Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
-
Grigor Dimitrov
-
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
-
Nick Kyrgios
-
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
-
Nishesh Basavareddy
-
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

Bài học Thể thao Việt Nam rút ra từ SEA Games 29

Kỳ SEA Games này chứng kiến nhiều trận thua tiếc nuối của Đoàn thể thao Việt Nam với lý do: "Tâm lý thi đấu của các VĐV không ổn định". Do vậy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cho rằng, phải tìm cách chữa ngay căn bệnh tâm lý trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Asiad vào năm sau.

Điển hình cho vấn đề này chính là VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh. Ở nội dung thi đấu đầu tiên của mình ở SEA Games năm nay là 50m, Xuân Vinh thường xuyên phải nhận điểm 7, và đã có lượt bắn thậm chí đạt điểm 5,7 - số điểm thấp chưa từng có.

Bài học Thể thao Việt Nam rút ra từ SEA Games 29 - 1

Hoàng Xuân Vinh thất bại vì... lý do tâm l.

Sau khi thất bại ở nội dung 50m, Xuân Vinh và Ban huấn luyện Đội tuyển bắn súng "xin" truyền thông không tiếp cận, vì như giải thích của HLV Nguyễn Thị Nhung sau này thì: "Thời điểm đó, chúng tôi muốn Xuân Vinh được tĩnh tâm". Nhưng sau đó, ở nội dung 10m sở trường - nội dung đã từng giúp Xuân Vinh giành huy chương vàng Olympic thì anh cũng thất bại đáng tiếc.

Và phải đến lúc này thì Xuân Vinh mới chính thức lên tiếng: "Tôi thất bại do vấn đề tâm lý". Áp lực của một nhà vô địch Olympic, của một ngôi sao được quan tâm, chú ý nhiều nhất trong trường bắn khiến Xuân Vinh không còn giữ được sự chính xác cần thiết trong mỗi lần nhắm bắn.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo đoàn thể thao Việt Nam cho biết: "Dĩ nhiên HLV Nguyễn Thị Nhung và Ban huấn luyện Đội tuyển bắn súng cũng đã làm mọi cách để mong Xuân Vinh có một tâm lý thi đấu ổn định, nhưng giá mà lúc đó có một bác sĩ tâm lý thì mọi chuyện có thể hoàn toàn khác".

Tâm lý cũng là vấn đề của một VĐV trọng điểm khác: Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô gái người Cần Thơ cho biết, khi tham gia những nội dung thi đấu đầu tiên, cái suy nghĩ "sợ thua", "sợ mất huy chương" trong mình là có thật. HLV trưởng Đặng Anh Tuấn-một người thầy, một người cha, một người bạn của Ánh Viên biết điều đó, và đã tìm mọi cách động viên tinh thần, thế nhưng rốt cuộc Ánh Viên vẫn thất bại ở nội dung thi đấu đầu tiên, và xét trong cả quá trình SEA Games, Viên cũng không hoàn thành chỉ tiêu 10 HCV như những gì hai thầy trò đặt ra.

HLV Đặng Anh Tuấn nhận định rằng, ở Asiad vào năm tới, Ánh Viên sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với khoảng 3,4 VĐV khác có trình độ tương đương mình, và trong những thời điểm so kè quyết định ấy, yếu tố tâm lý đóng vai trò cực lớn. Nhìn vào VĐV bơi lội Joseph Schooling của Singapore, không khó thấy kè kè với Schooling là một vị bác sĩ tâm lý người gốc Trung Quốc, Zhao Jinhong, và vị bác sĩ tâm lý này từng chia sẻ với báo giới: “Tôi có mặt để giúp VĐV tăng khả năng nhận thức, điều chỉnh áp lực, xây dựng niềm tin”.

Hoàng Xuân Vinh và Nguyễn Thị Ánh Viên chỉ là hai trường hợp điển hình trong số khá nhiều trường hợp thi đấu không đúng sức vì lý do tâm lý. Thế nên Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn mới cho biết: "Kết thúc SEA Games, chúng tôi đã hoạch định xong khoảng 100 VĐV được đầu tư trọng điểm cho chiến dịch săn huy chương Asiad 2018, và lần này chắc chắn sẽ có sự xuất hiện của các bác sĩ tâm lý bên cạnh các VĐV. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nên chỉ có một nhóm nhỏ VĐV được các chuyên gia tâm lý này kèm cặp".

Thôi thì ít còn hơn không. Hy vọng là sự xuất hiện tới đây của các chuyên gia tâm lý sẽ giúp các VĐV Việt Nam cải thiện được một điểm yếu bấy lâu của mình.

Hy vọng một kỳ Asiad thành công

Bên cạnh vấn đề chuẩn bị tâm lý, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn còn nhấn mạnh tới những công tác chuẩn bị quan trọng, thiết yếu khác như chuẩn bị dinh dưỡng, chuẩn bị về công tác trị liệu sau thi đấu...mà thể thao Việt Nam sẽ phải làm trong quá trình hướng đến Asiad tới đây.

Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao Thành tích cao Nguyễn Hồng Minh nói thêm về vấn đề này: "Một mình ngành thể thao chuẩn bị là không đủ. Các ngành, các địa phương có các VĐV trọng điểm khác phải cùng ngành thể thao bắt tay thực hiện mới hy vọng có kết quả tốt. Thậm chí, sự quan tâm của Chính phủ cũng có một ý nghĩa đặc biệt lớn".

Cả ông Phấn lẫn ông Minh đều có niềm tin rất lớn rằng với nền tảng 100 VĐV trọng điểm đang có trong tay, nếu có sự chuẩn bị bài bản, lớp lang, thể thao Việt Nam có quyền hy vọng sẽ có một kỳ Asiad 2018 thành công hơn hẳn các kỳ Asiad trước đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiếu Hà - Ngọc Anh ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN