Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Câu chuyện thưởng cho các VĐV tại SEA Games 30: Mỗi nhà mỗi kiểu

Sự kiện: SEA Games 32

SEA Games 30 kết thúc cũng là lúc diễn ra những buổi vinh danh, trao thưởng nhằm tôn vinh những vận động viên (VĐV) đã giành huy chương cho Đoàn thể thao Việt Nam. Cùng với những mức thưởng theo quy định của nhà nước, nhiều VĐV sẽ có một cái Tết Canh Tý ấm cúng trước mắt cùng một khoản tích lũy đáng kể để tiếp tục yên tâm theo nghề, cống hiến cho thể thao Việt Nam.

Về địa phương, thưởng đã khác

Theo thống kê, đến lúc này, đội tuyển U22 Việt Nam và đội tuyển bóng đá nữ đang nhận được nhiều tiền thưởng nhất với hàng chục tỷ đồng gồm tiền mặt và hiện vật cho đội nam và nữ. Những mức thưởng trong và sau khi các đội bóng này lên ngôi vô địch SEA Games cho thấy xứng đáng với thành tích. 

Cung thủ Lộc Thị Đào giành 3 HCV tại SEA Games 30

Cung thủ Lộc Thị Đào giành 3 HCV tại SEA Games 30

Hiệu ứng xã hội, truyền thông từ thành tích đó là những giá trị khó đo đếm, nhất là khi tạo sự kết nối sâu rộng trong cộng đồng. Xét cho cùng, bóng đá vẫn cho thấy vị thế không phải bàn cãi, khi là môn thể thao được hâm mộ nhất ở Việt Nam. Vì thế, đến lúc này, người ta chỉ quan tâm đến việc các môn ngoài bóng đá đã và đang nhận được mức thưởng thế nào.

Đương nhiên, theo quy định của Chính phủ, mỗi VĐV giành Huy chương Vàng (HCV) – Huy chương Bạc (HCB) – Huy chương Đồng (HCĐ) ở SEA Games sẽ lần lượt nhận được mức thưởng là 45 triệu đồng – 25 triệu đồng – 20 triệu đồng. Ngoài ra, tại SEA Games 30, Đoàn thể thao Việt Nam cũng thưởng nóng cho VĐV đoạt mỗi tấm HCV là 25 triệu đồng. 

Riêng cua rơ Đinh Thị Như Quỳnh giành tấm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 nhận mức thưởng nóng là 35 triệu đồng. Như thế, ít nhất mỗi VĐV giành HCV ở SEA Games 30 cũng nhận được 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Đương nhiên, khi về địa phương, cơ quan chủ quản, các VĐV cũng sẽ nhận được những mức thưởng khác. Như các VĐV thể thao Hà Nội giành HCV – HCB – HCĐ SEA Games sẽ nhận thêm lần lượt là 54 triệu đồng – 30 triệu đồng – 25 triệu đồng theo quy định của UBND Thành phố. Điều đó đồng nghĩa mỗi VĐV Hà Nội giành HCV ở SEA Games 30 sẽ nhận ít nhất là hơn 120 triệu đồng. 

Không kể, trường hợp giành nhiều huy chương thì sẽ nhận nhiều tiền thưởng. Như VĐV Đinh Phương Thành (thể dục dụng cụ) giành 2 HCV nên sẽ nhận gấp đôi số tiền thưởng trên. Ngoài ra, anh còn giành 1 HCB, 1 HCĐ nên cũng sẽ nhận thưởng thêm gần 100 triệu đồng. 

Hay như cung thủ Lộc Thị Đào với thành tích giành 3 HCV cũng sẽ nhận thưởng khoảng hơn 300 triệu đồng từ các cấp Trung ương đến Hà Nội. Ước tính, với việc đóng góp huy chương (34 HCV, 27 HCB, 25 HCĐ – gồm cả huy chương cá nhân và tập thể) vào thành tích của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 30,  tổng giá trị thưởng cho VĐV Hà Nội cũng lên đến hơn 3,5 tỷ đồng.

Còn tại Hải Phòng, trong lễ tuyên dương các VĐV Hải Phòng giành huy chương ở SEA Games 30 cũng đã công bố mức thưởng trong đó VĐV giành HCV nhận 200 triệu đồng, giành HCB nhận 100 triệu đồng...

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mức thưởng cho VĐV giành HCV SEA Games sẽ tương đương 14 tháng lương cơ bản. Riêng trường hợp VĐV Phạm Thị Hồng Lệ (Bình Định) giành 1 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 30, trong đó cô giành tấm HCĐ ở nội dung marathon rồi phải cấp cứu tại chỗ vì kiệt sức, cũng được UBND tỉnh Bình Định thưởng nóng 100 triệu đồng.

Sẽ còn nhiều địa phương công bố, trao thưởng cho VĐV nhà giành huy chương tại SEA Games 30. Điều đó sẽ chỉ càng nhân lên động lực cho các VĐV trong hành trình đi theo thể thao thành tích cao.

Khi xã hội cùng chia sẻ

Quá trình tri ân những đóng góp của các VĐV giành huy chương tại SEA Games 30 đang diễn ra sôi động khi các doanh nghiệp, đơn vị đã công bố thưởng với nhiều hình thức khác nhau. Trong số này, Vingroup đã công bố các mức thưởng với tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng cho toàn bộ VĐV giành huy chương ở SEA Games. 

Theo đó, mỗi tấm HCV sẽ được thưởng 20 triệu đồng, HCB được thưởng 10 triệu đồng và HCĐ được thưởng 5 triệu đồng. Ngoài ra, tập đoàn này còn đề xuất tổ chức “Ngày hội thể thao đoàn kết” dành cho VĐV đoạt huy chương SEA Games 30 cùng người thân cũng như các huấn luyện viên tại Vinpearl Phú Quốc với sự chung tay của các hãng hàng không, vận chuyển.

 Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ: “Chúng tôi thấu hiểu và trân trọng sự lăn xả, hy sinh và tinh thần cống hiến vì tổ quốc của các VĐV Việt Nam ở tất cả các môn thi đấu. Đó là lý do, Vingroup quyết định động viên toàn bộ VĐV đạt được thành tích tại SEA Games 30 như một sự tri ân và cổ vũ những nỗ lực phi thường của các tuyển thủ”.

Trong khi đó, nhiều trường Đại học như Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh) có các VĐV đoạt huy chương SEA Games 30 cũng khẳng định sẽ có mức thưởng xứng đáng, phù hợp với thực tế, điều kiện của nhà trường.

Còn tại Hà Nội, quỹ Strong Vietnam của Tập đoàn T&T Group và câu lạc bộ Hà Nội FC cũng đã trao thưởng cho 3 nữ VĐV gồm Vương Thị Huyền (cử tạ), Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Phạm Thị Hồng Lệ (marathon, điền kinh) vì đã cố gắng trong tập luyện và thi đấu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh để mang vinh quang về cho Tổ quốc. 

Hay như ở đội điền kinh Hà Nội, các cựu VĐV Hà Nội giờ trở thành doanh nhân, kinh doanh các thương hiệu thể thao như “Trung Quang Nguyễn Sport”, “ Giày thể thao Dowin” cũng động viên, tặng thưởng cho các đàn em với mức thưởng cho HCV – HCB- HCĐ lần lượt là 5 triệu đồng – 3 triệu đồng – 2 triệu đồng. 

Ngoài ra, nhiều trường hợp VĐV vượt khó giành HCV thậm chí là HCB, HCĐ ở những môn thể thao cơ bản của Olympic như điền kinh, bơi, trong đó có trường hợp VĐV đi bộ Phạm Thị Thu Trang ( giành HCV đi bộ nữ) cũng đang được một số doanh nghiệp, Quỹ tài năng tính phương án trao tặng thưởng.

Sẽ còn nhiều VĐV giành huy chương tại SEA Games được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tặng thưởng để tri ân những đóng góp của họ cho thể thao Việt Nam cũng như truyền cảm hứng cho những người khác từ sự vượt khó của mình. Mỗi sự tri ân, dù mức độ khác nhau nhưng đều rất đáng quý, đáng trân trọng. 

Và cũng để thấy hiệu ứng của thành tích từ sân chơi SEA Games, vốn bị nhiều người coi là “ao làng thể thao thế giới” dù thực tế không hẳn như vậy, lớn như thế nào đối với xã hội.

Không có SEA Games liệu có tiền thưởng?

Với nhiều môn thể thao chưa thể vươn đến đỉnh cao hay chỉ chạm đến tầm tranh chấp huy chương ở châu lục thì SEA Games thực sự là sân chơi vừa sức và giúp VĐV có những khoản thưởng đáng kể. Vì thế, sân chơi SEA Games luôn được coi trọng trong khi để nhận được thưởng từ thành tích thi đấu ở ASIAD hay xa hơn là Olympic lại cực khí. 

Theo lập luận của nhiều người, tại ASIAD, ở một số môn như cầu lông, bóng bàn… , một số nội dung của bắn súng, bơi, điền kinh… các VĐV sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để có huy chương (với mức thưởng theo quy định sẽ lớn hơn rất nhiều so với SEA Games). Nhưng có được tấm HCĐ đã là xuất sắc, nhiều người thậm chí không giành được huy chương.

Chủ nhà ”vơ vét” cả trăm HCV SEA Games: Muôn nghìn chiêu trò bị phơi bày

Các nước chủ nhà đã liên tiếp đứng đầu các kỳ SEA Games bởi nhiều chiêu trò.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN