Trận đấu nổi bật

marketa-vs-belinda
Mubadala Abu Dhabi Open presented by Abu Dhabi Sports Council
Marketa Vondrousova
0
Belinda Bencic
2
jakub-vs-alex
ABN Amro Open
Jakub Mensik
0
Alex De Minaur
2
andrey-vs-fabian
ABN Amro Open
Andrey Rublev
2
Fabian Marozsan
0
elena-vs-ons
Mubadala Abu Dhabi Open presented by Abu Dhabi Sports Council
Elena Rybakina
2
Ons Jabeur
1
stefanos-vs-tallon
ABN Amro Open
Stefanos Tsitsipas
2
Tallon Griekspoor
1
frances-vs-yoshihito
Dallas Open
Frances Tiafoe
1
Yoshihito Nishioka
1
carlos-vs-andrea
ABN Amro Open
Carlos Alcaraz
1
Andrea Vavassori
0
jaume-vs-ben
Dallas Open
Jaume Munar
-
Ben Shelton
-
pedro-vs-holger
ABN Amro Open
Pedro Martinez Portero
-
Holger Rune
-
michael-vs-casper
Dallas Open
Michael Mmoh
-
Casper Ruud
-
tommy-vs-ethan
Dallas Open
Tommy Paul
-
Ethan Quinn
-

Bóng chuyền Việt Nam và giá trị từ những chuyến xuất ngoại

Các cầu thủ bóng chuyền Việt Nam xuất ngoại thi đấu đã trở thành câu chuyện quen thuộc. Thành công, chưa thành công – tất cả đều xuất hiện, trong đó gần nhất là chuyện tuyển thủ Trần Thị Thanh Thúy chia tay sớm CLB Gresik Petrokimia (Indonesia). Tuy vậy, tất cả đều có giá trị riêng, đủ để tiếp động lực cho các cầu thủ.

Người chia tay, người vẫn ở lại

Cho đến trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ít nhất bóng chuyền Việt Nam có cầu thủ thi đấu ở 3 quốc gia gồm Trần Thị Thanh Thúy tại CLB Gresik Petrokimia; bộ ba Chế Quốc Vô Lít, Đoàn Trung Hiếu, Nguyễn Anh Hồng Hoàng tại CLB Cảnh sát Takeo (Campuchia); Nguyễn Thị Bích Thủy tại GS Caltex (Hàn Quốc).

VĐV Nguyễn Thị Bích Thủy đang thích nghi tốt tại CLB GS Caltex (Hàn Quốc).

VĐV Nguyễn Thị Bích Thủy đang thích nghi tốt tại CLB GS Caltex (Hàn Quốc).

Trong số này, Trần Thị Thanh Thúy có thâm niên thi đấu cho các CLB nước ngoài nhiều hơn cả. Trong đó, Gresik Petrokimia là câu lạc bộ thứ 6 trong sự nghiệp thi đấu nước ngoài của Thanh Thúy sau Bangkok Glass (Thái Lan), Attack Line (Đài Loan, Trung Quốc, Denso Airybees, PFU BlueCats (Nhật Bản), Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ).

Cuộc chia tay của Thanh Thúy với đội bóng của Indonesia diễn ra khi hợp đồng của hai bên mới thực hiện được 1 tháng. Thanh Thúy gia nhập Gresik Petrokimia hồi đầu tháng 12-2024, sau khi kết thúc sớm hợp đồng với CLB Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 11/2024. Trong thời gian thi đấu cho Gresik Petrokimia từ đầu tháng 1/2025, dù vẫn chưa dứt hẳn chấn thương nhưng cô tạo dấu ấn nhất định về chuyên môn. Thanh Thúy cùng đồng đội thi đấu 7 trận và chỉ giành được 2 trận thắng cùng vị trí thứ 5/7 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, mục tiêu của Gresik Petrokimia là phải lọt vào nhóm 4 đội dẫn đầu sau vòng phân hạng. Đó không phải là mục tiêu dễ khi giải bóng chuyền chuyên nghiệp Indonesia có chất lượng cao, mức độ cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi các đội bóng đều thuê ngoại binh chất lượng cao. Cho nên, khi nhận thấy mục tiêu dần xa tầm với, lập tức đội bóng Indonesia tìm đến các giải pháp khác, trong đó bổ sung chủ công người Mỹ Julia Sangiacomo để thay thế cho Thanh Thuý.

Cũng vì thế, Thanh Thúy mới trở về nước vào dịp Tết Ất Tỵ vừa qua, kết thúc chuyến xuất ngoại đầy đáng nhớ tại Indonesia của mình.

Trong khi đó, phụ công Nguyễn Thị Bích Thủy đang có hành trình như mong đợi tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia Hàn Quốc trong màu áo GS Caltex. Đó là lần đầu tiên ra nước ngoài thi đấu của cầu thủ này. Ngay từ đầu, tất cả đều hiểu rằng cô sẽ đối mặt với nhiều thử thách trong đó có việc thích nghi với văn hoá, lối chơi, đồng đội mới... Đến nay, quá trình thích nghi với môi trường bóng chuyền Hàn Quốc của phụ công 25 tuổi này đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Qua từng trận đấu cô gái mang áo số 25 ngày càng tiến bộ, góp công giúp GS Caltex thi đấu ấn tượng ở nửa sau mùa giải 2024-2025.

Cũng phải kể thêm, trước khi có sự góp mặt của Bích Thủy, ở giai đoạn 1 của giải vô địch quốc gia, GS Caltex trải qua chuỗi trận đáng quên với việc chỉ giành 1 trận thắng sau 15 trận đấu. Sang giai đoạn 2, trong 6 trận đấu đầu tiên, GS Caltex giành được 3 chiến thắng, tạo nên hiệu ứng tích cực ngay tại giải đấu. HLV của GS Caltex cũng đã khẳng định Bích Thủy đã dần tìm được tiếng nói chung với đội bóng và phát huy tốt khả năng chắn bóng của mình, giúp đội bóng dễ dàng triển khai các phương án tấn công...

Bích Thuỷ vẫn còn 9 trận đấu trên đất Hàn Quốc và hầu như không có cơ hội để cô và GS Caltex vượt qua vòng phân hạng sau khi đội bóng không đạt kết quả tốt từ lượt đi vòng phân hạng. Tuy nhiên, hành trình tại Hàn Quốc sẽ giúp cô gái này đạt những bước tiến mới trong sự nghiệp.

Còn tại giải vô địch bóng chuyền chuyên nghiệp Campuchia, ở mùa giải 2025 này, bộ ba Chế Quốc Vô Lít, chuyền hai Đoàn Trung Hiếu và chủ công Nguyễn Anh Hồng Hoàng  đang khoác áo CLB Cảnh sát Takeo và tiếp tục để lại dấu ấn. Gần nhất, trong sau trận đấu với chiến thắng 3-2 của CLV Cảnh sát Takeo trước CLB Cảnh sát Pursat, Nguyễn Anh Hồng Hoàng đã được vinh danh cầu thủ xuất sắc nhất trận. Đến lúc này, Nguyễn Anh Hồng Hoàng, Chế Quốc Vô Lít và Đoàn Trung Hiếu đang là những VĐV chủ lực của Cảnh sát Takeo.

Mong có nhiều chuyến xuất ngoại

Sau chuyến thi đấu tại Indonesia kết thúc sớm hơn dự kiến, trước mắt Trần Thị Thanh Thuý sẽ thi đấu ở Việt Nam trước khi hướng đến những mục tiêu tiếp theo. Nếu không có thay đổi, dự kiến cô sẽ thi đấu trong màu áo VTV Bình Điền Long An tại giai đoạn 1 Giải vô địch bóng chuyền quốc gia 2025 từ tháng 3 tới. Sau đó, sẽ không loại trừ chủ công số 1 bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ lại thi đấu quốc tế.

Tương tự, phụ công Nguyễn Thị Bích Thủy sau khi kết thúc thi đấu tại Hàn Quốc sẽ về nước ngay để kịp dự Giải vô địch bóng chuyền quốc gia 2025 trong màu áo Hóa chất Đức Giang Lào Cai. Trước đó, lãnh đạo Hóa chất Đức Giang Lào Cai cũng tạo điều kiện hết sức để cô và một số đồng đội có thể thi đấu ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, giữ được cảm giác thi đấu để từ đó đóng góp nhiều hơn cho đội tuyển quốc gia cũng như chính CLB Hóa chất Đức Giang Lào Cai.

Thực tế, việc tạo điều kiện để cầu thủ thi đấu ở nước ngoài trong màu áo các CLB ở nước sở tại cũng là định hướng của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam và nhiều CLB. Bởi hệ thống thi đấu quốc gia tại Việt Nam không đủ quỹ thời gian để các đội duy trì cảm giác thi đấu cho VĐV, thường là vài tháng/năm nên cách tốt nhất là tạo điều kiện để VĐV thi đấu ở nước ngoài trong khoảng thời gian trống trong hệ thống thi đấu quốc gia. Và việc thi đấu ở nước ngoài cũng mang đến những trải nghiệm cần thiết giúp nâng trình độ VĐV, từ đó chính đội tuyển quốc gia, CLB cũng được hưởng lợi. Cho nên nhiều CLB cũng chấp nhận để VĐV thi đấu quốc tế kể cả khi diễn ra các giải đấu trong hệ thống thi đấu quốc gia.

Câu chuyện từ Thanh Thúy, Bích Thủy... cũng cho thấy con đường thi đấu ở nước ngoài không trải hoa hồng. Có thành công và đương nhiên là  có thất bại. Nhưng đó là câu chuyện bình thường và VĐV phải chấp nhận. Quan trọng nhất là sự lựa chọn của họ khi thi đấu ở nước ngoài, tại nơi mà họ có thể được thi đấu nhiều nhất hoặc có thể học hỏi được nhiều nhất.

Cho nên, sẽ không lạ nếu thời gian tới có thêm VĐV Việt Nam ra nước ngoài thi đấu với tâm thế thoát khỏi cái vỏ an toàn, với tâm thế thích nghi môi trường mới, dám chơi, dám chấp nhận thất bại để nhận được những điều quý giá trong lần xuất ngoại của mình.

Thanh Thúy hy vọng lấy lại phong độ ở VTV Bình Điền Long An

Dự kiến trong tuần này, Thanh Thúy sẽ làm việc cùng CLB VTV Bình Điền Long An để thảo luận về các kế hoạch thi đấu trong trường hợp cô khoác áo VTV Bình Điền Long An tại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025. Nếu quay lại khoác áo VTV Bình Điền Long An, Thanh Thúy chắc chắn sẽ là mũi tấn công chủ lực của đội trong hành trình bảo vệ chức vô địch quốc gia. Lần gần nhất, cô thi đấu cho VTV Bình Điền Long An là ở Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022. (Minh Khuê)

(Tin thể thao, tin bóng chuyền) Người đẹp Phạm Thị Yến đón tin vui. Phụ công Đỗ Hồng Linh (cao 1m85) được thông báo thưởng hơn 50 triệu đồng cho một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
Bóng chuyền Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN