Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
-
M. Purcell & J. Thompson
-
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Daniil Medvedev
-

Australian Open 2015: Khởi đầu "cuộc chiến vương quyền"

Sự kiện: Australian Open 2024

Không phải ngẫu nhiên nước Úc là nơi các giải đấu lớn như F1 và Australian Open “mở hàng” trong năm mới. Xứ sở chuột túi thực sự là điểm đến dành cho những tín đồ yêu thể thao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt nổi bật của Australian Open so với các Grand Slam khác.

Australian Open giải Grand Slam đầu tiên trong năm 2015 khởi tranh từ ngày 19/1 tới đây, hứa hẹn sẽ mang đến các màn so tài đỉnh cao với sự góp mặt của các tay vợt hàng đầu thế giới như Federer, Djokovic, Nadal, Sharapova, Serena... Từ ngày 13/1 đến 18/1, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn loạt bài trước thềm giải đấu vào 6h hằng ngày, mời các bạn chú ý đón xem!

Bạn là người yêu thích vận động và muốn sống quanh năm trong không khí lễ hội của các sự kiện thể thao, bạn chắc chắn cần đến hòn đảo tươi đẹp của Thái Bình Dương này.

Nếu như World Cup hay Euro cần 4 năm để diễn ra một lần, thì người dân Australia luôn có thể tận hưởng các giải đấu lớn của thế giới từ tháng 1 cho đến tháng 12. Đây là nơi tập trung các VĐV đua thuyền, marathon, golf, Moto GP, F1, bóng đá, cricket và dĩ nhiên cả tennis nữa.

Australian Open 2015: Khởi đầu "cuộc chiến vương quyền" - 1

Úc Mở rộng 2015 sẽ diễn ra từ tuần sau

Trong số những môn thể thao trên, chỉ có duy nhất Australian Open được khởi tranh vào tháng 1. Chúng ta hãy cùng lướt qua những điểm đặc biệt nhất tại Úc so với các Grand Slam còn lại ở Pháp, Anh và Mỹ.

Nhiệt độ khắc nghiệt

Không giải Grand Slam có thời tiết khắc nghiệt bằng Australian Open. Đó dường như đã là vấn đề mang tính chất lịch sử.

Vào giờ này năm ngoái, một làn sóng chỉ trích đã trỗi dậy sau khi người hâm mộ chứng kiến các thần tượng của mình phải chống chọi với cái nóng khủng khiếp.

Nhiệt độ ở các trận đấu đều ở mức trung bình 35 độ và thậm chí kỷ lục được ghi lại là 43,9 độ. Điều này khiến rất nhiều tay vợt hàng đầu gục ngã bởi không quen với khí hậu nóng bức. Thậm chí sau trận thua chóng vánh, Frank Dancevic còn tiết lộ anh nhìn thấy ảo giác ở trên sân đấu.

Australian Open 2015: Khởi đầu "cuộc chiến vương quyền" - 2

Nhiệt độ tại Úc là "kinh hoàng" vào tháng 1

Năm 2008, sau 20 năm sử dụng, mặt sân Australian Open được đổi từ Rebound Ace sang Plexicusion có tác dụng giảm tích nhiệt. Nhưng hành động này của ban tổ chức vẫn không thấm vào đâu bởi mùa hè tại Thái Bình Dương càng ngày càng nóng hơn.

Như mọi năm, Melbourne Park lại hứa hẹn trở thành “chảo rán trứng” khi chỉ cần thả một quả trứng xuống mặt sân là chúng ta sẽ có ngay món ốp-la.

Melbourne và mặt sân

Điều dễ thấy ở Melbourne Park là sân đấu này có mái che cho cả CĐV. Không những thế, có rất nhiều má quạt hơi nước được lắp đặt để giúp người hâm mộ dễ chịu hơn trong thời tiết oi bức.

Australian Open 2015: Khởi đầu "cuộc chiến vương quyền" - 3

Mặt sân của Melbourne là cứng và có màu xanh 

Sân đấu được sơn màu xanh nước biển. Có lẽ để các vận động viên phần nào cảm thấy “tươi mát” khi thi đấu dưới cái nắng chang chang. Novak Djokovic là tay vợt thành công nhất với mặt sân cứng của Australian Open với 4 chức vô địch.

Giá cả đắt đỏ

Melbourne được coi là thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo Tạp chí Kinh tế. Bạn có thể uống bia và cắt tóc miễn phí ở đây nhưng các dịch vụ khác đều có giá “cắt cổ”. Xung quanh sân đấu đều là những nhà hang sang trọng. Và không có chỗ nào được coi là bình dân như ở Wimbledon.

Đối lập hoàn toàn với đồ ăn, chi phí để chơi thể thao ở đây đều rất rẻ. Bạn có thể tự do đánh tennis hay chơi golf 9 lỗ mà chỉ mất 10 đô-la/tiếng. Tất cả là kế hoạch của chính phủ Úc nhằm thúc đẩy thể thao và thu hút những người yêu thể thao đổ về đây.

CĐV và các lễ hội

Không khí trên các khán đài tại Australian Open là sôi động và thú vị nhất trong số các giải Grand Slam. Ở đây, bạn có thể gặp rất nhiều CĐV trung lập đến từ mọi quốc gia trên thế giới.

Australian Open 2015: Khởi đầu "cuộc chiến vương quyền" - 4

Người Úc đam mê thể thao hơn bất cứ đâu trên thế giới

Bên cạnh quần vợt, người Úc cũng thích cricket, bowling và vô số môn khác nữa. Họ tới sân để tận hưởng không khí của trận đấu chứ không thực sự cổ vũ cho ai, trừ trường hợp đại diện của đội chủ nhà thi đấu.

Khi những ngôi sao quần vợt căng sức để cống hiến cho khán giả thì các lễ hội tiếp tục diễn ra quanh sân đấu. Có rất nhiều những buổi hòa nhạc vào buổi tối cùng các trò vui chơi giải trí khác. Tại đó, những người xa lạ nhảy múa, uống bia và trò chuyện với nhau như bạn bè thân thiết.

Khác với French Open, Wimbledon và US Open, Úc mở rộng mới là giải đấu mà tên gọi của nó được hiểu theo đúng nghĩa.  Australian Open đã vượt qua tầm của một sự kiện thể thao. Nó trở thành nơi kết hợp giữa các trận đấu đỉnh cao với những hoạt động văn hóa xã hội.

Tất cả là để thể hiện tình yêu thể thao của người Úc nói riêng và những người yêu vận động nói chung.

Tiền thưởng Australian Open 2015 tăng kỷ lục

Ban tổ chức đã quyết định nâng mức thưởng lên con số 40 triệu đô-la Úc ở năm 2015 – gấp đôi số tiền thưởng ở năm 2007. Theo đó, nhà vô địch đơn nam và nữ mỗi người sẽ nhận 3,1 triệu đô-la trong khi nếu thua ở vòng đầu tiên thì tay vợt cũng nhận được tới 34.500 nghìn đô-la.

Mời các bạn đón xem bài tiếp theo về những khoảnh khắc không thể quên trong lịch sử Australian Open vào 6h, sáng mai, 14/1!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hà ([Tên nguồn])
Australian Open 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN