Bóng chuyền Việt Nam: Nộp phạt vẫn bỏ giải châu lục

(Tin thể thao, tin bóng chuyền) Việc Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) tổ chức giải sớm hơn một tháng khiến nhiều liên đoàn quốc gia thành viên xoay trở không kịp, đành bỏ giải và chịu nộp phạt, trong đó có Việt Nam.

Đấy là lý giải của lãnh đạo Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) xoay quanh việc không cử đội tuyển tham dự Giải Vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2019, dự kiến khởi tranh vào ngày 17-8 tại Hàn Quốc. Người hâm mộ trong nước dù rất tiếc nuối trước một cơ hội được cọ xát cũng như giao lưu học hỏi của bóng chuyền nữ Việt Nam nhưng không thể làm lay chuyển quyết định của VFV.

Tuyển bóng chuyền U23 Việt Nam sẽ gánh vác nhiều trọng trách trong năm 2019 Ảnh: Đăng Phúc

Tuyển bóng chuyền U23 Việt Nam sẽ gánh vác nhiều trọng trách trong năm 2019 Ảnh: Đăng Phúc

Tất cả bắt đầu từ kế hoạch thi đấu năm 2019 mà VFV công bố hồi đầu năm, trong đó các đội tuyển bóng chuyền nữ sẽ dự những giải đấu quốc tế chính thức, gồm: Giải Vô địch U23 châu Á (tháng 7), VTV Cup (tháng 8), Giải Vô địch châu Á (tháng 9) và SEA Games 30 (tháng 11).

Tuy nhiên, do Giải Vô địch châu Á 2019 được đẩy lên sớm 1 tháng, công tác chuẩn bị trở nên khá cập rập nên sau cùng, VFV quyết định không cử đội tuyển tham dự giải đấu này.Bóng chuyền Việt Nam: Nộp phạt vẫn bỏ giải châu lục - Ảnh 1.

Có vẻ như sau thất bại lịch sử trước láng giềng Indonesia ở SEA Games 29, dẫn đến mất luôn tấm HCB đã sở hữu suốt 7 kỳ đại hội trước đó, bóng chuyền nữ Việt Nam đã và đang quyết liệt trẻ hóa lực lượng.

Các cầu thủ trẻ mới trên dưới 20 tuổi như Trần Thị Thanh Thúy, Đinh Thị Thúy, Đặng Thị Kim Thanh, Trần Thị Bích Thủy, Nguyễn Thu Hoài… đang là thành viên trụ cột của đội tuyển U23.

Nếu không có gì thay đổi, tất cả sẽ lại sát cánh cùng nhau trong thành phần đội tuyển quốc gia, chuẩn bị tham dự các sân chơi lớn trong thời gian tới.

Sự đổi mới của những người làm chuyên môn về cách vận hành đội tuyển quốc gia như thế rất cần được sự ủng hộ của người hâm mộ. Tuy vậy, cách lý giải của lãnh đạo VFV về việc phải chọn lựa giải để thi đấu, kể cả chấp nhận nộp phạt, xem ra vẫn chưa thật sự thuyết phục.

Nhiều ý kiến cho rằng VFV sợ "vướng" một giải VTV Cup thuần túy giao hữu, chất lượng chỉ ở mức trung bình mà chấp nhận không để đội tuyển góp mặt tại sân chơi châu lục là thực sự chưa ổn, chưa nói tới việc không đi theo đúng lộ trình đổi mới đã vạch ra.

Dẫu sao thì sân chơi châu Á vẫn hữu ích hơn nhiều cho việc tăng cường chuyên môn đối với đội tuyển, bất kể mang danh nghĩa U23 hay phiên hiệu tuyển quốc gia. Ngoài ra, Giải Bóng chuyền nữ vô địch châu Á được tổ chức năm nay cũng đồng thời là vòng loại của Olympic Tokyo 2020.

Chấp nhận trẻ hóa lực lượng nhưng không đủ niềm tin vào thành công ở sân chơi lớn là điều đáng tiếc nhất mà không ai muốn thấy ở VFV!

Chân dài 1m91 gây sốt thế giới: 11 lần giao bóng ”cháy sân”, ăn 365 điểm

Chân dài bóng chuyền 1m91 người Ba Lan có khả năng ghi điểm vô cùng đáng nể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Long ([Tên nguồn])
Bóng chuyền Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN