Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Như rất nhiều bạn trẻ thời thơ ấu trên mảnh đất hình chữ S, những tên tuổi quen thuộc trong làng thể thao Việt Nam như Lê Công Vinh, Lý Hoàng Nam, Châu Tuyết Vân…, hay cả ngôi sao gốc Việt của môn bóng rổ Stefan Nguyễn, đã vượt qua nhiều gian khó để trở thành vận động viên chuyên nghiệp nổi tiếng. Họ đã từng là con số 0 tròn trĩnh, là những người trẻ từng không được mấy người biết đến, nhưng đã nỗ lực không ngừng, tập luyện bằng cả trái tim, ý chí và nghị lực tuyệt vời để có được thành công như ngày hôm nay.

Trên hành trình đầy tự hào ấy, những Lê Công Vinh, Lý Hoàng Nam, Châu Tuyết Vân…, vẫn thường nhắc tới món vật dụng cũ mòn quen thuộc luôn đồng hành trong sự nghiệp thể thao. Qua hàng nghìn buổi tập luyện bất chấp trời nắng mưa, vô số ngày căng mình rèn thể lực, học chuyên môn, miệt mài tìm kiếm hướng đi riêng cho mình, họ đã xem đôi giày, trái bóng, cây vợt, chiếc đai …cũ mòn như người bạn thân thiết, để khi nhìn lại hành trình chạm đến ước mơ lại càng thêm trân trọng những món đồ cũ mòn để giúp họ tôi luyện thành tài.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 2

Người hâm mộ bóng đá Việt Nam từng ngất ngây với những khoảnh khắc Lê Công Vinh và đồng đội từng tạo ra thời anh còn khoác áo đội tuyển Việt Nam, đặc biệt pha đánh đầu ghi bàn thắng vàng giúp thầy trò ông Calisto lần đầu tiên đăng quang AFF Cúp năm 2008. Cả nước vỡ òa sung sướng, hàng triệu trái tim Việt thổn thức gọi tên Công Vinh và đồng đội.

Công Vinh đã từng bước lên đỉnh vinh quang đầy kiêu hãnh, nhưng ít người biết để trở thành một trong những huyền thoại của bóng đá Việt Nam đầu thế kỷ 21, anh đã phải khổ luyện và không bao giờ quên những câu chuyện, những “người bạn đồng hành” thời trẻ thơ nhiều vất vả của mình. Thời trẻ thơ, Công Vinh từng đá bóng bằng quả bưởi, bằng những nắm lá chuối cuộn lại thành hình quả bóng, từng mơ ước có một đôi giày tốt để chạy êm chân hơn trên những mặt sân đất cằn cỗi ở vùng quê Nghệ An nắng rát bởi gió Lào mùa hè.

Từ quê nhà Quỳnh Lưu, phải vào Trung tâm đào tạo bóng đá của CLB Sông Lam Nghệ An (Vinh, Nghệ An) để học đá bóng, sống xa nhà, có lúc người bạn thân của Công Vinh chỉ là quả bóng, đôi giày.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 3

Ở SLNA, Công Vinh từng rơi vào những thời điểm khó khăn. Anh từng bị chê thể hình ốm yếu, khó phát triển. Công Vinh từng phải nép sau cái bóng của Phạm Văn Quyến, cầu thủ “đàn anh” nổi tiếng một thời và luôn bị so sánh với Quyến.

Càng nhiều sức ép, Công Vinh càng nung nấu quyết tâm hơn, anh muốn cố gắng thật nhiều, muốn khẳng định không bao giờ bỏ cuộc, dù một cầu thủ trẻ không có khả năng thiên bẩm nào vẫn có thể giành thành công. Những lúc ấy, Vinh lại xỏ giày ra sân tập luyện, làm bạn với quả bóng tròn, tập nhiều hơn đồng đội để tìm kiếm cơ hội của mình và cuộc đời đã không phụ chàng trai này.

Sau này, dù đã thành danh, trở thành ngôi sao sáng của bóng đá Việt Nam, đội trưởng đội tuyển quốc gia, nhiều lần giành danh hiệu Quả bóng vàng, Công Vinh vẫn không thể quên những người bạn đồng hành đặc biệt, đôi giày cũ mòn ngày ấy.

Tại nhà Công Vinh, đôi giày bóng đá cũ mòn được đặt ngay cạnh những Quả bóng vànng danh giá. “Tôi muốn mỗi lần nhìn vào thành công vinh quang của sự nghiệp thì cũng luôn nhớ, “trái ngọt” đó là do sự rèn luyện, chăm chỉ hết mình mang lại. Tôi hy vọng rằng các tuyển thủ khác nếu đã đam mê với trái bóng tròn hãy nỗ lực hết mình, tin rằng chính sự bền bỉ và quyết tâm rèn luyện mỗi ngày sẽ đem đến thành quả ngọt ngào”, Công Vinh tâm sự.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 4 Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 5 Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 6

“Học chơi bóng đá, tôi hiểu rằng, ý chí quyết tâm, bền bỉ mỗi ngày mới là yếu tố then chốt của một cầu thủ giỏi. Hãy cố gắng cạnh tranh và thi đấu với những đối thủ mạnh, vì như thế mới có động lực để phấn đấu, mình mới hiểu mình yếu gì, thua gì, mạnh về điều gì và mới tiến bộ được, đừng ngại và đừng sợ bất cứ đối thủ nào.

Mỗi trận đấu là một thử thách, mỗi thử thách lại tôi luyện kĩ năng của tôi sắc bén hơn, tư duy chiến thuật hơn trên sân, sức bền tốt hơn trên sân. Hãy luyện tập hết sức, chiến đấu hết mình, giày có hao mòn, áo đẫm mồ hôi…thì tự nhủ trong lòng thành công cũng sắp tới gần”, Công Vinh đã chia sẻ bí quyết của anh.

Là một người từng trải nên Công Vinh rất hiểu, cảm thông và động viên các em nhỏ tập luyện thể thao. “Tôi luôn ủng hộ các em tìm hiểu, tập luyện và đam mê với thể thao. Bởi những gì mà thể thao như bộ môn bóng đá mang lại không chỉ là sức mạnh thể lực mà đó là sức mạnh về tinh thần, bởi nhiều giờ rèn luyện trên sân, chơi hết sức, tập hết mình sẽ rèn cho các em sự kiên trì, bền bỉ, tinh thần đoàn kết giữa đồng đội, cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng.

Tôi tin rằng đó là những kĩ năng không chỉ áp dụng trên sân cỏ, mà trước mỗi thử thách ngoài cuộc sống, học tập và trong công việc, các em đều dễ dàng vượt qua”, Công Vinh nhắn nhủ.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 8

Nhắc đến quần vợt Việt Nam hiện tại, người hâm mộ banh nỉ nước nhà nghĩ ngay đến Lý Hoàng Nam. 5 năm trở lại đây, Hoàng Nam thống trị sân chơi quần vợt nước nhà, gần như không có đối thủ cùng đẳng cấp ở trong nước, đã vô địch đôi nam trẻ ở sân chơi danh giá Wimbledon và cái đích của anh hiện tại là các giải quốc tế để tích lũy điểm, cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng ATP.

Hoàng Nam mê tennis, được gia đình đầu tư để trở thành tay vợt chuyên nghiệp. Nhưng Nam cũng từng bị châm chọc như một “công tử chơi tennis”, không nhiều hy vọng để tiến xa…Nhưng bất chấp tất cả, Lý Hoàng Nam luôn kiên trì với mục tiêu mà anh và gia đình đã đặt ra. Những ngày miệt mài đổ mồ hôi trên sân tập, cả 7 ngày trong tuần, rồi những chuyến thi đấu liên tục xa nhà, Hoàng Nam gắn chặt với những cây vợt đã giúp mình khổ luyện.

Hoàng Nam kể, VĐV chuyên nghiệp thay vợt thường xuyên, 6 tháng/lần, tính đến nay anh cũng bỏ đi hơn 20 cây vợt. Nhưng có vây vợt Prince thì Hoàng Nam vẫn giữ lại. “Riêng cây vợt này, tôi rất quý trọng, bởi mỗi lần nhìn thấy nó, tôi lại có một nguồn động lực rất lớn. Nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của tôi và đem về thành tích không chỉ cho tôi mà cả quần vợt Việt Nam”.

Được biết cây vợt Prince đánh dấu 2 năm đầu trong sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp của anh, đưa Hoàng Nam đến với thành công và chứng kiến quá trình luyện tập từ năm Nam 9 tuổi. Cây vợt này đã cùng Hoàng Nam giành chức vô địch quốc gia đầu tiên trong sự nghiệp. Chính vì vậy cây vợt Prince có rất nhiều kỷ niệm và ý nghĩa đối với Hoàng Nam.

“Có thể nói, cây vợt này chính là người bạn đồng hành đã theo Nam bắt đầu chinh phục giấc mơ quần vợt từ lúc là một cậu bé để dần có được những vinh quang thực sự như ngày hôm nay. Nó là minh chứng lịch sử, rõ ràng nhất cho sự nỗ lực bền bỉ của Nam trong suốt những năm đầu sự nghiệp.

Nam có thói quen là luôn giữ lại những cây vợt mình đã sử dụng, dù nó đã hư. Bởi vì Nam nghĩ những cây vợt như những người bạn đã gắn bó và chứng kiến quá trình trưởng thành, tiến bộ của mình.

Những khi thất bại hay thiếu động lực, nhìn lại những cây vợt cũ đó giúp Nam nhớ lại những công sức mà mình đã bỏ ra, không được nản lòng và tiếp tục ra sân tập luyện, cố gắng hết mình”, Hoàng Nam nói.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 10

Mê tennis, Hoàng Nam quan niệm việc rèn luyện bản thân với tennis không chỉ là đam mê mà còn giúp anh học được nhiều kĩ năng áp dụng vào cuộc sống.

“Trong sân chơi của quần vợt, vốn là một môn cá nhân, chỉ bạn và đối thủ, tâm lý vững vàng chính là yếu tố quan trọng để bạn nhanh nhạy chớp được thời cơ, quyết liệt và thông minh trong mỗi khi ra đòn vợt. Bởi vậy, bộ môn đòi hỏi bạn cũng có tư duy chiến thuật, điều này chắc chắn bạn cần phải rèn luyện được sự tập trung cao độ, kiên nhẫn và bền bỉ trong tập luyện thì mới có thể chớp lấy cơ hội ghi điểm”, Hoàng Nam kể.

Theo Hoàng Nam, thể thao không chỉ mang lại cho bạn khỏe mạnh về tầm vóc mà còn là người thầy vĩ đại dạy bạn nhiều kĩ năng tuyệt vời. Vì vậy Hoàng Nam đã khuyên các bạn nhỏ nếu đã đam mê bộ môn này thì hãy bắt đầu tập luyện ngay từ bây giờ.

“Hiện Nam đã từng lọt vào được TOP 400 thế giới, và trong tương lai tôi tính rằng nhiều tuyển thủ giỏi của Việt Nam còn có thể đi xa hơn. Thậm chí, nếu bạn không tham gia thi đấu chuyên nghiệp, việc luyện môn tennis còn là bộ môn giải trí rất tuyệt vời cho mọi người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, phát triển thể chất và sự tập trung cao độ, quyết tâm để hoàn thành mọi dự định nhanh chóng hơn”.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 11

Châu Tuyết Vân, cô gái vàng của Taekwondo Việt Nam, đã giành nhiều chức vô địch ở các giải thế giới, châu Á, SEA Games, cũng đã phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” rất nhiều để trưởng thành như ngày hôm nay.

Con gái học võ luôn gặp nhiều trở ngại, vất vả hơn nam giới, và Tuyết Vân đã lăn xả tập luyện, miệt mài từng bài tập, đường quyền hàng ngày từ khi còn nhỏ. Những ngày âm thầm trên sàn tập cùng chiếc đai võ được cô nâng niu, trân trọng, dù đã thay nhiều bộ đồ tập, như những kỷ vật quý giá của cuộc đời vận động viên.

Trải qua năm tháng, Tuyết Vân luôn tự nhủ rằng chiếc đai cũ mòn sờn vải như một nhân chứng, một người thầy giám sát mọi quá trình rèn luyện và phấn đấu giành thành tích của cô. Hồi nhỏ, Tuyết Vân thể trạng vốn yếu ớt, nhờ võ thuật mà cô không chỉ khỏe mạnh mà còn mạnh mẽ hơn, giúp Vân vô cùng tự tin.

“Đây là chiếc đai đã gắn bó với tôi hơn 10 năm. Chiếc đai này tôi được thầy của mình tặng, gắn liền với cột mốc lần đầu tiên tôi bước vào đội tuyển quốc gia Taekwondo Việt Nam. Đặc biệt nhất, sợi đai này cũng đồng hành cùng với tôi giành chiếc huy chương vàng thế giới đầu tiên.

Dù đã bị sờn mòn, chiếc đai vẫn vẹn nguyên lời nhắc nhở với tôi về sự bền bỉ, nỗ lực và quyết tâm cố gắng trong tập luyện và thi đấu.

Hiện tại tôi đã có gần 20 năm theo đuổi Taekwondo, giành 7 HCV thế giới, 3 HCV châu Á và 3 HCV SEA Games. Nhưng chiếc đai này vẫn là vật dụng mà tôi cảm thấy trân quý nhất và có nhiều tình cảm nhất”, Tuyết Vân kể chuyện.

Nói chuyện con gái học võ, Tuyết Vân hào hứng: “Tôi quan niệm, học võ, không nhất thiết là phải thể hiện ra bên ngoài. Võ thuật phải là 1 nét đẹp tiềm ẩn. Nó rèn luyện cho người võ sĩ bản tính điềm tĩnh, kiện định. Và đặc biệt hơn, Vân còn học được ở võ thuật đức tính “tôn sư trọng đạo”.

Dẫu gắn bó với Taekwondo đã 20 năm (từ năm 7 tuổi) nhưng với Tuyết Vân, trong đó có 10 năm theo đuổi sự nghiệp chuyên nghiệp, nhưng thời gian không làm tôi cảm thấy chán môn thể thao này. Taekwondo, hay bất kì một môn học nào, nếu không có sự luyện tập thường xuyên thì chắc chắn chất lượng sẽ sụt giảm. Thậm chí trong võ thuật, việc học không bao giờ là đủ, càng học càng thấy thiếu, càng muốn học nữa”.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 13
Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 14

Bóng rổ là môn thể thao đòi hỏi sự hợp tác, tinh thần đồng đội rất cao. Một đội bóng rổ nếu sở hữu nhiều tài năng, nhưng nếu không có tinh thần đồng đội tốt thì tập thể ấy khó lòng giành được chiến thắng, khó có thể trở thành nhà vô địch trên đỉnh cao phong độ. Stefan Nguyễn hiểu rõ điều đó nên anh luôn hết mình vì tập thể, để từ đó khám phá tiềm năng của bản thân, chinh phục những “đỉnh Olympia” trong sự nghiệp.

Stefan Nguyễn (tên đầy đủ là Stefan Nguyễn Tuấn Tú) đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ bóng rổ Việt Nam những năm vừa qua. Sinh ra và trưởng thành ở Thụy Điển, từng thi đấu cho đội tuyển U16, U18 và U20 Thụy Điển, đã được rèn luyện trong môi trường thể thao chuyên nghiệp nên anh hiểu rất rõ về việc tập luyện, tạo động lực cho chính mình để vươn tới những mục tiêu lớn hơn.

Stefan Nguyễn là cầu thủ gốc Việt đầu tiên thi đấu cho đội tuyển bóng rổ của Thụy Điển, nhưng anh quyết định trở về Việt Nam để khoác áo đội tuyển bóng rổ Việt Nam, cùng chinh phục thử thách mới ở quê hương. Về Việt Nam, tập luyện ở môi trường mới, được khoác áo đội tuyển bóng rổ Việt Nam thi đấu ở SEA Games 2017, Stefan Nguyễn cũng từng gặp nhiều thách thức, nhưng cùng với quả bóng hàng ngày, chàng trai năm nay 27 tuổi này chưa bao giờ từ bỏ khát vọng cố gắng không ngừng để giúp đội bóng của mình bứt phá lên đỉnh cao. Dù khoác áo Sài Gòn Heat, Danang Dragons, hay Hanoi Buffaloes, Stefan Nguyễn vẫn luôn là người đóng góp hiệu quả cho đội bóng của mình.

Bài học giá trị từ thể thao: Bước đệm thành công của các “nhà vô địch” - 15

Nhìn lại những năm tháng chơi bóng rổ, tỏa sáng trên sân, Stefan Nguyễn vẫn thường nhấn mạnh: “Bóng rổ giúp tôi kết nối với mọi người dễ dàng hơn vì đây là môn thể thao có tính đồng đội cao. Trong đội hình bóng rổ, tôi luôn cháy hết mình, tôi không có sự khác biệt “mình là ai, mình đến từ đâu”, cho dù tôi từng thi đấu tại Thụy Điển, hay ở Việt Nam.

Bóng rổ giúp tôi cảm thấy tự tin với chính mình, tôi hạnh phúc khi được chia sẻ niềm vui, niềm đam mê bóng rổ của bản thân đến bất cứ ai. Hơn hết, trái bóng này đưa tôi đến đội tuyển quốc gia Thụy Điển, mở ra con đường thi đấu chuyên nghiệp. Cũng trái bóng rổ đó mở ra con đường cho tôi về Việt Nam theo nguyện vọng của mẹ tôi khi mất. Khi được về Việt Nam, tôi cảm thấy thực sự là nhà, cảm thấy mình đúng là người Việt, thực sự tự hào và hãnh diện khi tiếp tục sự nghiệp thi đấu với màu cờ, sắc áo Việt Nam”.

Không chỉ duyên nợ với trái bóng rổ, Stefan Nguyễn còn muốn nhắn nhủ các bạn trẻ đam mê thể thao: “Trái bóng cũ như một lời động viên, cổ vũ tôi rất lớn, dù tôi có thi đấu ở bất cứ đâu Thụy Điển, hay Việt Nam, đội tuyển hay sân chơi nào, nó cũng khiến tôi khi đến những tháng ngày đầu tiên bước chân vào sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, vất vả và vinh quang đến chừng nào.

Với tôi, có trái bóng cũ mòn ngày hôm đó, 13 năm về trước, mới có Stefan ngày hôm nay. Tôi hy vọng rằng câu chuyện của tôi có thể cổ vũ tình yêu và tinh thần luyện tập cho thế hệ các em nhỏ yêu bóng rổ nhiều hơn, và có thể giúp cho bóng rổ Việt Nam sẽ có thêm nhiều thành tích mới, như những vinh quang mà bóng đá U23 mang lại”.

Rõ ràng, với các ngôi sao thể thao, các nhà vô địch thực sự, việc tập luyện không ngừng, ý chí bền bỉ đã giúp họ làm nên những khoảnh khắc kỳ diệu, tạo nên những câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ. Đồng hành với điều đó, họ luôn trân trọng những đồ dùng cũ, những người bạn đã giúp mình từng bước trưởng thành, để trở thành những tấm gương thực sự với nhiều bạn trẻ trong cuộc sống hôm nay. Vật cũ mòn rèn nên nhà vô địch, câu chuyện của những Lê Công Vinh, Lý Hoàng Nam, Châu Tuyết Vân, Stefan Nguyễn, sẽ khích lệ, tạo động lực để các bạn các em nhỏ đang trên ghế nhà trường theo đuổi niềm đam mê, cố gắng đến cùng vươn tới thành công.

Triển lãm “Vật cũ mòn…chuyện chưa kể” do Nestlé Milo tổ chức đã trân trọng trưng bày vật dụng cũ mòn và tiết lộ câu chuyện của các vận động viên chuyên nghiệp và những em nhỏ cố gắng trong thể thao, với mong muốn giúp các bậc phụ huynh thay đổi góc nhìn về đồ vật cũ mòn của con. Khi đồ vật cũ mòn đi, cũng là minh chứng cho việc con đã chăm chỉ luyện tập thể thao mỗi ngày. Thông qua thể thao, các con sẽ học được những bài học tuyệt vời về sự bền bỉ, lòng quyết tâm, niềm đam mê và tinh thần đồng đội. Đây chính là những giá trị sống cốt lõi giúp con trưởng thành và dễ dàng thành công trong cuộc sống.

Trong suốt 25 năm có mặt tại Việt Nam, Nestlé Milo đã tiếp cận hơn 2,5 triệu trẻ em Việt Nam để giúp các em có cơ hội tham gia các hoạt động thể thao. Điều này nhận được sự ủng hộ từ gần 350.000 người mẹ cam kết hành động với chương trình "Năng động Việt Nam" (giai đoạn 2016-2019) với nhiều hoạt động thể thao thú vị, hữu ích nhằm khuyến khích các em tham gia hoạt động thể thao, tiếp lửa cho những nhà vô địch Việt Nam.


 

Sự kiện: Thể thao
Thứ Bảy, ngày 22/06/2019 06:00 AM (GMT+7)
([Tên nguồn]) .
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN