Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Cách nào giải cứu bóng chuyền Việt Nam?

Bóng chuyền Việt Nam mất giá thảm hại, suy cho cùng xuất phát từ sự thiếu khát vọng cùng cách nghĩ, cách làm mang nặng tính thời vụ, ăn đong của Bộ môn bóng chuyền (Tổng cục TDTT) và nhất là Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.

Chấm dứt tình trạng muốn tài trợ phải xin gặp ông Tổng thư ký

Đáng tiếc và thất vọng khi trong thời kỳ “lên hương” đặc biệt với tiềm năng và nhất là điều kiện phát triển chưa từng có của mình, bóng chuyền đã không có được một tổ chức quản lý, điều hành tương xứng, thậm chí ngày càng tụt hậu.

Thật khó hiểu khi cầm trịch cho một môn nở rộ hoạt động về mọi mặt, vẫn chỉ là một Liên đoàn của thời kỳ cũ, theo kiểu “làm thêm”. Ngoài ông Chủ tịch kiêm nhiệm năm thì mười họa mới xuất hiện, đến ông Tổng thư ký cũng phải “phân thân” khi còn phải đảm nhiệm một vai còn nặng nề hơn: Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao của ngành thể thao. Dù cũng lập ra đủ, mời được rất nhiều nhân sự VIP tham gia, song thực chất các Ban và Tiểu ban chuyên trách của Liên đoàn gần như không tồn tại.

Trong đó, tai hại nhất là Ban Tiếp thị - Tài trợ thay vì phải đủ mạnh để tận dụng tối đa, khai thác được một phần nguồn lực xã hội hóa cho Liên đoàn, các giải đấu hay hỗ trợ các đội bóng, đã chẳng làm gì. Đơn cử: Nguồn kinh phí rủng rỉnh cả chục tỷ đồng mỗi năm của Liên đoàn có được nhờ cả vào uy tín và tác động trực tiếp của cá nhân ông Chủ tịch là lãnh đạo của một Tập đoàn kinh tế.

Vì thế, điều kiện tiên quyết để bóng chuyền Việt Nam có thể phát triển trở lại là: Tổ chức lại Liên đoàn theo đúng mô hình chuẩn, đảm bảo tính thực chất. Nếu như tạm thời vẫn phải chấp nhận Chủ tịch kiêm nhiệm thì riêng vị trí Tổng thư ký cùng một số Trưởng ban bắt buộc phải làm việc chuyên trách.

Đặc biệt, Ban Tiếp thị - Tài trợ phải trở thành “mũi nhọn” thực sự của Liên đoàn, có đầy đủ nhân sự, cơ chế chính sách để tìm nguồn tiền, thay vì tiếp tục tình trạng ai muốn tài trợ phải xin gặp trực tiếp Tổng thư ký, Chánh Văn phòng như trước.

Cách nào giải cứu bóng chuyền Việt Nam? - 1

Rất ít đội bóng duy trì công tác đào tạo trẻ

Gỡ từ nền tảng: đào tạo trẻ

Dù không bí bách về tiền bạc song bấy lâu nay phần lớn các đội bóng chỉ chạy theo xu hướng “ăn xổi”. Họ đua nhau thuê cầu thủ nước ngoài, thậm chí tới 1/3 đội hình. Họ tận dụng triệt để mọi cơ hội nhằm kéo được cầu thủ của đội khác, hay đang tự do về đầu quân cho mình. Thật ra, thuê cầu thủ ngoại không phải là giải pháp tồi, nhưng trên thực tế đã bị đẩy tới mức quá đà, mang tính lạm dụng, với rất nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, phức tạp.

Tai hại hơn, bóng chuyền VN đã bỏ qua mảng gốc rễ là công tác phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ. Rất nhiều đội bóng tuyệt nhiên không có tuyến năng khiếu trẻ, một số khác cũng có nhưng chắp vá và tạm bợ.

Trong số 24 đội hạng mạnh, số đội vẫn tập trung đào tạo trẻ, có hiệu quả chỉ đếm được trên đầu ngón tay, như: Nữ Thông tin LV Bank, Long An; nam Thể Công, Khánh Hòa, Long An. Tuy vậy, chính các “địa chỉ đỏ” này cũng đang bị ảnh hưởng nặng bởi xu hướng “ăn xổi”.

Buông lỏng khâu nền móng như vậy nên các đội bóng Việt Nam nếu không thuê được ngoại binh hoặc 1-2 trong số họ vắng mặt lập tức lao đao. ĐTQG trẻ không bao giờ triệu tập đủ 12 gương mặt chất lượng, nên thua te tua tại 2 giải đấu trẻ Đông Nam Á và châu Á ngay trên sân nhà. ĐTQG nhiều năm nay cũng chưa tìm ra được một tài năng cỡ Phạm Yến, Ngọc Hoa, Văn Kiều. Và khi mới đây buộc phải “cấm cửa” ngoại binh, cả làng bóng chuyền lập tức phải trả giá nặng nề.

Tổng cục phó Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn:“Cần có đề án tiếp thị - tài trợ riêng”

Cùng với bóng đá, bóng chuyền đang chuyển mạnh sang mô hình xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa. Thực tế là Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã cơ bản có thể tự chủ. Hàng loạt các đội bóng cũng sống khỏe nhờ nguồn lực xã hội.

Nếu như biết rằng kinh phí một năm Nhà nước có thể cấp cho cả môn bóng chuyền chỉ 60.000 USD, mới thấy việc LĐBCVN tự lo được kinh phí hoạt động cả chục tỷ đồng mỗi năm là rất đáng khích lệ.

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, bóng chuyền Việt Nam còn có thể khai thác và tận dụng tốt hơn nữa, nhất là ở các CLB, khi mà tiềm năng thực tế rất lớn. Vấn đề là phải có sự nhìn nhận và cách làm chuyên nghiệp, chứ không nên coi đó là mảng phụ, làm thêm như hiện tượng của không ít các đội bóng.

Theo tôi, LĐBCVN cần sớm có riêng một bản đề án về tiếp thị - tài trợ, gắn với kế hoạch xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa của cả môn, để trực tiếp áp dụng, cũng như hướng dẫn và hỗ trợ các đội bóng thực hiện.

Bên cạnh đó, ngoài việc nâng cao thương hiệu, tăng nguồn thu, điều quyết định nữa là bóng chuyền phải đột phá về khâu đào tạo trẻ hiện đang có “vấn đề”. Tất cả cần phải được đặt ra và giải quyết tại Đại hội Liên đoàn khóa mới vào cuối năm nay”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi (giaothongvantai.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN