Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
0
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
2
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
0

Bóng gỗ: Môn thể thao lạ ở Việt Nam

Trong 2 ngày 20 và 21/10 sắp tới, giải bóng gỗ Hà Nội mở rộng sẽ được tổ chức tại khu thể thao Mỹ Đình, với sự tham gia của trên 60 gậy thủ Việt Nam và Thái Lan.

Ông bạn tôi từ thủa thiếu thời, Đại tá Nguyễn Hữu Hòe, nguyên Giám đốc Công ty Hóa chất 21, là một người vui tính. Một hôm ăn cỗ ở quê, ông “khoe” với các cụ cùng mâm bằng một giọng dí dỏm: “Ở làng ta, người nhiều tiền không thiếu, học vị cao cũng nhiều, xuất ngoại cũng không ít, nhưng được đi thi đấu thể thao tận nước ngoài ở cái tuổi U70 như tôi chắc là không có”.

Mọi người cứ tưởng ông nói đùa vì ai cũng nghĩ “đi thi đấu quốc tế thì phải là ĐTQG, chứ làm gì có chuyện các ông “tóc bạc, da đồi mồi” cũng “mang gậy đi gõ xứ người”. Nhưng ông Đại tá về hưu không nói chơi, vì trong các môn thể thao ở Việt Nam, để những người cao tuổi được thi đấu ở nước ngoài, mà lại ở những giải quốc tế hẳn hoi, thì có lẽ duy nhất là môn bóng gỗ.

Chẳng thế mà mấy anh bạn tôi chơi golf, những người cũng thỉnh thoảng rủ nhau vác gậy sang một số nước láng giềng để “thi đấu với nhau”, phải thốt lên ghen tỵ: “Bác sướng thật đấy, bọn em có tiền cũng chẳng được thi đấu quốc tế chính thức như bác, dù cũng là tự túc”.

Bởi vì, cũng như Đại tá Hòe, người viết bài báo này, cùng với các anh Nguyễn Như Hải, nguyên Phó TGĐ Tập đoàn Than-Khoáng sản, và Hà Khả Luân, nguyên Phó Giám đốc Sở Thể dục-Thể thao Hà Nội, người đưa môn bóng gỗ về Việt Nam, đã sang tham dự giải quốc tế mở rộng lần thứ 16, tổ chức vào tuần cuối tháng 8 vừa qua tổ chức tại Malaysia.

Cùng chuyến đi này còn có 9 VĐV trẻ thuộc CLB Hà Nội sang thi đấu tại giải vô địch bóng gỗ thế giới lần thứ 5, diễn ra cùng địa điểm và thời gian với giải mở rộng nói trên. Và các “gậy thủ” Việt Nam đã đem về cho đất nước 1 HCV và 5 HCĐ trong một giải thế giới có sự góp mặt của trên 200 VĐV đến từ 13 nước và lãnh thổ khác nhau.

Có phải tới trên 5 năm tôi không xuất ngoại. Về hưu, hộ chiếu công vụ đã hết hạn và cũng không còn giá trị, tôi đi làm hộ chiếu mới, dạng phổ thông. Cứ tưởng sẽ phức tạp lắm, nhưng chỉ một lần xếp hàng mất khoảng nửa tiếng tại phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (89 Trần Hưng Đạo) làm thủ tục là xong. Lần sau chỉ mang giấy hẹn đến lấy. Đơn giản và nhanh chóng đến bất ngờ, mà lại có giá trị tới 10 năm. Mà cũng chẳng cần thị thực nhập cảnh, vì Malaysia nằm trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Đến sân bay Nội Bài, tất cả các thủ tục hải quan, gửi hàng cũng chỉ gói gọn trong vòng 15 phút. Sau hơn 3 giờ ở độ cao trên 8.000m, chúng tôi tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur, một trong nhà ga hàng không nhộn nhịp nhất châu Á,mỗi năm đón khoảng 40 triệu hành khách. Cũng như ở Nội Bài, thủ tục nhập cảnh thật dễ dàng.

Bóng gỗ: Môn thể thao lạ ở Việt Nam - 1

CLB bóng gỗ Hà Nội đã có thành tích rất tốt tại giải vô địch bóng gỗ thế giới lần thứ V diễn ra từ ngày 26/8 đến 1/9 tại Malaysia vừa qua

Các nhân viên hải quan chỉ lật qua hộ chiếu, nhìn mặt, nhìn ảnh và cho qua, thậm chí chẳng cần kiểm tra vân tay. Đơn giản và thuận tiện quá, khác hẳn với cái cảnh trước đây từng hành khách phải đứng nghiêm, giơ 2 tay ngang vai, thậm chí cởi cả giày tất, để các nhân viên an ninh mặt lạnh như tiền “sờ mó” cơ thể mình, dù đó là Dubai, Moscow, Paris hay New York, nhất là sau vụ khủng bố 11/9.

Và bỗng nhiên tôi nghĩ tới lời các nhà ngoại giao hay nói: “ASEAN là ngôi nhà chung của các nước Đông Nam Á”. Tôi cũng thầm mong, trong ngôi nhà chung này, các thành viên đồng lòng dốc sức vì hòa bình, ổn định và phát triển ở mỗi nước và khu vực.

Tôi không biết bà có nguồn gốc hoàng gia hay không, nhưng từ người phụ nữ cao tuổi này luôn toát ra dáng vẻ sang trọng và dễ mến. Trong suốt 4 ngày thi đấu ở khu nghỉ mát A’Famosa rộng 520 ha, trên sân thi đấu bóng gỗ, các VĐV và khán giả thường chứng kiến một phụ nữ thấp, đậm chắc, tóc chải mượt, khuôn mặt thư thái, sải những bước chân vững chãi dọc 24 đường đánh bóng lên cao xuống thấp, đôi lúc thẳng như mũi tên, nhưng cũng có lúc ngoằn nghoèo như rắn, có tổng cộng chiều dài lên tới 2.000m.

Dưới trời nắng chang chang, “gậy thủ cao tuổi” nước chủ nhà miệt mài thi đấu ở tất cả các nội dung, từ “fairway” (tính điểm từng đường) đến “stroke” (cộng điểm sau 24 đường), từ sáng đến tối, mỗi ngày 8 tiếng. Bên thắt lưng luôn là một chai nước khoáng và một chiếc ô che nắng.

Bà là Kong Ah Long, nhà vô địch giải quốc tế mở rộng Malaysia 16 ở nội dung đơn stroke, lứa tuổi trên 60, và HCĐ giải VĐTG lần thứ 5, đấu chung mọi lứa tuổi, đối thủ trong nhóm của VĐV Việt Nam Nguyễn Huyền Trang, cô gái 20 tuổi có biệt danh “Trang đồng… nát”, được gọi một cách yêu mến, vì chỉ tại giải đấu ở Malaysia, cô cùng các đồng đội của mình trong đoàn Việt Nam đã 5 lần được xướng tên lên nhận HCĐ kèm theo 5 chú khỉ bông trông rất tinh nghịch. Kong Ah Long là một minh chứng cho thấy bóng gỗ đâu chỉ dành cho những người trẻ tuổi.

Trong thi đấu Marie Lien là một gậy thủ cực kỳ chuyên nghiệp, làm cho những người chơi nghiệp dư như tôi vừa phục, vừa tức. Vì muốn xem quân mình thi đấu và một phần cũng để động viên các cháu, nhân ngày được nghỉ ngơi, tôi lẽo đẽo theo nữ VĐV Trần Thị Tuyết (17 tuổi) trong trận đánh “fairway” với nữ VĐV người Malaysia nói trên.

Mặc dù đã rất im lặng, chỉ cần tôi có biểu hiện nhắc nhở Tuyết bình tĩnh là ngay lập tức Marie Lien giơ ngón tay lên môi, ra hiệu bảo tôi phải yên lặng. Không chỉ thế, ngay sau khi tôi chụp ảnh lúc 2 người đang đánh để lấy một “pô” làm kỷ niệm thì nữ VĐV chủ nhà nghiêm mặt nói :“Anh không thi đấu, làm sao cứ đi theo chúng tôi thế”.

Bất quá, tôi buộc phải trả lời gậy thủ trạc tuổi ngũ tuần có phần đanh đá này: “Chị xem đi, xung quanh cũng có bao nhiều người đi động viên và chụp ảnh cho đội nhà như tôi, mà có ai nói gì đâu. Luật có cấm CĐV đi theo VĐV của mình đâu”. Dù sao thì sau đó, vì phép lịch sự, tôi đành đứng từ xa, trên một mỏm đất cao để theo dõi cuộc tỷ thí giữa Lien và Tuyết.

Đây có lẽ là một trong những trận “đối kháng” đáng xem nhất của giải, giữa một VĐV có đẳng cấp và thâm niên trong nghề với một VĐV vừa qua tuổi vị thành niên. Đến hết 12 đường, Marie Lien và Tuyết vẫn có số gậy bằng nhau, phải đánh thêm đường thứ 13: lại hòa; đường thứ 14, tiếp tục như thế.

Mãi đến đường thứ 15, bằng kinh nghiệm thi đấu quốc tế và bản lĩnh của một VĐV giàu tính chuyên nghiệp, gậy thủ nước chủ nhà mới thắng được Tuyết, khiến cô bé mắt đỏ lựng, tức tưởi vì thua đúng một gậy, trong một trận đấu mà thắng thì có huy chương.

Nhưng ngoài sân cỏ thì Marie Lien là một phụ nữ hoàn toàn khác. Cô vui vẻ và cởi mở bất ngờ. Sau hôm thi đấu, nhiều lần Lien đến tìm Tuyết để trò chuyện, chụp ảnh, ríu ra ríu rít. Đã thế, theo lời Tuyết thì “cô ấy cứ bắt cháu gọi là mẹ”. Với tôi cũng vậy, thấy tôi đến chúc mừng sau khi nhận giải, cô cười toe toét và nói: “Anh thông cảm nhé, thi đấu mà” và chẳng có vẻ gì nhớ đến việc dám “mắng” một ông lão như tôi.

Tuy mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2009 nhưng bóng gỗ Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Từ chỗ ban đầu chỉ có một CLB tại Hà Nội, do ông Hà Khả Luân thành lập, đến nay cả nước đã có cả chục tỉnh, thành phố có CLB hoạt động (Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Gia Lai, Phú Thọ), trong đó có những đơn vị phát triển rất mạnh như Công ty Hóa chất 21, thu hút sự tham gia của hàng trăm gậy thủ.

Sau khi các VĐV Việt Nam giành được một số huy chương tại các giải đấu quốc tế, đặc biệt tại giải VĐTG lần thứ 5 vừa qua tại Malaysia, một số khu du lịch và resort đang tính đến chuyện đưa môn thể thao này vào gói dịch vụ của mình.

Tương lai phát triển của môn bóng gỗ ở Việt Nam là rất lớn vì nó mang tính đại chúng rất cao, ai cũng có thể chơi được, từ nam tới nữ, trẻ tới già, người nhiều tiền cũng như người ít tiền. Chỉ cần một cái gậy, một quả bóng và một mảnh đất công cộng là đủ, mà chúng ta thì có biết bao công viên, bãi đất trống, bãi cát ven sông, khu vui chơi, giải trí.

Còn nhớ sân chơi bóng gỗ Hà Nội hiện nay, trước đây cũng chỉ là một bãi đất trống, gạch cát ngổn ngang, không hàng rào, không đèn, không điện, không cây xanh. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Hà Nội và một số doanh nghiệp, đặc biệt là sự nỗ lực của các thành viên sáng lập CLB và công tác xã hội hóa, bãi đất trống ngày xưa đã trở thành một sân đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thảm cỏ được các VĐV trẻ hàng ngày tưới nước chăm sóc, có xoài, tre, lộc vừng và nhiều cây cảnh do các thành viên cao tuổi tự tay đem về trồng làm kỷ niệm. Chỉ 2, 3 năm nữa thôi, nơi đây sẽ đẹp như một công viên cây xanh thực thụ.

Mặt khác, đây cũng là môn thể thao có thể đem lại nhiều huy chương cho Việt Nam vì nó không đòi hỏi các VĐV phải có chiều cao, cân nặng như các môn khác, mà chỉ cần sự khéo léo và tinh thần quyết thắng vốn là điểm mạnh của các VĐV chúng ta...

Không phải ngẫu nhiên mà một số một số nước và lãnh thổ có phong trào mạnh như Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia đã bắt đầu nhìn Việt Nam như một địch thủ đáng gờm trong môn thể thao mới mẻ nhưng đã có mặt tại 39 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, như các môn thể thao khác, bóng gỗ cũng cần một cú hích từ các cơ quan chức năng như Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic, cũng như chính quyền ở các địa phương. Bên cạnh vấn đề kinh phí, cũng rất cần một sự quan tâm khác trên các phương diện chủ trương, chính sách, đào tạo, chế độ đãi ngộ, tiền thưởng cho các VĐV.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khang Chi (TTVH)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN