Trận đấu nổi bật

novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

ATP Finals 2018: Federer – Djokovic là kinh điển của nghệ thuật

Cuộc đối đầu này nếu xảy ra ở London có thể phân định một trong các thứ hạng của tennis thế giới.

Video Federer - Djokovic ở Paris Masters:

Federer phải chờ thêm ít nhất 2 tuần để xem anh có thể thâu tóm được danh hiệu ATP thứ 100 của sự nghiệp.

Ngáng trở là Djokovic, người chính thức đoạt ngôi vị số 1 thế giới từ tay Nadal và cũng sẽ kết thúc năm 2018 ở vị trí số 1, dù bất cứ kết quả nào có xảy ra tại giải quy tụ 8 trong số những tay vợt hàng đầu trong năm.

Đó là sự bám đuổi thành công đầu tiên của Djokovic trong cuộc so kè với Federer trên con đường chinh phục những cột mốc vĩ đại.

ATP Finals 2018: Federer – Djokovic là kinh điển của nghệ thuật - 1

Federer và Djokovic liệu có gặp nhau ở chung kết ATP Finals 2018?

Federer cũng đã 5 lần kết thúc năm ở ngôi vị số 1 khi mới 28 tuổi. Chỉ có điều tiếc nuối cho anh và cho thế giới tennis này, năm 2009 ấy cũng là lần cuối cùng cho tới nay Federer khép lại một mùa giải với vị thế người thâu tóm nhiều thành công nhất. 

Nhưng, vẫn còn một cột mốc vĩ đại khác mà Federer đã tạo ra để Djokovic bám đuổi: Federer đã từng 6 lần chiến thắng ở ATP Finals; còn Djokovic đã 5 lần được nâng cúp ở giải đấu cuối cùng mỗi năm.

Đó là một sự bám đuổi không tưởng với một Federer đã tạo ra hàng loạt những kỷ lục tưởng như chỉ có trong mơ.

Ấy là 10 trận chung kết. Là 14 lần tham dự liên tiếp trong tổng số 16 lần của cả sự nghiệp. Trong số 6 lần vô địch, 5 lần Federer vô địch tuyệt đối – không thua bất cứ trận đấu nào. Tất cả những thành tích trên đều là duy nhất.

Lý giải cho thành công của Federer ở giải đấu này là vì chưa khi nào giải được tổ chức trên mặt sân đất nện tính từ khi Federer cùng với Nadal và Djokovic thống trị tennis thế giới cũng như trong suốt lịch sử giải đấu này khi nó chia ra làm 2 giai đoạn: 1970-1989 và từ 1990 cho tới nay.

Từ mặt sân cứng ở Mỹ cho tới sân cứng ở Thượng Hải và sân trong nhà ở London đều là lý tưởng với lối đánh của Federer.

Ngược lại, mặt sân ấy gần như loại Nadal ra khỏi cuộc chạy đua, và rồi thực tế là tay vợt người Tây Ban Nha có thể kết thúc sự nghiệp mà chưa từng một lần đăng quang ở đây.

Người khiến cho Federer không thể đạt tới mức thành công không thể bám đuổi ở giải đấu này không ai khác ngoài Djokovic.

Djokovic đánh bại Federer 3 lần trong các trận chung kết, bao gồm việc Federer bị chấn thương phải bỏ cuộc trước khi trận đấu bắt đầu năm 2014.

Nếu như Federer vô địch ATP Finals lần đầu tiên năm 22 tuổi khi giải tổ chức ở Houston (Texas, Mỹ) thì với Djokovic là 20 tuổi ở Thượng Hải năm 2008.

Và 4 lần còn lại của Djokovic diễn ra liên tục từ 2012-2015 cũng là một kỷ lục của chuỗi chiến thắng dài nhất, gắn liền với sự thống trị của tay vợt này trên mọi phương diện ở trong giai đoạn đó.  

Federer cần sự trỗi dậy đúng lúc

Tháng 6, 2011, những người hâm mộ Djokovic chứng kiến thần tượng của họ bị Federer khuất phục ở bán kết Roland Garros.

Djokovic khi đó bắt đầu sự trỗi dậy kinh ngạc với việc thâu tóm gần như mọi danh hiệu lớn, đánh bại Nadal khi mà tay vợt người Tây Ban Nha đang ở trạng thái thể lực và phong độ tốt nhất.

Những chiến thắng ở các giải đất nện trước đó tạo nên một cảm giác rất rõ ràng rằng nếu có gặp Nadal ở chung kết Roland Garros thì Djokovic cũng có thể đánh bại.

Có thể là Federer đã ở trạng thái sung sức hơn tất cả nhờ không đi tới cùng ở các giải đấu như Nadal và Djokovic, cũng có thể là đẳng cấp.

Và Djokovic bỏ lỡ cơ hội trở thành người đầu tiên của kỷ nguyên Mở vô địch cả 4 Grand Slam trong cùng năm, bởi sau đó anh đã vô địch ở Wimbledon và US Open.

Sự ngáng trở của Federer với Djokovic còn diễn ra ở Cincy Masters trong cả một chặng đường dài để rồi tới năm 2018, Djokovic mới lên ngôi và hoàn tất bộ sưu tập Golden Masters độc nhất vô nhị.

Thất bại ở Cincy có thể được lý giải là vì chấn thương (bàn tay như Federer tự cho biết), là vì dư chấn của cú sốc tâm lý sau khi bị Kevin Anderson đánh bại dù đã dẫn trước 2 set ở tứ kết Wimbledon.

Thất bại ở Paris Masters nếu không thể là một sự tiến triển tích cực hoàn toàn thì nó cũng là sự trở lại của giai đoạn 2014 với đỉnh cao là trận chung kết Wimbledon kéo dài 5 set.

2 trận đấu cách nhau 4 năm, ở hoàn cảnh khác nhau, nhưng có chung một kịch bản: Federer chơi thứ tennis tinh hoa của anh trong suốt trận đấu và chỉ mềm yếu ở thời điểm quyết định.

Thậm chí, nếu bên kia lưới là một Djokovic hoàn thiện không ngừng thì cũng phải thấy rằng Federer đã sừng sững ở đó với thứ tennis biến hóa, biết rằng đôi chân mình đã chậm đi phần nào thì đôi mắt phải tinh anh, tập trung từng phần trăm giây.

ATP Finals 2018: Federer – Djokovic là kinh điển của nghệ thuật - 2

Hai huyền thoại vĩ đại

Federer vs Djokovic là một đỉnh cao khác

Trong tennis, đôi khi các con số trở nên khô khan nếu như nó không được tạo nên bởi những cuộc đấu tạc vào lịch sử.

Federer đấu với Nadal là cuộc thư hùng của sự đối lập về trường phái, về phong cách bên cạnh sự đồng điệu về tính mẫu mực. Djokovic đấu với Nadal là trận chiến của thể lực, ý chí. Còn Federer đấu với Djokovic là của thứ tennis pha trộn giữa hiện đại và cổ điển.

Nếu Djokovic đấu với Nadal là của những đường bóng đi dọc sân thì Djokovic đấu với Federer là những đường bóng đi chéo sân tới mức đôi lúc chúng ta cảm giác như thể hai đường dây dọc mới là baseline.

Nếu Federer đấu với Nadal là của những cú giao bóng mặc định của tay vợt người Tây Ban Nha vẫn đủ để Federer bung trái trở lại thì đấu với Djokovic khi ôm sân, Federer phải tinh tế hơn với cú cắt trái vít bóng xuống hết tầm.

Có nhiều hơn một cú giao bóng mà Federer phải kiểm soát khi đấu với Djokovic: Phải tấn công ngay ở lần chạm vợt đầu tiên. Phải trả giao bóng thật khó để Djokovic không thể áp đặt. Cả hai điều này đều giúp Federer tránh những loạt đôi công bóng bền mà anh đương nhiên bất lợi. 

Luthi, HLV của Federer khi phải trả lời câu hỏi là liệu huyền thoại người Thụy Sĩ nếu đấu với một Nadal xuất sắc nhất có khó như là đấu với một Djokovic xuất sắc nhất hay không đã không trả lời trực diện.

Các con số thống kê cho thấy Federer đã thắng Nadal trong cả 5 lần đối đầu gần đây nhất. Trong đó, 3 trận đấu cuối cùng Nadal chưa thắng được set nào, giành được tổng cộng 21 game. Federer lại thua Djokovic tới 4 trận trong 5 lần đối đầu gần nhất.

Nhưng, chẳng còn cách nào khác, để chặn được Djokovic trong tình trạng thể lực và phong độ tốt nhất thì chỉ có Federer đáng kể hơn cả. 

Tự bảo vệ kỷ lục 6 lần vô địch ATP Finals, nâng nó lên một tầm cao mới, và đồng thời chạm tới cột mốc 100 danh hiệu, Federer rõ ràng có quá nhiều thứ để không được buông xuôi.  

Nhiều lần kết thúc ở vị trí số 1 nhất

Tay vợt

Số lần

Năm

Pete Sampras

6

1993-98

Jimmy Connors

5

1974-78

Roger Federer

5

2004-07, 2009

Novak Djokovic

5

2011-12, 2014-15, 2008

John McEnroe

4

1981-84

Ivan Lendl

4

1985-87, 1989

Rafael Nadal

3

2008, 2010, 2013

Nhiều danh hiệu ATP Finals nhất

Tay vợt

Số lần

Năm

Roger Federer

6

2003-2004, 2006-2007, 2010-2011

Ivan Landl

5

1981-1982, 1985-1987

Pete Sampras

5

1991, 1994, 1996-1997, 1999

Novak Djokovic

5

2008, 2012-2015

Illie Natase

4

1971-1973, 1975

ATP Finals ngày 3: Federer đấu Thiem chung kết ngược

Federer phải hạ Thiem để níu kéo cơ hội vượt qua vòng đấu bảng ATP Finals 2018.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
ATP World Tour Finals 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN