Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
0
Jakub Mensik
1
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Becker có giúp được Djokovic?

Liệu Boris Becker có đưa được Djokovic trở lại năm 2011 vĩ đại?

Cuộc săn tìm ba tháng

Djokovic đã gọi điện thoại cho Becker đúng cái hôm anh đánh mất ngôi số 1 thế giới vào tay Nadal khi ATP 500 Bắc Kinh đang diễn ra. Cuộc hoán đổi vị trí ấy đã có thể nhìn thấy từ trước khi anh thất bại trong trận chung kết US Open trước Nadal có tỉ số 1-3. Cách thua của Djokovic ở New York hôm ấy thật khó tiêu hoá, không chỉ thua đối thủ mà anh nhợt nhạt so với chính mình.

Nhưng đây không phải là một quyết định của cảm xúc. Vì khi đã trải qua 24 trận bất bại liên tiếp, thâu tóm hai Masters 1000, một ATP 500 và bảo vệ được chức vô địch ở World Tour Finals (trong đó thắng Nadal hai lần), Djokovic vẫn chân thành mời Becker tới Monte Carlo để rồi cả hai công bố với cả thế giới quyết định hợp tác với nhau – sự kiện đáng bàn hơn cả việc Federer chia tay HLV Annacone.

Becker có giúp được Djokovic? - 1

Djokovic chủ động tìm đến Becker ngay sau khi mất vị trí số 1

Djokovic hiểu bản thân anh hơn ai hết. Djokovic cũng rất hiểu một tay vợt chiến thắng tuyệt đối ở giai đoạn mùa giải đi vào đoạn kết không đồng nghĩa anh ta sẽ thành công ở mùa giải tiếp theo chứ chưa nói tới thống trị.

Thống trị ở đây có thể là một khát vọng được cường điệu hoá, nhưng Djokovic muốn giành nhiều hơn một Grand Slam/mùa. Nói cho nhanh là Djokovic muốn được trở lại như năm 2011 vĩ đại (ba Grand Slam) trong bối cảnh đầy sức ép.

Xin nhắc lại hai điều rằng, việc Nadal giành hai Grand Slam đã là điều thần kỳ, nhưng việc anh không ngừng tiến bộ mới làm các đối thủ hoảng sợ khi nghĩ tới tương lai. Và thứ hai, Andy Murray đã vươn lên tới tầm mức mới khi đoạt được Grand Slam thứ

hai trong sự nghiệp – điều hầu như không thể đoán định trước khi tay vợt người Scotland tìm được HLV Ivan Lendl.

Thành công Ivan Lendl mang tới cho Murray cũng có thể là sự tác động đáng kể tới việc Djokovic chọn Becker và ngược lại, Becker đồng ý dẫn dắt Djokovic dù cho huyền thoại người Đức, người từng giành sáu Grand Slam không có bất kỳ chút kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao, cũng là khi tận mẳt chứng kiến Lendl được tôn vinh ngay trong trận chung kết Wimbledon 2013.  

Ivan Lendl khoác chiếc áo huấn luyện một cách bất ngờ kể từ năm 2011 cũng trong hoàn cảnh như thế. Ông gác vợt rồi bặt tăm như con cá biến khỏi mặt nước. Sự chứng thực duy nhất còn tồn  tại của Lendl với thế giới thể thao là ông trở thành một tay golf nghiệp dư cừ khôi (đạt single handicap – số gậy dương sau một vòng chưa tới 10).

Becker vẫn còn dính dáng tới tennis nhiều hơn thế, nhưng chỉ dừng lại ở  vai trò của một BLV ký độc quyền với BBC cho các kỳ Wimbledon, và vài lần tư vấn cho các tay vợt Đức (Tommy Haas, Kohlschreiber).  

Và quyết định của Djokovic còn đến trong một giai đoạn nhiều trường hợp trẻ hoá HLV khác cũng diễn ra trong năm 2013 khi HLV là những người còn chơi đỉnh cao cách nay khoảng 1-2 thập kỷ, thậm chí chỉ vài năm trước.

Đứng sau sự vươn lên của Wawrinka là Magnus Norman, sinh năm 1976, từng đứng số 2 thế giới, gác vợt từ năm 2004 vì chấn thương, chính thức huấn luyện cho tay vợt số 2 Thuỵ Sĩ từ tháng 4-2013.

Chính Wawrinka là người đã tạo ra những thử thách thực sự dành cho Djokvic trong năm 2013, thậm chí đã có lúc gần như chạm tay vào chiến thắng khi họ chạm trán nhau ở cả Grand Slam lẫn ATP Tour.

Một trường hợp khác cũng đã vươn lên với tốc độ kinh ngạc trong năm 2013 sau khi có HLV không thuộc về những thế hệ cha chú như Annacone, Toni Nadal… là câu chuyện của Milos Raonic. Tay vợt 23 tuổi người Canada có HLV là Ivan Ljubicic, người cách nay hơn ba năm vẫn còn giành chức vô địch Masters 1000 (đầu tiên và cũng là cuối cùng), và mới chỉ về hưu từ năm 2012.  Chỉ sau bốn tháng, Raonic làm nên lịch sử cho riêng anh và Canada: tay vợt đầu tiên lọt vào top 10 thế giới, và là người đầu tiên sau hơn hai thập kỷ lọt vào tới trận chung kết Rogers Cup.

Federer giờ đây cũng đang đứng trước một quyết định tương tự, khi anh vừa trải qua một tuần tập luyện cùng với thần tượng của anh một thời, Stefen Edberg, người từng giành sáu Grand Slam trước khi treo vợt năm 1996.

Becker có giúp được Djokovic? - 2

Murray là minh chứng rõ nhất cho việc hợp tác cùng các HLV từng thi đấu trong giai đoạn sau năm 1980

Thành công từ sự tương đồng

Mười năm qua, thế giới tennis nói nhiều về những đổi thay trên mọi phương diện. Đặt sang một bên quy mô thương mại hoá môn thể thao từng chỉ dành cho giới quý tộc, thì điều đáng kể nhất là kỹ chiến thuật và thể lực.

Việc các đường bóng trở nên xoáy hơn để phục vụ cho lối chơi cuối sân nhiều hơn khiến cho cách cầm vợt của những năm 70 và đầu 80, dùng kiểu continental (số 2) để đánh cú thuận tay phải đưa vào bảo tàng. Chỉ có cách cầm vợt của thế hệ các tay vợt những năm cuối 80 đầu 90 mới gần giống như cách cầm vợt rất sâu (đa phần là Western grip – số 4) của các tay vợt đương đại (Nadal, Djokovic).

Cũng trong giai đoạn 80-90 ấy, lối đánh có sự kết hợp giữa lên lưới và cuối sân mới tạo nên lối đánh toàn sân cho đến giờ vẫn có giá trị sử dụng.

Sự tương đồng ấy chỉ hạn chế hơn so với thế hệ các tay vợt cuối những năm 90 đầu thế kỷ 21, nhưng không có nhiều những tay vợt đỉnh cao trong thế hệ của Sampras, Agassi, Courier… dấn thân vào sự nghiệp cũng đòi hỏi họ phải đặt gia đình xuống dưới so với yêu cầu phải quanh năm di chuyển đi khắp thế giới.

Những kinh nghiệm còn nóng hổi, trải nghiệm với tennis hiện đại mang lại những kết quả thực sự đáng kể. Raonic nói về Ljubicic  với sự hài lòng về việc anh được học từ người thày trẻ của mình những bài học thực tiễn đã đưa một tay vợt từ top 20 vào top 5 thế giới.

Còn Andy Murray đã học được những điều chính Ivan Lendl đã trải qua khi còn là một tay vợt chuyên nghiệp, được ông truyền thụ những kinh nghiệm để không sụp đổ sau khi thất bại cả bốn trận chung kết Grand Slam đầu tiên.

Becker sẽ giúp được gì cho Djokovic?

Djokovic không giống như Murray. Nếu như Murray có quá nhiều hạn chế ở thời điểm cách nay hai năm thì Djokovic đã gần như hoàn thiện về kỹ thuật và không thua cả Nadal trên phương diện thể lực.

Thế nên, Djokovic không thể trông đợi Becker ở phương pháp huấn luyện để tạo ra sự đột biến về thể lực nữa. Djokovic cũng chẳng thể kỳ vọng cú thuận tay của anh rồi đây sẽ huỷ diệt tất cả dù cho Becker trước kia từng được tôn vinh với những cú thuận tay đẳng cấp.

Nhưng Becker có thể mang đến cho Djokovic những khía cạnh khác, mà một trong số đó có thể là lối đánh tấn công quyết liệt đã từng khiến cả thế giới gọi huyền thoại người Đức với biệt danh “boom boom”.

Becker có giúp được Djokovic? - 3

Djokovic không thể đứng yên khi Nadal vẫn đang ngày một tiến bộ

Hoặc cũng có thể cả trên khía cạnh tinh thần nữa bởi Becker, một người Đức, đã vươn lên đỉnh cao thế giới trong giai đoạn làng banh nỉ lúc ấy có hàng loạt những tên tuổi lớn. Giai đoạn đầu, Becker phải đối đầu với Lendl, McEnroe, Connors, Wilander, rồi vài năm sau đấy các đối thủ của Becker là Sampras, Agassi, Edberg, Courier, Chang, Stich, Bruguera.

Ở chiều ngược lại, Bekcer có một niềm tin rất lớn ở Djokovic. Cách nay gần một năm, Becker nói rằng Djokovic có thể đạt được ít nhất 10-12 danh hiệu Grand Slam khi kết thúc sự nghiệp, bởi Djokovic có thể duy trì phong độ đỉnh cao của anh tới lúc 29-30 tuổi.

Tất nhiên, không phải chỉ một mình Becker tin Djokovic có thể chinh phục cột mốc ấy, và nó phần nào khác với việc trong khi hầu như tất cả đều đánh giá thấp Murray thì Lendl lại đặt niềm tin rất lớn vào tay vợt người Scotland.

Nhưng Becker nhìn nhận rằng điều làm Djokovic đánh mất ngôi số 1 thế giới, thua Nadal và Murray trong những trận đấu quan trọng nhất, là sự suy giảm của tay vợt người Serbia so với chính anh ở một tỉ lệ khoảng 5% nào đó.

Nghĩa là Becker nhìn thấy những vấn đề của Djokovic và tin rằng có phương cách khắc phục.

Lúc này đây, Becker đã có mặt ở Các tiểu Vương quốc Ả rập để sát cánh cùng với Djokovic chuẩn bị tham dự giải đấu Abu Dhabi quy tụ hầu hết những tay vợt hàng đầu (bốn người đứng đầu là Nadal, Djokovic, Murray, Ferrer và hai cái tên còn lại cũng nằm trong top 10 là Tsonga và Wawrinka).

Nhưng giải đấu khởi tranh ngày 26/12 vừa qua mới chỉ là một bản nháp (và tất cả cùng khởi động). Australian Open 2014 sẽ là câu trả lời đầu tiên!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN