Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

ASIAD 18: Dự kiến nguồn thu "trên trời rơi xuống"

Thực tế cho thấy khi đăng cai ASIAD, ngành Thể thao còn lơ mơ về những đòi hỏi của sự kiện lớn nhất châu lục và chưa tính đúng, tính đủ các điều kiện thực tế của Việt Nam.

Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng 30% 

Chính giới chuyên môn đã bày tỏ sự kinh ngạc vì không hiểu ngành Thể thao lấy cơ sở nào để khẳng định cơ sở vật chất hiện tại của Việt Nam đã sẵn sàng cho ASIAD năm 2019 tới 80%. Nếu lấy tiêu chuẩn bình thường nhất của một kỳ Á vận hội, hiện tại Hà Nội chỉ có SVĐ Quốc gia, Khu thể thao dưới nước Mỹ Đình và Cung thể thao Quần Ngựa đạt yêu cầu, còn lại đều phải được nâng cấp, sửa chữa ở các mức độ khác nhau. 

Đáng nói hơn, hàng loạt công trình sẽ phải xây mới hay coi như phải xây mới như: Trường bắn súng và bắn cung, khu đua thuyền, sân đua xe đạp lòng chảo, sân hockey, sân đua ngựa. Chưa kể phần các trang thiết bị dụng cụ cho các địa điểm tập luyện, thi đấu cũng phải đầu tư lại toàn bộ. 

Như lời GS.TS. Dương Nghiệp Chí - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban TDTT, Viện trưởng Viện Khoa học TDTT, con số 80% mới chỉ là phần “khung và xác nhà sẵn có, còn thực chất cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được 30%”. Cho nên, khoản kinh phí mà Bộ Tài chính dự trù 2.600 tỷ đồng cho nâng cấp, sửa chữa và 3.200 tỷ đồng để xây mới cũng mới đảm bảo khoảng phân nửa. 

Đơn cử một trường bắn súng, bắn cung đạt chuẩn đã mất không dưới 400 tỷ đồng, còn khu đua thuyền thậm chí tối thiểu cũng khoảng 1.000 tỷ đồng. Nếu như phương án xã hội hóa dự án sân đua xe đạp lòng chảo (10.000 tỷ đồng) hoặc làng VĐV (2.000 tỷ đồng) có rủi ro, tổng mức kinh phí còn đội lên “khủng khiếp” hơn nhiều. 

ASIAD 18: Dự kiến nguồn thu "trên trời rơi xuống" - 1

SVĐ Mỹ Đình được xây dựng phục vụ SEA Games, hiện nay tổ chức rất ít sự kiện thể thao nên được trưng dụng làm chỗ cho thuê đám cưới

Mức thu dự kiến là không tưởng 

Nếu như con số 150 triệu USD chi phí tổ chức cho ASIAD 2019 được đưa ra thấp đến mức khó tin thì khoản thu dự kiến lại cao đến bất ngờ: 1.020 tỷ đồng. Trong đó, lệ phí các đoàn đóng góp là 150 tỷ đồng, tiền bán vé 30 tỷ đồng và tiền bán bản quyền (truyền hình, thương quyền…), khai thác thương mại 840 tỷ đồng. 

Doanh thu này hoàn toàn bất khả thi. Thứ nhất, quỹ thời gian chuẩn bị chỉ còn 5 năm trong khi theo thông lệ quốc tế, cần phải lên phương án trước 7-10 năm. Thứ hai, sức hút sự kiện này cũng như khả năng khai thác của nước chủ nhà đều kém.

Đề án đăng cai ASIAD năm 2019 của ngành Thể thao ban đầu chỉ dự kiến nguồn thu khiêm tốn 185,5 tỷ đồng. Có lẽ do để dễ thuyết phục các cơ quan liên quan, nên con số này đã tăng tới gần 5,5 lần. 

Nguy cơ đội chi 

Nguy cơ đội giá của việc tổ chức ASIAD năm 2019 hiển hiện và khó lường càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh ngân sách Nhà nước đang eo hẹp và tình hình kinh tế khó khăn. Mỗi năm, Nhà nước chỉ dành tối đa 1.500 tỷ cho ngành Thể thao, kể từ năm 2015. Nếu trừ đi khoảng 700 tỷ đồng kinh phí thường xuyên cho các hoạt động của cả ngành, số tiền đầu tư riêng cho ASIAD cũng chỉ nằm trong khoảng 800 - 1.000 tỷ đồng/năm. Tính tổng số trong 5 năm, con số này chỉ là 4.000 - 5.000 tỷ đồng. 

Như vậy, một khi ASIAD bị đội giá lên mức 400 triệu USD (chuyên gia Nguyễn Hồng Minh dự báo trên Báo Giao thông trong số báo ra ngày 20/3/2014) thay vì 150 triệu USD như báo cáo của Bộ VH,TT&DL, ngân sách Nhà nước sẽ phải chịu một gánh nặng rất lớn, có thể ảnh hưởng đến cả việc chi cho các ngành khác. 

Năm 2003 khi đăng cai SEA Games 22, Việt Nam cũng bị bội chi kinh phí gấp 3 lần dự toán, song khi ấy nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, nên ngân sách Nhà nước còn kham nổi. Dù vậy, SEA Games vẫn là bài học với Việt Nam khi kinh phí đầu tư tăng do các nhà tổ chức đã không lường được những phát sinh. Tất cả xuất phát từ năng lực làm dự toán chưa tốt cùng cách làm theo kiểu nước đến chân mới nhảy, từ việc xây dựng đến mua sắm trang thiết bị tập luyện, thi đấu và kế hoạch tập huấn cho các VĐV tham gia tranh tài…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Tuyến (giaothongvantai.com.vn)
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN