Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
0

Bóng chuyền Việt Nam thừa tiền vẫn bỏ bê đào tạo trẻ

Chưa bao giờ bóng chuyền Việt Nam có điều kiện thuận lợi như lúc này. Nguồn kinh phí ngày càng dồi dào với mức 100 tỷ đồng/năm “chảy” vào các câu lạc bộ (CLB). Vậy mà như một nghịch lý, mảng đào tạo trẻ của môn này đang bị bỏ bê.

Thấy rõ những mặt trái khi VĐV ngoại bị lạm dụng thái quá gắn với nhiều bất cập phía hậu trường, bất đắc dĩ Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam phải quyết định “cấm cửa” ngoại binh từ mùa giải 2014. Song, môn thể  thao này vẫn phải trả giá tới tận bây giờ.

Khi “cái nền” đào tạo trẻ bị buông lỏng, hệ quả tất yếu phải đến khi hầu hết các CLB Việt Nam chỉ cần vắng 1-2 trụ cột là lập tức lao đao. Chất lượng các đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia đang ngày càng đi xuống... Đội tuyển nữ bao năm nay vẫn chỉ phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào “con độc” - phụ công hàng đầu châu lục Nguyễn Thị Ngọc Hoa. 

Ông Trần Đức Phấn - Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam:

Để nâng chất bóng chuyền Việt Nam không còn cách nào khác phải tạo ra bước đột phá về đào tạo trẻ. Hai năm nay, giải VĐQG đã không cho sử dụng cầu thủ ngoại, nhằm thúc đẩy các đội phải chăm lo cho lực lượng tại chỗ. Hiện tại, ngoài giải trẻ quốc gia, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam còn tổ chức một giải trẻ riêng cho các CLB thuộc giải VĐQG mang tính bắt buộc, thậm chí đội nào không có tuyến trẻ dự tranh sẽ bị trừ điểm và bị đánh tụt hạng.

Tới đây, liên đoàn cũng sẽ xây dựng một “khung” đào tạo trẻ thống nhất với sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và quốc tế phù hợp với xu hướng hiện đại, và đặc thù Việt Nam để cung cấp cho các đội bóng, địa phương. ĐTQG đang và sẽ tiếp tục được trẻ hoá mạnh mẽ, nhằm tạo cơ hội tối đa cho các gương mặt trẻ học hỏi, cọ xát. 

Ông Thái Thanh Tùng - HLV trưởng đội nữ Thái Bình: 

Từ 2002 đến 2007, bóng chuyền nữ Thái Bình luôn giữ  vị trí trong nhóm hàng đầu quốc gia, với đỉnh cao là ngôi vô địch mùa 2007. Tuy nhiên, kể từ đó đến giờ, chúng tôi luôn phải vật lộn với cuộc chiến trụ hạng, bởi không còn có những lứa cầu thủ kế thừa tốt. Rất đáng buồn vì một cái "nôi" đầy truyền thống suốt một thời gian dài không có đại diện nào ở độ tuyển trẻ hay đội tuyển quốc gia nữa.

Cũng như nhiều đội khác, Thái Bình đang phải trả giá vì đã quá phụ thuộc vào ngoại binh, cũng như những yếu kém trong khâu đào tạo trẻ, từ phát hiện cho đến đào tạo ban đầu và nâng cao. Chúng ta đã quá chú trọng vào thành tích trước mắt của đội 1, với sự đầu tư thiên lệch nên đã buông lỏng tuyến dưới. Chúng tôi đang quyết tâm và nỗ lực làm lại, song chắc phải mất ít nhất 3 năm nữa mới có thể có được một đội hình đạt chất lượng.

Bà Đặng Thị Hồng - HLV đội trẻ Hà Nội: 

Cả 2 đội nam nữ Hà Nội từng vô địch quốc gia đã xuống hạng hoặc giải tán và chưa biết bao giờ mới trở lại vì nhiều lý do. Theo tôi điều quyết định chính là cách làm xã hội hoá nửa vời, ăn xổi và không có lực lượng. Ngay cả thời điểm khi còn ở đỉnh cao, như đội nữ Hà Nội thậm chí còn hoàn toàn không tổ chức việc đào tạo cầu thủ trẻ. Gần đây, cả làng bóng chuyền mới bừng tỉnh trước những hậu quả trực tiếp, trước mắt và lâu dài của từng đội bóng.

Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra và cũng có những chuyển động tích cực, nhưng chưa đủ mức cần thiết. Hầu hết các đội chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng về lực lượng cùng vòng tròn luẩn quẩn của sức ép thành tích trước mắt, dù giờ đây sự quan tâm và điều kiện kinh phí chung đã tốt hơn nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Quý - Đăng Vinh ([Tên nguồn])
Bóng chuyền Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN