Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Campuchia đưa luật "kiểu ao làng" ở SEA Games 32, võ sĩ Việt Nam ngại nhất điều gì?

(Tin thể thao, tin võ thuật) Các võ sĩ hàng đầu Việt Nam từng giành HCV tại SEA Games đã có những chia sẻ trước việc Campuchia liên tục dùng “quyền” của chủ nhà để đưa ra những quy định có lợi cho võ sĩ nước mình.

Với tư cách là nước chủ nhà SEA Games 32, Campuchia đã làm “dậy sóng” thể thao Đông Nam Á khi dùng “đặc quyền” của nước đăng cai đại hội để đưa ra nhiều quy định bất ngờ nhằm tạo thuận lợi cho VĐV nước nhà giành nhiều huy chương trong cuộc đua sắp tới. Trong đó, Campuchia thẳng tay bỏ nhiều môn thi Olympic, đưa vào các môn rất xa lạ như cờ Khmer Ouk Chaktrang, võ Kun Bokator...

Campuchia bỏ nhiều môn Olympic, đưa vào SEA Games môn võ Kun Bokator truyền thống với 21 bộ huy chương

Campuchia bỏ nhiều môn Olympic, đưa vào SEA Games môn võ Kun Bokator truyền thống với 21 bộ huy chương

Riêng với võ thuật, không chỉ đưa vào chương trình thi đấu môn võ Kun Bokator truyền thống của nước mình với tổng số đến 21 bộ huy chương, Campuchia còn quy định chỉ có chủ nhà mới được đăng ký thi đấu ở tất cả các nội dung võ thuật, còn các nước khác không được đăng ký quá 70%.

“Từ trước đến nay, võ thuật không phải là thế mạnh của Campuchia so với các nước khác trong khu vực. Ở đa số các môn, điển hình như ở môn Boxing hay Pencak Silat, võ sĩ của họ thường chỉ vào đến bán kết.

Tuy nhiên với những quy định này kèm theo việc đưa môn võ Kun Bokator với 21 bộ huy chương vào thi đấu, tôi nghĩ rằng họ đang nhắm đến ngôi nhất toàn đoàn về võ thuật ở SEA Games trên sân nhà. Điều này chắc chắn sẽ mang đến sự căng thẳng với các đoàn ở các nước khác vốn mạnh về võ thuật như Philippines, Thái Lan, Indonesia hay Việt Nam”, nhà vô địch Boxing SEA Games 2015 Lê Thị Bằng nhận xét.

Đương kim vô địch SEA Games 2015 Lê Thị Bằng không thể bảo vệ tấm HCV khi chủ nhà SEA Games 2017 bỏ luôn môn Boxing

Đương kim vô địch SEA Games 2015 Lê Thị Bằng không thể bảo vệ tấm HCV khi chủ nhà SEA Games 2017 bỏ luôn môn Boxing

"Hot girl" một thời của võ thuật Việt Nam cho biết việc các nước đăng cai SEA Games dùng “đặc quyền” chủ nhà để đưa ra những quy định “không giống ai” là điều không còn xa lạ. Chính Lê Thị Bằng cũng là VĐV đã phải trải qua cú sốc này.

Cụ thể khi đang là nhà đương kim vô địch SEA Games 2015 và tích cực chuẩn bị bảo vệ tấm HCV của mình ở kỳ đại hội 2017 thì nước chủ nhà khi ấy là Malaysia đã quyết định bỏ luôn bộ môn Boxing với lý do không có nữ đủ sức cạnh tranh huy chương với các nước khác.

“Lúc đó tôi rất bất ngờ và cảm thấy tiếc nuối vì công sức tập luyện, chuẩn bị của mình đổ sông đổ bể, nhưng cũng đành chịu”, HLV kiêm Giám đốc Trung tâm thể thao B2B tại TP.HCM cho biết thêm.

Duy Nhất khóc nghẹn trên sàn đấu tại SEA Games 2013 được xem là hình ảnh tiêu biểu cho sự thiếu công bằng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á

Duy Nhất khóc nghẹn trên sàn đấu tại SEA Games 2013 được xem là hình ảnh tiêu biểu cho sự thiếu công bằng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á

Trong khi đó, “Độc cô cầu bại” từng giành 7 chức vô địch Muay bán chuyên và nghiệp dư thế giới Nguyễn Trần Duy Nhất được xem là “nạn nhân” nhiều nhất từ sự thiếu công bằng của các nước chủ nhà SEA Games.

Cụ thể ở kỳ SEA Games 2009 tại Lào, trong trận chung kết Duy Nhất đánh cho đối thủ người Thái Lan choáng váng, chảy máu nhưng vẫn bị các trọng tài xử thua trận. Đáng nhớ nhất tại Myamar năm 2013, ở trận bán kết gặp đối thủ người Lào Latsasack, Duy Nhất dồn ép đối thủ không kịp đỡ đòn, thậm chí anh này phải bỏ chạy trên sàn nhưng cuối cùng vẫn bị xử thua khiến anh phải bật khóc nức nở ngay trên sàn đấu.

Đến SEA Games 2017, chủ nhà Malaysia vì không có võ sĩ mạnh nên bỏ luôn hạng cân 60 kg khiến Duy Nhất phải chấp nhận ép cân xuống hạng 57 kg thi đấu. Việc phải nhịn ăn, ép cân kèm tập luyện liên tục khiến thể lực của Duy Nhất bị ảnh hưởng nặng nề. Kết quả, trong trận bán kết gặp võ sĩ chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm người Thái Lan Thachtana Luang, Duy Nhất để thua bằng tính điểm.

Phải đến kỳ SEA Games 31, Duy Nhất mới lần đầu giành HCV 

Phải đến kỳ SEA Games 31, Duy Nhất mới lần đầu giành HCV 

Thậm chí tới SEA Games 30 (2019), chủ nhà Philippines còn gây sốc khi không tổ chức luôn các nội dung đối kháng. Phải đến SEA Games 31 trên sân nhà, Duy Nhất mới lần đầu có được tấm HCV Đông Nam Á dù đã nhiều lần "lên đỉnh" ở giải thế giới.

“Ở Campuchia, người mê võ thuật rất nhiều, khán giả rất đông. Chắc chắn ở kỳ SEA Games trên sân nhà, họ sẽ muốn vào top 3, thậm chí là đứng top 1 về võ thuật để đem lại nhiều vui cho người hâm mộ nước mình”, Duy Nhất chia sẻ.

Campuchia đang khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là ở môn võ thuật bức xúc vì các quy định oái ăm

Campuchia đang khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là ở môn võ thuật bức xúc vì các quy định oái ăm

Duy Nhất bộc bạch anh và các võ sĩ Việt Nam khi thi đấu tại SEA Games, điều lo lắng nhất luôn là vấn đề trọng tài.

“Ở SEA Games, nước nào đăng cai sẽ có rất nhiều lợi thế, nhất là về trọng tài. Chưa kể họ có thể bỏ các hạng cân không có lợi cho VĐV nước mình. Vì vậy đánh với võ sĩ chủ nhà, chúng tôi luôn tìm cách hạ knock-out đối thủ thì mới an tâm”, Duy Nhất nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia Đông Nam Á: ”Nên trao luôn ngôi vô địch toàn đoàn SEA Games cho Campuchia”

Trên tờ SunStar, chuyên gia Felix Mendoza của Philippines đã kịch liệt chỉ trích cách bố trí các nội dung thi đấu của chủ nhà Campuchia tại SEA Games 32, khi họ chỉ cho phép các đoàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN