Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Bữa ăn “vô địch” của siêu kình ngư Ánh Viên

Ánh Viên chỉ ăn cơm một lần mỗi tuần và khẩu phần một bữa của Ánh Viên bằng thức ăn của các cô gái.

Ánh Viên chỉ ăn cơm một lần mỗi tuần và khẩu phần một bữa của Ánh Viên bằng thức ăn của các cô gái thông thường trong 5 ngày. Từng có thời gian dài, khi phải “chiến” với thực đơn gồm 20 con tôm sú, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa trong một bữa, Viên vừa ăn vừa khóc, muốn nôn ra nhưng vẫn phải cố nuốt vào vì đó là… nhiệm vụ.

Bữa ăn “vô địch” của siêu kình ngư Ánh Viên - 1

Với Ánh Viên, mỗi ngày cô cần nạp tới 12.000 calo mới đủ năng lượngmà cơ thể cần

“Giờ giai đoạn khó khăn nhất đấy đã qua vì tôi đã quen rồi, đã vượt qua ngưỡng rồi” - Viên nói trong nụ cười hồn nhiên đúng chất của một cô gái miền Tây trong cuộc chuyện trò trên thành bể sau một buổi tập trên đất Malaysia.

Từng có cảm giác sắp “nổ” bụng vì phải ăn nhiều

Như khẳng định của Viên, không phải tố chất mà điều quyết định giúp cô đạt tới tầm mức như hiện tại chính là những năm tháng ăn tập liên tục tại Mỹ, đơn giản vì: “Tại đây, tôi được rèn giũa trong môi trường chuyên nghiệp hàng đầu, trong đó đáng nói nhất là về phương pháp rèn tập và dinh dưỡng”. Tổng số kinh phí đầu tư cho Viên qua 5 năm ăn tập tại Mỹ đã lên tới 13 tỷ đồng.

Viên kể, có vô khối chuyện vượt xa tưởng tượng mà giờ nghĩ lại vẫn thấy… choáng, cứ như thể cổ tích với bơi Việt Nam. Từ việc hằng ngày cô học trò đến từ Việt Nam có hai chuyên gia ngoại, một phụ trách chuyên môn, một chuyên thể lực, cứ đúng giờ đã có mặt ở bể bơi với giáo án kè kè. Từ việc để nâng cao thể lực, sức chịu đựng, tay bơi chưa phát triển hết về thể hình, hệ thống cơ phải ra sức bơi ngược dòng nước do lực đẩy của máy tạo ra. Hay việc mấy tháng ròng phải rèn kỹ thuật bơi ngửa bằng cách đặt một chiếc cốc đầy trên trán luyện đi luyện lại đến lúc chiếc cốc không rung rinh chút nào, cho dù cự ly và tốc độ bơi có thể thay đổi. Rồi việc thường xuyên đấu tập với các nam kình ngư ở nhiều trình độ, trường phái bơi khác nhau…

Nhưng điều hãi nhất với Viên vẫn là ăn uống, một thử thách, mà chính xác hơn là một cực hình phải vượt qua. Nhắc đến thực đơn về bữa ăn 20 con tôm sú, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa, Viên vẫn còn lè lưỡi nhún vai “hồi đầu tôi tưởng mình có thể… nổ bụng vì ăn. Có khi vừa ăn vừa khóc tức tưởi, ăn rồi lại nghỉ, nghỉ rồi lại phải ăn”. Mà đó mới chỉ là một trong bốn bữa ăn mỗi ngày. Có khi đang bơi cũng được đầu bếp gọi lên ăn ngay trên thành bể, với những thức ăn và thực phẩm thuốc chuyên dụng mà Viên chỉ còn cách… nuốt thẳng.

Cô cũng phân tích thêm rằng, thông tin về thực đơn “khủng” ấy vừa đúng vừa sai. Đúng vì cũng có bữa như thế thật, nhưng sai vì không phải lúc nào cũng thế. Nạp cái gì vào người, vào thời điểm nào trong chu kỳ huấn luyện là một câu chuyện tính toán khoa học chi li. Có thời điểm, Ánh Viên ăn thịt trắng, có thời điểm ăn hải sản, trong khi cơm chỉ dùng một bữa/tuần.

Nước uống cũng khác thường

Chẳng những phức tạp về tính toán năng lượng, loại thực phẩm cho từng bữa ăn, chất lượng thực phẩm cũng là một vấn đề quan trọng. Năm 2014, thày trò Viên từng lo mất ăn mất ngủ khi Viên bị sụt mất 4kg khi về nước dự tranh Đại hội TDTT toàn quốc. Lý do cũng bởi chuyện ăn uống không đảm bảo về các mặt kể trên. Phải mất cả tháng sau, kình ngư cao 1m73 này mới “hồi” được trọng lượng cơ thể lý tưởng.

Khi tập huấn tại Mỹ, các loại thức ăn mà Ánh Viên dùng đều phải có dấu chứng nhận của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Thậm chí đến nước uống cũng khác thường. HLV Đặng Anh Tuấn luôn phải mua thùng nước loại SmartWater có giá 2,5 USD/chai đắt gần gấp chục lần nước bình thường. Nhưng thày trò Viên cũng phải “cắn răng” vì nước này thẩm thấu rất nhanh vào cơ và mỗi ngày, Ánh Viên phải uống đến hai chai.

Chính nhờ thế, chỉ sau 5 năm ăn tập trên đất Mỹ, Viên đã chạm tới lượng vận động đến 5.500 - 6.000 kcal/ngày. Mỗi năm, theo ước tính, Viên bơi đến 5.000km. Chắc chắc lượng vận động này của tuyển thủ đất Tây Đô sẽ còn phải được nâng lên đáng kể để chuẩn bị cho các mục tiêu tầm cao, dài hạn. Có nghĩa là, thực đơn của Viên sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu tương ứng.

Tuy nhiên, đúng như Viên khẳng định, cô đã quen và vượt ngưỡng để đạt tới sự chuyên nghiệp cao độ ngay cả trong chuyện ăn nên việc phải ăn, nên ăn như thế nào giờ đây trở nên hết sức bình thường.

Khi 8,2% VĐV Việt Nam bị rối loạn hành vi ăn uống

Có lẽ Ánh Viên là trường hợp hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất của thể thao Việt Nam đã đạt tới mẫu hình của các VĐV hàng đầu thế giới về nhiều mặt, kể cả chuyện ăn uống. Có tới 8,2% số VÐV, tức là chiếm tới gần 1/10 bị rối loạn các hành vi ăn uống ở các mức độ khác nhau. Đây không phải là một sự phỏng đoán từ hiện tượng mà là một kết quả nghiên cứu chính thức do Viện Khoa học TDTT phối hợp cùng một số địa phương thực hiện cách đây 2 năm với đối tượng là gần 500 VÐV của 30 môn, trọng điểm là tại TP HCM.

Bữa ăn “vô địch” của siêu kình ngư Ánh Viên - 2

Ánh Viên luôn giữ được phong độ tốt nhất

Trong đó có 5,3% bị chứng ăn uống vô độ, chủ yếu ở các VÐV nhóm môn võ thuật, cử tạ, thể hình. Còn 2,9% nữa là các VÐV bị chứng chán ăn tâm lý, tuy không cao nhưng lại phổ biến ở nhiều môn, có phần nhỉnh hơn ở cờ vua, thể dục dụng cụ. Ðáng chú ý, 73% số lượng các VÐV bị chứng chán ăn tâm lý này rơi vào các đối tượng ở độ tuổi từ 9-18.

Với số lượng các VĐV không hề bị rối loạn hành vì ăn uống, kể cả các tuyển thủ quốc gia, họ cũng không được đáp ứng đủ nhu cầu và điều kiện ở mức tối thiểu theo mặt bằng chung quốc tế. Mức tiền ăn 200 nghìn đồng/người/ngày của tuyển thủ quốc gia hay 120 nghìn với các tuyển thủ cấp tỉnh mới chỉ giúp các VĐV có thể thuần túy đạt tới sự no. Mới đây, có trên 60 tuyển thủ xuất sắc được đưa vào diện đầu tư trọng điểm với mức tiền ăn 400 nghìn đồng/người/ngày, một mức tương đối đảm bảo.

Chỉ có điều, bếp ăn tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia mới chỉ đủ điều kiện phục vụ đại trà cho khoảng 1.000 tuyển thủ quốc gia tập huấn quanh năm, chứ chưa thể triển khai các bữa ăn đặc thù theo nhu cầu của từng môn, từng tuyển thủ trọng điểm. Thế nên, tiền ăn tăng gấp đôi mà chất lượng dinh dưỡng chỉ nâng phần nào, đơn giản là được ăn ngon hơn, đa dạng hơn còn chuyện phù hợp, chất lượng thế nào vẫn là điều xa vời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyên Linh ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN