Trận đấu nổi bật

corentin-vs-cameron
Moselle Open
Corentin Moutet
0
Cameron Norrie
2
qinwen-vs-barbora
WTA Finals
Qinwen Zheng
2
Barbora Krejcikova
0
aryna-vs-coco
WTA Finals
Aryna Sabalenka
0
Coco Gauff
2

“Bệ phóng” từ người thầy tận tâm

Chưa bao giờ vai trò người thầy trong lĩnh vực thể thao được đề cao như ở thời điểm hiện tại dù tất cả luôn giữ vị trí hết sức khiêm tốn phía sau sự tỏa sáng của các VĐV

Sau buổi giao lưu với giới trẻ TP HCM chiều 17-6, HLV Đặng Anh Tuấn đã có cuộc tiếp xúc với một công ty thời trang muốn tài trợ riêng cho Ánh Viên. Được yêu cầu cung cấp thông tin để soạn hợp đồng, ông Tuấn đã đọc vanh vách số CMND của Ánh Viên. Ông nói như giãi bày: “Đến CMND của học trò, tôi cũng phải giữ nốt, không để Ánh Viên phải bận tâm đến điều gì ngoài chuyên môn”.

Người thầy “n trong 1”

Trong suốt thời gian diễn ra SEA Games 2015, giới trẻ cả nước gần như thuộc lòng mọi điều báo chí viết về Ánh Viên, cô kình ngư xuất sắc trong lịch sử bơi lội Việt Nam. HLV Anh Tuấn cũng nhanh chóng được mọi người biết đến bên cạnh cô học trò nổi tiếng, điều hiếm thấy trong giới thể thao, trừ những nhà cầm quân bóng đá.

“Bệ phóng” từ người thầy tận tâm - 1

Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn trong buổi giao lưu với giới trẻ TP HCM chiều tối 17-6.Ảnh: ĐÀO TÙNG

Năm năm dìu dắt Ánh Viên, ông Tuấn đã đóng đến 4 “vai”: Người thầy, người cha, người mẹ, người bạn và giờ đây, thêm tư cách nhà quản lý. Tự học nấu ăn để chăm sóc từng bữa cơm cho học trò; học thêm tiếng Anh để hỗ trợ Ánh Viên trong giao tiếp nơi xứ người và khi thi đấu; chỉ bảo mọi điều về cuộc sống cho cô học trò đang tuổi trưởng thành, cần hoàn thiện nhân cách; chia sẻ buồn vui như một người bạn khi Ánh Viên nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Thậm chí, đến khi học trò thành công, vinh quang và danh lợi tìm đến, ông Tuấn lại phải đóng vai trò “người đại diện” để học trò không bị lợi dụng tên tuổi, đồng thời không phụ lòng người tốt thực sự.

Thành công của Ánh Viên ở SEA Games 2015 và các giải quốc tế trước đó khiến HLV Anh Tuấn vui một thì niềm tin vào ngày mai tươi sáng của học trò có lẽ sẽ làm ông vui đến mười…

“Không có thầy thì không có tôi”

Lập gia đình muộn, lại không có con, HLV Huỳnh Hữu Chí dồn hết tình thương cho cậu học trò nhỏ Thạch Kim Tuấn, vốn vắng cha và mồ côi mẹ từ bé, suýt phải sống cảnh vất vưởng nơi phồn hoa đô hội. Nghe một VĐV kể về cậu bé cùng xóm có tướng tá ngon lành, ông Chí chạy xe gần 20 km đến Gò Vấp để xem “giò cẳng” Kim Tuấn.

Nhìn thấy nơi cậu học trò nhỏ các tố chất bẩm sinh, ông Chí tìm mọi cách chăm chút cho Tuấn. Ông dạy không chỉ cách thức tập tạ mà còn chỉ bảo điều hay lẽ phải cho học trò của mình, từng bỏ ngang việc học từ năm lớp 6. “Không có thầy thì không có tôi. Thầy còn hơn một người cha và gia đình thầy như là gia đình thứ hai của tôi” - Thạch Kim Tuấn tâm sự.

Xót học trò trưa nắng chang chang phải chạy xe về nhà, ông Chí đưa Tuấn về nhà mình, bảo vợ nấu thêm cơm cho học trò ăn và nghỉ ngơi chờ buổi tập chiều. Cứ như thế, HLV Chí uốn nắn, khép Kim Tuấn vào khuôn khổ trong tập luyện và cả trong cuộc sống đời thường. Từng đấu tranh quyết liệt để giữ chân Tuấn ở hạng cân sở trường, ông Chí âm thầm chuẩn bị từ các liệu pháp tâm lý đến điều chỉnh về dinh dưỡng, tập luyện. Đó là lý do giúp Kim Tuấn trụ lại sau Olympic 2012, hồi sinh và tiếp tục tỏa sáng.

Những tấm huy chương thế giới, châu lục và khu vực trong 2 năm 2013, 2014 giúp Tuấn trở thành gương mặt trẻ tiêu biểu ở các giải mà anh tham dự, trở thành một trong những niềm hy vọng của thể thao Việt Nam tại Thế vận hội 2016 sắp tới...

Đó chỉ mới là 2 trong số những người thầy tận tâm của các nhà vô địch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Liêm (nld.com.vn)
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN