Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
1
Lorenzo Sonego
2
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
0
Katie Boulter
0
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
2
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
0
Elena-Gabriela Ruse
0
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
0
Tristan Schoolkate
0
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam

Bước vào trong phòng tập luyện của CLB Kaze Ken (TP HCM), chúng tôi có cảm tưởng như đây không phải là buổi tập của những môn sinh Việt Nam. Từ giáp, kiếm đến những tiếng hô vang khi ra chiêu, tất cả tạo cho người xem một không khí như đang lạc vào một võ đường đào tạo Samurai của Nhật Bản.

Kendo (kiếm đạo) là môn kiếm thuật có xuất xứ từ Nhật Bản do các võ sĩ đạo và các Samurai (hiệp sĩ) xây dựng nên dựa trên các kỹ thuật dùng kiếm trong chiến đấu.

Tại CLB Kendo có tên Kaze Ken (Kiếm Gió) ở quận 10 (TP HCM) có hàng chục võ sinh đang tập luyện bộ môn kiếm thuật này. Điểm chung của họ đều là những người yêu kiếm, yêu văn hóa Nhật Bản. Có người mới tập lần đầu, có người đã gắn bó với thanh kiếm đã hơn mười năm đã tìm đến với CLB. Người tập lâu chỉ cho người mới, họ trau dồi các kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng kiếm.

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 1

Người tập rèn luyện được sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong kiếm thuật và ngoài cuộc sống

Anh Minh Tuấn, nhóm trưởng CLB Kaze Ken, đã cho biết: “CLB hoạt động đã mấy năm nay, chủ yếu để giao lưu, học kiếm thuật và cả về văn hóa của người Nhật Bản”.

Ấn tượng đầu tiên khi đến đây đó là một sự khiêm nhường và tôn trọng. Bất kỳ ai bước vào phòng, các võ sinh đều cúi chào đầy trân trọng. Trước và sau khi tập, người luyện kiếm cũng chào nhau nhiều lần thể hiện sự tôn trọng dành cho bạn tập, hay đối thủ của mình.

Kiếm sử dụng trong tập luyện là kiếm tre, không có tính sát thương, vì vậy mà người tập môn này hầu như không gặp phải chấn thương đáng kể trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, kiếm gỗ chỉ được sử dụng để biểu diễn.

Các vị trí chủ yếu để ra đòn trong môn Kendo là ở đỉnh đầu, hông, cổ tay và cổ họng nên tính thực chiến rất cao. Điểm quyết định của Kendo là sự tập trung và độ nhanh nhạy, chính xác, điều này giúp cho người tập rèn luyện được sự ứng biến nhanh nhẹn với nhiều tình huống trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tinh thần và văn hóa người Nhật được truyền nhau qua mỗi buổi tập giúp cho các võ sinh rèn luyện được nhiều đức tính cần thiết như cần cù, tỉ mỉ, tôn trọng và nhân ái hơn.

Bạn Duy Khanh (22 tuổi), một trong số các bạn trẻ mới đến tập ở CLB, đã tâm sự: “Được biết môn này qua video và truyện tranh, tôi rất yêu thích nên tìm đến CLB để xin học. Tôi thấy không khí tập luyện khá sôi động và nghiêm túc”.

Mỗi khi xuất chiêu, người tập phát ra tiếng thét Kiai rất lớn nhằm trấn áp tinh thần đối phương khiếp sợ và mất tập trung. Cộng thêm tiếng kiếm chạm nhau, chạm vào giáp nên phòng tập của Kendo khá ồn ào so với các môn khác.

Sau một buổi luyện tập, các môn đồ của Kendo sẽ có vài phút để ngồi thiền với mục đích tĩnh tâm, loại bỏ những mâu thuẫn, oán thù có thể sinh ra trong buổi tập, giúp người tập cảm thấy thư thái hơn.

Bạn nữ Đan Chi (21 tuổi), đã theo Kendo được hơn 1 năm, chia sẻ: “Tôi rất thích văn hóa Nhật nên đăng ký tập thử, rồi mê lúc nào không hay. Không chỉ học được sự nhạy bén trong phản ứng với các tình huống, tôi còn học được đức tính khiêm nhường, nề nếp của con người Nhật Bản qua môn Kendo”.

Với người tập kiếm thông thường, một thanh kiếm tre giá khoảng 500.000 là đủ để theo đuổi môn Kendo. Nhưng với những ai thật sự đam mê, để sở hữu một bộ trang bị hoàn chỉnh đúng “chất Samurai” thì không hề rẻ. Được biết, một bộ võ phục Hakama giá 1 đến 2 triệu đồng, kiếm gỗ giá khoảng 1 triệu đồng, còn bộ giáp như kiểu Samurai có giá trên dưới 7 triệu đồng.

* Video những bài tập luyện hăng say của các võ sinh Samurai:

* Dưới đây là một số hình ảnh tập luyện của các võ sỹ Kendo:

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 2

Một người tập Keno đang chuẩn bị giáp cho mình

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 3

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 4

Sự khiêm nhường và tôn trọng thể hiện trước và sau mỗi lần luyện tập

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 5

Ông Shim Sungbo là một cao thủ Kendo và HLV của Dowon Kendo Club ở Hàn Quốc. Ông sang Việt Nam để giao lưu và hướng dẫn thêm kỹ thuật cho các bạn trong CLB

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 6

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 7

Luyện tập kiếm thuật giúp bạn nhanh nhẹn, hoạt bát hơn

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 8

Họ còn rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cần cù đáng quý của người Nhật

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 9

Các bạn trẻ tìm đến tập luyện bộ môn này

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 10

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 11

Một thanh kiếm tre là đủ để các bạn có thể học Kendo

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 12

Sự tập trung cao độ luôn là điều được thể hiện trong mỗi buổi tập

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 13

Tinh thần giao lưu, học hỏi giữa những người cũ và mới

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 14

Bạn Đan Chi, một võ sinh nữ tại CLB

Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam - 15

Sau buổi tập, các võ sinh ngồi thiền để loại bỏ tạp niệm, thư thái tinh thần

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN