt Nam sẽ không mặn mà gì với ASIAD năm 2019 vì không gian và thời gian để họ hiện diện sẽ chỉ là ưu tiên… thứ yếu.

Cách đây 5 năm, Việt Nam phải chi 100 triệu USD đăng cai, tổ chức Đại hội thể thao trong nhà châu Á, Asian Indoor Games. Tuy nhiên, số tiền thu về của mảng tiếp thị - tài trợ chỉ vỏn vẹn 30 triệu đồng, chưa đủ tiền đóng phí cho OCA.  Thế nên, kể cả thu được 1.020 tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD) và chỉ mất 150 triệu USD để tổ chức như những thông số Bộ VH, TT&DL đưa ra, cũng có thể thấy Việt Nam lỗ nặng nếu tổ chức ASIAD

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Hưng (giaothongvantai.com.vn)
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN