Cần gấp hội nghị Diên Hồng của thể thao

Sự kiện: Asiad 2023

Nửa thế kỷ gắn bó với thể thao Việt Nam, nhà báo Nguyễn Lưu cho rằng kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại Asiad 19 rất đáng thất vọng, không tương xứng với tiềm lực vốn có của đất nước.

Theo nhà báo Nguyễn Lưu, Việt Nam ở Asiad 19 quá ít điểm sáng như Phạm Quang Huy môn bắn súng hay đội Kata nữ. Ảnh: Bùi Lượng

Theo nhà báo Nguyễn Lưu, Việt Nam ở Asiad 19 quá ít điểm sáng như Phạm Quang Huy môn bắn súng hay đội Kata nữ. Ảnh: Bùi Lượng

Sau khi đội Karate hoàn thành nội dung kata đồng đội nam với vị trí thứ 5 vào trưa 8/10, Đoàn thể thao Việt Nam chính thức kết thúc hành trình Asiad 19 với thứ hạng 21 toàn đoàn. Trong cuộc trao đổi với PV báo Tiền Phong, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Lưu tỏ rõ sự thất vọng.

“Tôi đánh giá cao quyết tâm của các VĐV, trân trọng những nỗ lực thi đấu hết mình của họ nhằm đạt thành tích cho đất nước”, ông nói. “Nhưng bên cạnh đó là sự thất vọng, mà tôi biết, không chỉ riêng tôi, hầu hết những người yêu mến, quan tâm, theo dõi thể thao nước nhà đều có nỗi niềm tương tự”.

Từng kinh qua 16 kỳ SEA Games và nhiều kỳ Asiad, nhà báo Nguyễn Lưu chia sẻ: “Vị trí thứ 21 toàn đoàn, kém xa Thái Lan, sau cả Indonesia, Malaysia rồi Philippines và Singapore, rõ ràng không xứng với tiềm năng mà Việt Nam đang có. Dĩ nhiên, hoàn toàn chưa đáp ứng được mong đợi của người hâm mộ, nhân dân cả nước.

Thật chua chát khi báo chí khu vực cũng nói rằng thể thao Việt Nam là gã khổng lồ ở SEA Games, nhưng trở thành tí hon khi ra đấu trường quốc tế như Asiad. Chúng ta phải chấp nhận thực tế, họ nói đúng. Những năm qua thể thao Việt Nam quá coi trọng SEA Games và tranh giành số lượng lớn huy chương ở các môn thể thao không phải cốt lõi của Olympic, để rồi khi ra Asiad chật vật mới có được một vài tấm huy chương vàng”.

Điều dễ nhận thấy nhất, ở Việt Nam vẫn chưa coi trọng khoa học thể thao và dinh dưỡng thể thao. Như mới đây sự việc bữa ăn ở đội tuyển bóng bàn trẻ khiến dư luận bất bình.

Nhà báo Nguyễn Lưu

Theo nhà báo Nguyễn Lưu, nguyên nhân xảy ra thực trạng này thì nhiều, và không mới. “Nhiều năm nay chúng ta đầu tư dàn trải, không bài bản, thiếu tầm nhìn dài hạn và chỉ theo đuổi mục tiêu trước mắt”, ông nói. “Điều này một phần vì nhiều năm nay không có một thứ trưởng chuyên trách thể thao. Trong khi đó, thế giới đang bước vào thời đại mới, rất nhiều quốc gia dùng thể thao để nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế, gây dựng nền ngoại giao thể thao, biến thể thao thành một thứ quyền lực mềm. Vậy mà chúng ta không bắt kịp, thậm chí đi ngược xu thế.

Cần gấp hội nghị Diên Hồng của thể thao - 2

Điều dễ nhận thấy nhất, ở Việt Nam vẫn chưa coi trọng khoa học thể thao và dinh dưỡng thể thao. Như mới đây sự việc bữa ăn ở đội tuyển bóng bàn trẻ khiến dư luận bất bình. Các VĐV trẻ, những người được kỳ vọng gánh vác tương lai thể thao nước nhà, còn chưa được ăn “đủ”, không nói đến chuyện ăn “đúng”. Đây là thực tế rất đáng buồn”.

Vậy kết thúc Asiad 19, điều gì nên xảy ra tiếp theo? Nhà báo Nguyễn Lưu nói: “Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn về thực trạng nền thể thao Việt Nam, cần gấp một “hội nghị Diên Hồng”, tập hợp những người tâm huyết để cùng xốc lại bộ máy, đưa ra các giải pháp thiết thực để thể thao phát triển. Chúng ta phải tổ chức lại, từ cấp Bộ đến bếp ăn của VĐV trẻ, đồng thời thanh kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo mọi thứ luôn đi đúng hướng. Có như vậy thể thao nước nhà mới phát triển, và tự tin hướng tới những kỳ Asiad tiếp theo".

Vì sao thể thao Việt Nam 'hụt hơi' ở Asiad 19?

Tối 8/10, Đại hội thể thao châu Á (Asiad 19) chính thức khép lại với lễ bế mạc tại Hàng Châu (Trung Quốc). Kết thúc Asiad 19, Đoàn thể thao Việt Nam có 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ, đứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải ([Tên nguồn])
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN