Trận đấu nổi bật

paula-vs-olga
Australian Open
Paula Badosa
2
Olga Danilovic
0
coco-vs-belinda
Australian Open
Coco Gauff
2
Belinda Bencic
1
jack-vs-carlos
Australian Open
Jack Draper
0
Carlos Alcaraz
2
ugo-vs-alexander
Australian Open
Ugo Humbert
-
Alexander Zverev
-
novak-vs-jiri
Australian Open
Novak Djokovic
-
Jiri Lehecka
-

Cầu lông Việt Nam trẻ hóa để hướng đến mục tiêu mới

2 năm qua, cầu lông Việt Nam đã từng bước chuyển mình để hướng đến một tương lai không có Tiến Minh. Công tác trẻ hóa đội tuyển được thực hiện triệt để, nhiều tay vợt giàu triển vọng cũng có thêm cơ hội du đấu nước ngoài. Thành công bắt đầu hiện ra trước mắt những người làm cầu lông, dù không phải ai cũng công nhận điều đó.

Tiên đoán của Tiến Minh

Kết thúc Olympic Tokyo, Tiến Minh từng nói anh mong người hâm mộ cầu lông Việt Nam hãy kiên nhẫn với lứa vận động viên (VĐV) hiện tại. Tay vợt từng xếp thứ 5 thế giới cũng chỉ ra 2 người đàn em có thể tiếp bước anh trong nội dung đơn nam. Họ là Lê Đức Phát (Quân Đội) và Nguyễn Hải Đăng (TP Hồ Chí Minh), những tay vợt xem Tiến Minh như thần tượng.

Tiến Minh và Vũ Thị Trang dần lui về phía sau để các tay vợt đàn em thể hiện.

Tiến Minh và Vũ Thị Trang dần lui về phía sau để các tay vợt đàn em thể hiện.

Sau 2 năm, tiên đoán của Tiến Minh đã dần trở thành sự thật. Sau một số giải đấu quốc tế, cả Đức Phát và Hải Đăng đều đã lọt vào top 100 thế giới. Đây là điều kiện để họ được tham dự những giải đấu ở cấp độ cao hơn, qua đó nuôi thêm hy vọng vươn đến đẳng cấp của người đàn anh. Hành trình đó không dễ dàng, nhưng khả thi.

Tiến Minh lần đầu vươn lên vị trí số 5 thế giới khi anh 27 tuổi. Ba năm sau, tay vợt sinh năm 1983 trở lại top 5 nhờ việc giành HCĐ tại giải vô địch thế giới. Đức Phát năm nay 25 tuổi, còn Hải Đăng mới bước sang tuổi 23. Họ có đủ thời gian để trau dồi bản thân, đồng thời vươn đến thứ hạng cao hơn nếu tiếp tục thi đấu tốt.

Nếu xét về phong cách thi đấu, Hải Đăng mang ít nhiều nét tương đồng với Tiến Minh. Tay vợt này được ví như "Momota Việt Nam" nhờ thuận tay trái, đồng thời sở hữu khả năng đánh cầu bền rất tốt. Điểm yếu của Hải Đăng là anh còn thiếu kinh nghiệm ở những cuộc đua đường dài, nơi chỉ có kẻ từng trải mới có thể giành chiến thắng.

Tại giải cầu lông cá nhân toàn quốc vừa qua, Hải Đăng có chuỗi trận toàn thắng ấn tượng trước khi để thua Tiến Minh ở bán kết. Việc này ít nhiều cho thấy Hải Đăng còn thiếu sự già dơ của người đàn anh. Trong một giải đấu diễn ra với mật độ 2 trận/ngày trong 3 ngày liên tục, Tiến Minh đã giữ sức để bung ra vào thời điểm quan trọng nhất.

Tương tự Hải Đăng, Đức Phát cũng còn rất nhiều điều cần học hỏi trong tương lai. Tay vợt 25 tuổi vừa trải qua chuỗi trận đấu dày đặc ở nước ngoài. Thể lực đi xuống từ những giải đấu đó khiến Đức Phát chơi không như ý khi trở lại giải vô địch quốc gia. Điều đáng quý của Đức Phát là anh biết lắng nghe bản thân, biết dừng lại ở những thời điểm quan trọng nhất để tránh chấn thương.

Tại ASIAD 19, Đức Phát và Hải Đăng là 2 đại diện của Việt Nam tham gia nội dung đơn nam môn cầu lông. Với những đối thủ đạt đẳng cấp thế giới, thật khó để hai tay vợt này tiến sâu. Nhưng với những gì đã thể hiện thời gian qua, họ còn rất nhiều tiềm năng phát triển nếu được đầu tư đúng mức. Điều đó cũng đúng với các tay vợt nữ.

Trẻ hóa là tất yếu

Theo bản danh sách từ Cục Thể dục Thể thao, cầu lông Việt Nam sẽ cử 4 VĐV đến ASIAD 19. Bên cạnh Đức Phát và Hải Đăng, những tay vợt còn lại tham gia tranh tài là Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Anh Thư. Thùy Linh đã thi đấu ấn tượng khi lọt vào top 30, thậm chí có thời điểm áp sát top 20 thế giới, trong khi Anh Thư cũng thể hiện tốt thời gian qua.

Tay vợt Thùy Linh gần như cầm chắc một vé dự Thế vận hội 2024.

Tay vợt Thùy Linh gần như cầm chắc một vé dự Thế vận hội 2024.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, Anh Thư đã tham dự 10 giải đấu quốc tế, bao gồm 9 giải ở nước ngoài. Tay vợt sinh năm 2001 đã tích lũy nhiều kinh nghiệm khi có cơ hội thử lửa ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Trước mắt Anh Thư là ASIAD 19, cơ hội hiếm hoi để cô có dịp học hỏi từ những tay vợt đạt đến đẳng cấp cao nhất.

Ở chiều ngược lại, những VĐV giàu kinh nghiệm như Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang đã quyết định lùi lại để tạo điều kiện cho các đàn em hướng ra thế giới. Sau chiến dịch Olympic Tokyo, bộ đôi Minh - Trang gần như chỉ tập luyện trong nước. Suất du đấu được nhường lại cho các tay vợt trẻ, với thành quả như hiện tại.

4 tay vợt đại diện cho cầu lông Việt Nam dự ASIAD 19 đều là những người thuộc lứa tuổi GenZ. Đây là minh chứng cho thấy sau kỷ nguyên Tiến Minh, Việt Nam bắt đầu có một lứa VĐV mới đủ khả năng bước ra sân chơi quốc tế. Với những gì đã thể hiện, những tay vợt này xứng đáng được tạo thêm điều kiện để vươn tới đẳng cấp cao hơn.

Trên thực tế, thành công của cầu lông Việt Nam rất khó đo lường nếu không nhìn nhận một cách tổng thể. Những gì Tiến Minh làm được suốt 2 thập niên qua đã vượt rất xa kỳ vọng của những người phát triển cầu lông Việt Nam trong thuở sơ khai. Vì thế, thật khó để áp tiêu chuẩn của Tiến Minh cho những tay vợt trẻ hiện tại.

Một điểm thiệt thòi khác cho công tác phát triển cầu lông Việt Nam là chúng ta nằm trong "tâm bão" của cầu lông thế giới. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á luôn sản sinh ra những tay vợt xuất chúng. Trung Quốc, Indonesia thống trị môn cầu lông ở mỗi kỳ Olympic. Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhiều tay vợt hàng đầu. Nhưng ít ai biết, Thái Lan mới là "công xưởng" đào tạo hàng loạt VĐV xuất sắc.

Tại giải vô địch cầu lông thế giới vừa diễn ra, nhà vô địch nội dung đơn nam là một tay vợt Thái Lan: Kunlavut Vitidsarn. Một năm trước, anh chính là người đánh bại Loh Kean Yew, tay vợt Singapore vô địch thế giới năm 2021, để giành HCV SEA Games. Thái Lan cũng sở hữu tay vợt trẻ nhất từng vô địch thế giới khi mới 18 tuổi là Ratchanok Intanon.

Ở thời điểm hiện tại, Thái Lan có 5 đại diện nằm trong top 10 cầu lông thế giới ở 4 nội dung khác nhau. Công tác trẻ hóa luôn được Thái Lan thực hiện triệt để nếu lứa đàn anh không còn thi đấu như kỳ vọng. Đây có thể là kim chỉ nam cho cầu lông Việt Nam với những mục tiêu cần hướng đến trong tương lai.

Chuyện tấm vé Olympic

Với việc duy trì một vị trí nằm trong top 30 thế giới, Thùy Linh gần như chắc chắn có suất tham dự Olympic Paris 2024. Sự nghiệp của tay vợt sinh năm 1997 tiếp tục bước lên một tầm cao mới khi cô đủ tiêu chuẩn tham dự những giải Super 1000, vốn được ví như hệ thống giải Grand Slam của cầu lông thế giới.

Tay vợt Hải Đăng có thể giành vé dự Olympic Paris nếu tiếp tục thăng tiến trên bảng xếp hạng thế giới.

Tay vợt Hải Đăng có thể giành vé dự Olympic Paris nếu tiếp tục thăng tiến trên bảng xếp hạng thế giới.

Ở nội dung đơn nam, Hải Đăng và Đức Phát vẫn có thể nuôi hy vọng giành vé dự Olympic Paris. Họ còn chưa đầy 1 năm để tiếp tục cải thiện thứ hạng. Mỗi người có một lợi thế riêng, và cuộc đua này vẫn chưa ngã ngũ. Cả hai hiện có vị trí dao động từ 80-90 thế giới, và họ cần lọt vào top 70 để hiện thực hóa mục tiêu.

Trong một lần chia sẻ hiếm hoi về việc nâng cao khả năng cho từng VĐV, Tiến Minh từng nói cách tốt nhất là có môi trường thi đấu với những người giỏi hơn mình. Loh Kean Yew giành ngôi vô địch thế giới nhờ thường xuyên tập luyện cùng tay vợt số 1 Viktor Axelsen. Trong khi đó, nhiều tay vợt Việt Nam thường chỉ tập cùng "quân xanh", thậm chí đấu tập với VĐV phong trào.

Từ những buổi tập tại CLB hoặc đội tuyển quốc gia, Tiến Minh là đối trọng lớn nhất mà Đức Phát, Hải Đăng có thể chạm trán. Nhưng một mình Tiến Minh là không đủ để những tay vợt này tiếp tục hướng đến mục tiêu cao hơn. Mô hình "trại tập trung" như của Axelsen cũng chưa thể thực hiện được, nên các tay vợt Việt Nam phải lựa chọn phương án tốn kém hơn là du đấu nước ngoài.

Điểm sáng của môn cầu lông tại Việt Nam là sau 3 thập niên hình thành và phát triển, những "pháo đài" có thế mạnh trong môn thể thao này đã dần hình thành. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang là những địa phương có lượng VĐV đông đảo và phong trào tập luyện phát triển mạnh. Quân Đội, Quảng Trị cũng có đại diện vô địch quốc gia. Họ chính là hạt nhân để phát triển môn cầu lông trong tương lai.

Lỗ Tấn từng viết "người ta đi mãi thì thành đường". Câu nói đó cũng đúng với môn cầu lông tại Việt Nam. Việc giành nhiều hơn 1 tấm vé đến Olympic, cũng như tìm một tay vợt làm được như Tiến Minh là điều rất khó khăn. Nhưng nếu từng VĐV, huấn luyện viên và nhà quản lý kiên định với con đường đã chọn, mọi thứ đều có thể xảy ra.

Xã hội hóa đến từng địa phương

Kết thúc giải vô địch cầu lông cá nhân quốc gia 2023, Tiến Minh nhận về không dưới 60 triệu đồng. Con số này bao gồm tiền thưởng từ đơn vị chủ quản, ban tổ chức giải và nhà tài trợ. Số tiền 60 triệu đồng là rất lớn trong bối cảnh phần lớn các giải thể thao thành tích cao của Việt Nam vẫn chưa huy động được nhà tài trợ đồng hành.

Tại Việt Nam, các giải thể thao thành tích cao thường được tổ chức bởi Cục Thể dục Thể thao phối hợp cùng Liên đoàn thể thao quốc gia và các địa phương. Các giải đấu thường không được quảng bá, không phát sóng truyền hình trực tiếp. Vì thế, người hâm mộ hiếm khi nào có dịp theo dõi. Họ chỉ có thể xem nếu VĐV, huấn luyện viên cầm điện thoại quay trực tiếp tại nhà thi đấu.

Khác với phần lớn môn thể thao thành tích cao, cầu lông từ lâu đã được phát trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia. Đây là điều kiện tiên quyết giúp giải đấu có nhà tài trợ đồng hành nhiều năm liền. Mô hình tổ chức giải của môn cầu lông chính là hình mẫu để nhiều môn thể thao thành tích cao khác học theo trên con đường hướng đến tự chủ tài chính.

Xét về mức độ phổ cập theo hướng chuyên nghiệp hóa, cầu lông đã đi một con đường rất xa giống bóng đá. Tại Việt Nam, nhiều giải cầu lông cấp quận huyện cũng huy động được nguồn tài trợ từ các hãng đồ thể thao nước ngoài. Đây là minh chứng cho thấy sức hút và tiềm năng xã hội hóa to lớn của môn cầu lông trên tầm đại chúng.

“Cơn gió lạ” của bắn súng Việt Nam

Sau 20 năm, bộ môn bắn súng của thể thao CAND lại có thêm một VĐV giành vé dự Olympic Paris 2024. Trịnh Thu Vinh đang bước đi trên con đường của những người thầy như Nguyễn Mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đơn Ca ([Tên nguồn])
Đoàn thể thao Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN