Trận đấu nổi bật

aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

ASIAD 2019: Việt Nam sớm chuẩn bị nguồn nhân lực

Tổ chức Asian Games 2019 với tư cách chủ nhà Việt Nam sẽ phải cáng đáng hai nhiệm vụ là tổ chức, điều hành và chuẩn bị lực lượng. Với Việt Nam, chuẩn bị nguồn nhân lực không chỉ riêng đội ngũ HLV, VĐV mà rộng hơn, là đội ngũ cán bộ điều hành, trọng tài, giám sát kỹ thuật...

Theo ước tính, Asian Games 2019 sẽ quy tụ trên 10.000 thành viên thuộc 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia thi đấu 36 môn thi trong vòng 16 ngày. Công tác vận hành bộ máy tổ chức của Asian Games không phải là chuyện đơn giản với hàng trăm vấn đề đặt ra như điều hành thi đấu, đảm bảo giao thông, an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm... trong suốt thời gian diễn ra đại hội. Hơn nữa, SEA Games hay Asian Indoor Games không thể so sánh được với Asian Games, vì thế, với chủ nhà Việt Nam, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho Asian Games 2019 không chỉ đơn giản như gia tăng về số lượng so với hai kỳ đại hội trước.

ASIAD 2019: Việt Nam sớm chuẩn bị nguồn nhân lực - 1

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho Asian Games 2019 với chủ nhà Việt Nam không đơn thuần là chuẩn bị lực lượng VĐV.

Để đạt tới thành công về công tác tổ chức, Việt Nam sẽ phải huy động một nguồn nhân lực khổng lồ, dự kiến không thể ít hơn con số 10.000 thành viên tham gia. Đó là một đội ngũ cán bộ điều hành, tổ chức thi đấu, nhân viên giám sát kỹ thuật, trọng tài, bác sỹ, y tá, nhân viên an ninh, lễ tân, tình nguyện viên... được phân công vào các nhóm nhiệm vụ của các tiểu ban chuyên trách. Rõ ràng, sự huy động một nguồn lực lớn như vậy không phải là việc riêng của Bộ VH,TT&DL và ngành thể thao. Và dĩ nhiên, cũng như với các kỳ đại hội trước, sau khi đã tập hợp được đội ngũ nhân sự đạt yêu cầu, BTC Asian Games 2019 sẽ phải có kế hoạch huấn luyện, đào tạo lâu dài.

Riêng với ngành thể thao, ngoài việc đào tạo VĐV sẽ còn phải bắt tay vào quá trình bồi dưỡng, huấn luyện các cán bộ chuyên môn và trọng tài quốc gia, quốc tế. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để tham gia vào công tác tổ chức, điều hành các trận đấu của Asian Games 2019. Không chỉ yêu cầu một khối lượng nhân lực khổng lồ, BTC Asian Games 2019 sẽ còn cần một đội ngũ cán bộ chuyên môn, trọng tài, giám sát có trình độ cao và đạt yêu cầu đề ra của Hội đồng Olympic châu Á. Những vấn đề này đã được các nhà quản lý nhận định sớm ngay từ khi bắt đầu cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Asian Games 2019. Trong Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 12-2010 đã nhấn mạnh đến những chỉ tiêu quan trọng liên quan đến nguồn nhân lực này như “đào tạo khoảng 2.000 - 2.500 HLV (giai đoạn 2011 - 2015) và 2.500 - 3.000 HLV (giai đoạn 2016 - 2020); kết hợp sử dụng số lượng hợp lý HLV nước ngoài đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2. Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 - 250 trọng tài quốc tế và 2.500 - 3.000 trọng tài quốc gia. Tuyển chọn và đào tạo khoảng 30.000 VĐV”.

Như vậy với chủ nhà Việt Nam, để hoàn thành công tác chuẩn bị cho Asian Games 2019 sẽ còn cả việc huy động, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, những thành viên đóng vai trò quan trọng vào việc thành bại của cả kỳ đại hội này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Hoài (thethaovietnam.vn)
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN